Sau sinh ăn ngô nếp được không?
Ngô là loại lương thực phổ biến được rất nhiều người yêu thích không chỉ bởi hương vị thơm ngon mà còn bởi nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào mà nó mang lại. Tuy nhiên, bà bầu sau sinh ăn ngô nếp được không? là thắc mắc của rất nhiều người. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để tìm hiểu cụ thể.
- 1. NGÔ NẾP LÀ NGÔ GÌ?
- 2. BẦU ĂN NGÔ NẾP CÓ TỐT KHÔNG?
- 3. BÀ BẦU SAU SINH ĂN NGÔ NẾP ĐƯỢC KHÔNG?
- 4. ĐẺ MỔ CÓ ĂN ĐƯỢC NGÔ NẾP KHÔNG?
- 5. MỘT VÀI LƯU Ý KHI ĂN NGÔ SAU SINH
NGÔ NẾP LÀ NGÔ GÌ?
Ngô hay nhiều địa phương gọi là bắp hay bẹ là một loại cây lương thực được thuần canh tại khu vực Trung Mỹ và sau đó xuất hiện ở khắp châu Mỹ. Sau đó, ngô du nhập vào tất cả các quốc gia còn lại của thế giới sau khi có tiếp xúc của người châu Âu với châu Mỹ vào giai đoạn cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16.
Ngô nếp là ngô gì?
Ngô nếp có lẽ là một loại ngô quen thuộc nhất đối với người Việt. Sở dĩ nó được gọi với cái tên ngô nếp là vì hạt ngô có độ dẻo khá là tương đồng với độ dẻo của gạo nếp. Ở Việt Nam, người ta hay sử dụng ngô nếp để nướng, luộc ăn chơi hoặc là nấu với xôi ngô thành món ăn sáng vừa no vừa đủ dinh dưỡng; hoặc là xào với tép đậm đà như một món ăn vặt đường phố hay ăn kèm với cơm cũng ngon.
- XEM THÊM:
BẦU ĂN NGÔ NẾP CÓ TỐT KHÔNG?
Theo nghiên cứu, một bắp ngô nếp cung cấp cho cơ thể nguồn dinh dưỡng dồi dào và phong phú như:
- Nước – 75,96g
- Calo – 86 kcal
- Tinh bột – 19,02g
- Chất đạm – 3,22g
- Chất xơ – 2,7g
- Chất béo – 1,18g
- Đường – 3,22g
- Vitamin B9 – 46mcg
- Vitamin B3 – 1,7mg
- Vitamin B2 – 0,06mg
- Vitamin B6 – 0,055mg
- Vitamin B1 – 0,2mg
- Vitamin A – 1IU
- Vitamin C – 6,8mg
- Vitamin E – 0,07mg
- Vitamin K – 0,3mcg
- Canxi – 2mg
- Sắt – 0,52mg
- Phốt pho – 89mg
- Magie – 37mg
- Kẽm – 0,45mg
- Chất béo bão hòa – 0,182g
- Chất béo không bão hòa đơn – 0,347g
- Axit béo không bão hòa đa – 0,559g
Bầu ăn ngô nếp rất tốt cho sức khỏe
Vậy bầu ăn ngô nếp có tốt không? Câu trả lời của các chuyên gia dinh dưỡng là CÓ nếu bà bầu ăn với lượng phù hợp. Bà bầu ăn ngô nếp có thể đạt được nhiều lợi ích sức khỏe, có thể kể đến như:
- Hỗ trợ phòng ngừa dị tật thai nhi
Ngô nếp là thực phẩm có khả năng cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe mẹ bầu. Đặc biệt, trong ngô có chứa thành phần folate có tác dụng ngăn ngừa dị tật thai nhi và phòng tránh nguy cơ sảy thai. Folate cũng chính là dưỡng chất mà các chuyên gia khuyến khích bà bầu nên tăng cường bổ sung trong suốt thai kỳ thông qua các loại thực phẩm hoặc bổ sung bằng viên uống.
- Tốt cho hệ tiêu hóa và giảm thiểu nguy cơ táo bón:
Táo bón là một hiện tượng phổ biến mẹ bầu thường gặp trong quá trình mang thai do mẹ thường xuyên phải bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn. Bên cạnh đó, hàm lượng hormone progesterone tăng trong thai kỳ cũng khiến cho ruột di chuyển chậm hơn dẫn tới quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn. Không những vậy, tử cung tăng nhanh về kích thước khi mang thai sẽ gây chèn ép không gian đường tiêu hóa khiến cho thức ăn di chuyển chậm hơn, đồng thời mẹ bầu cũng ít vận động nên dễ dẫn đến táo bón.
Do đó, chế độ ăn của phụ nữ mang thai nên bổ sung nhiều chất xơ để cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa cũng như phòng ngừa táo bón. Trong khi đó, ngô nếp là một loại thực phẩm có nhiều chất xơ hòa tan rất tốt cho sự phát triển của vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
- Phòng ngừa tiểu đường thai kỳ
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng mẹ bầu ăn ngô nếp một cách hợp lý sẽ có thể giúp giảm nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Bên cạnh đó, những mẹ bầu mắc chứng tiểu đường khi mang thai cũng được khuyến khích tiêu thụ loại thực phẩm này vì chất xơ trong ngô nếp sẽ hỗ trợ làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn thành đường và giúp mẹ bầu kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
- Hỗ trợ sự phát triển của não bộ
Ngô nếp có chứa hàm lượng lớn vitamin B1 rất tốt đối với một chất truyền tín hiệu thần kinh và từ đó giúp não bộ hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, ăn ngô nếp khi mang thai cũng giúp mẹ bầu giảm cảm giác mệt mỏi và căng thẳng, stress.
BÀ BẦU SAU SINH ĂN NGÔ NẾP ĐƯỢC KHÔNG?
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết bà bầu sau sinh có thể ăn ngô nếp. Bên cạnh việc cung cấp năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể, ngô nếp còn mang đến nhiều lợi ích đối với phụ nữ sau sinh như:
- Kích thích cảm giác thèm ăn: Bổ sung ngô nếp vào chế độ dinh dưỡng sau sinh sẽ giúp mẹ bỉm tăng vị giác và kích thích cảm giác thèm ăn, giúp ăn ngon miệng hơn. Mẹ có thể thưởng thức các món ăn từ ngô vào buổi sáng hoặc buổi xế để cải thiện tình trạng ăn uống kém.
- Tăng chất lượng nguồn sữa mẹ: Hàm lượng axit amin, đạm và khoáng chất dồi dào có trong ngô rất tốt cho sức khỏe phụ nữ sau sinh. Các chất dinh dưỡng phong phú từ ngô sẽ hỗ trợ làm tăng chất lượng sữa mẹ, từ đó giúp sữa mẹ sánh đặc, thơm và bổ dưỡng hơn. Đồng thời ăn ngô nếp sau sinh có thể hỗ trợ mẹ hạn chế được tình trạng ít sữa và mất sữa đột ngột.
- Phục hồi sức khỏe: Sau khi trải qua cơn “vượt cạn”, cơ thể người phụ nữ thường bị suy nhược và mệt mỏi. Bổ sung ngô nếp và các loại thực phẩm lành mạnh vào chế độ ăn uống sau sinh sẽ giúp mẹ cải thiện và phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
- Phòng ngừa táo bón: Tương tự như các loại rau xanh, ngô nếp chứa hàm lượng chất xơ rất lớn nên có thể giúp mẹ phòng ngừa táo bón sau sinh. Chất xơ trong ngô cũng giúp ổn định hệ vi sinh đường ruột và điều hòa nhu động ống tiêu hóa của mẹ bầu một cách hiệu quả nhất.
- Những lợi ích khác: Ngoài những lợi ích trên, mẹ sau sinh ăn ngô nếp còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ tim mạch, làm đẹp da, hỗ trợ giảm cân,…
ĐẺ MỔ CÓ ĂN ĐƯỢC NGÔ NẾP KHÔNG?
Ngô nếp là loại thực phẩm dễ ăn, giàu dinh dưỡng, lành tính, tốt cho sức khỏe nên mẹ sau sinh đẻ mổ có thể ăn ngô nếp nếu thích. Tuy nhiên, do lúc này hệ tiêu hóa của mẹ sau sinh mổ còn yếu nên mẹ hạn chế không ăn nhiều để tránh bị đầy bụng, khó tiêu.
MỘT VÀI LƯU Ý KHI ĂN NGÔ SAU SINH
Dù ngô nếp đem lại nhiều lợi ích với phụ nữ sau sinh nhưng nếu ăn ngô nếp không đúng cách thì có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, mẹ sau sinh ăn ngô nếp cần lưu ý một số điều sau:
- Phụ nữ sau sinh không nên ăn quá nhiều ngô. Khẩu phần ăn cho một người lớn khỏe mạnh được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo là 1 bắp ngô/ngày hoặc nửa cốc sinh tố ngô (= 50g ngô). Mẹ sau sinh có thể đa dạng hóa cách chế biến ngô để tăng khẩu vị như sữa ngô, ngô xào tôm hay chè ngô,…
- Mẹ sau sinh không nên ăn ngô quá nhiều bởi các nguyên nhân sau:
- Có thể dẫn đến hiện tượng dị ứng ngô. Nếu mẹ ăn ngô cho bé bú sữa mà thấy bé bị đau bụng, da nổi mẩn đỏ hoặc quấy khóc thì nên dừng lại ngay.
- Có thể dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Nguyên nhân là do trong ngô nếp có chứa cellulose – thành phần mà cơ thể con người không thể tiêu hóa được hết.
- Có thể gây khó chịu niêm mạc ruột và từ đó ảnh hưởng tiêu cực tới hệ thống tiêu hóa.
- Hàm lượng carbohydrate có trong ngô tương đối cao nên nếu ăn nhiều có thể làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, nếu mẹ sau sinh bị tiểu đường thì nên hạn chế ăn ngô nếp.
- Mẹ sau sinh tuyệt đối không ăn ngô sống để tránh nguy cơ đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc.
- Mẹ sau sinh nên chọn mua những bắp ngô nếp có hạt mẩy, bóng, đều và nhớ rửa sạch với nước trước khi chế biến.
- Nếu mẹ sau sinh sử dụng ngô non thì nên luộc thay vì nướng và nếu nướng thì không nên phết mỡ nướng lên ngô nếp để tránh những tác hại của mỡ cháy.
- Tuyệt đối không ăn ngô đã bị mốc meo để tránh nguy cơ ung thư.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc sau sinh ăn ngô nếp được không? cùng những thông tin xoay quanh thực phẩm này. Hy vọng hữu ích với bạn đọc. Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn [tư vấn trực tuyến] hoặc gọi đến số 02438.255.599 – 0836.633.399 để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp và đặt lịch hẹn khám sớm nhất.
Cập nhật lần cuối: 31.03.2023
Vitamin E là một trong những chất chống oxy hoá mạnh mẽ và cần thiết với cơ thể. Đặc biệt là đối với chị em phụ nữ. Tuy nhiên sử dụng vitamin E như thế nào để mang lại sức khoẻ cho cơ thể thì không phải ai cũng biết cách sử dụng. Vậy thì […]
Đọc tiếpĐông máu là cơ chế tự nhiên của cơ thể, giúp cơ thể cầm máu và tránh mất máu. Tuy nhiên việc hình thành máu đông bất thường hoặc hình thành máu đông tại những vị trí như: tim, phổi, não… sẽ rất nguy hiểm. Những cục máu đông cũng chính là nguyên nhân hàng […]
Đọc tiếpSốt xuất huyết là một căn bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus dengue được truyền từ người bệnh sang người lành qua muỗi vằn. Bệnh này nếu không được điều trị đúng cách có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, trong đó có tình trạng rối […]
Đọc tiếpVitamin D là loại vitamin đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển sức khỏe toàn diện của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thời điểm và cách cung cấp đủ vitamin D cho trẻ. Chính vì vậy, bài viết hôm nay sẽ đưa ra những thông tin hữu ích […]
Đọc tiếpChế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình mang thai. Vì vậy, mẹ bầu cần lựa chọn những thực phẩm bổ dưỡng để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho cả mẹ và bé. Nhiều người băn khoăn không biết bầu ăn sò lâu được không? Ăn sò lông có […]
Đọc tiếp- Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa tại đại học Y hà nội.
- Bác sĩ lâm sàng khám và điều trị bệnh sản phụ khoa hơn âđ năm.
- Bác sĩ tại Hộ sinh A – Trung tâm y tế quận Hoàn Kiếm
- Tham gia các chương trình đào tạo quốc gia về chuyên ngành sản phụ khoa ( hội nghị sản phụ khoa Việt Pháp…)
- Đạt lao động tiên tiến trong chuyên môn.
- Tư vấn + khám và điều trị bệnh về viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung…
- Tư vấn và điều trị rối loạn kinh nguyệt ,tiền mãn kinh…
- Tư vấn và điều trị các bệnh lý như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng.
- Kinh nghiệm phong phú trong công tác phá thai ngoài mong muốn và kế hoạch hoá gia đình.
- Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: sùi mào gà,lậu,giang mai,Hecpet sinh dục…
- Tư vấn và điều trị vô sinh hiếm muộn.
- Phục hồi chức năng và thẩm mỹ vùng kín.
- Siêu âm thai kỳ và siêu âm bệnh lý trong sản phụ khoa.