Bị đông máu không nên ăn gì?

Ngày đăng: 22-07-2023 Tham vấn: Đinh Thị Quỳnh Huế Đăng bởi: Đinh Thị Quynh Huế

Đông máu là cơ chế tự nhiên của cơ thể, giúp cơ thể cầm máu và tránh mất máu. Tuy nhiên việc hình thành máu đông bất thường hoặc hình thành máu đông tại những vị trí như: tim, phổi, não… sẽ rất nguy hiểm. Những cục máu đông cũng chính là nguyên nhân hàng đâu gây ra đột quỵ, nhồi máu cơ tim… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và tính mạng.

Mục lục
  • 1. BỊ ĐÔNG MÁU KHÔNG NÊN ĂN GÌ?
  • 2. CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CHO NGƯỜI BỊ BỆNH ĐÔNG MÁU

BỊ ĐÔNG MÁU KHÔNG NÊN ĂN GÌ?

Thông thường những người bị đông máu thường phải sử dụng thuốc điều trị, chống đông máu. Mà các loại thuốc chống đông máu đều kháng vitamin K, vitamin K làm giảm hiệu quả của thuốc, đồng thời loại vitamin này cũng làm ảnh hưởng đến cơ chế hình thành đông máu tự nhiên của cơ thể.

bị đông máu không nên ăn gì_1

Bị đông máu không nên ăn gì?

Dưới đây là một số loại thực phẩm mà những người bị đông máu không nên ăn, bạn có thể tham khảo để tránh ăn chúng nhé:

  • Quả bơ

Đối với những người bình thường thì quả bơ, chính là một loại trái cây, một loại thực phẩm vô cùng tốt, mang đến rất nhiều những lợi ích khác nhau cho sức khoẻ. Trong thành phần của quả bơ, chúng cung cấp đến 25 loại vitamin và các chất chống oxy hoá khác nhau, cần thiết với cơ thể.

Quả bơ

Quả bơ

Tuy nhiên trong 100g bơ cung cấp khoảng 26% vitamin K, còn lại là các loại vitamin và khoáng chất khác như: folate, vitamin B5, vitamin B6, Vitamin E, vitamin C, Kali… Thành phần của quả bơ rất có lợi cho huyết áp, tim mạch, xương khớp, da và thị lực…

Tuy nhiên với người bệnh đông máu, thì hàm lượng vitamin K cao từ quả bơ sẽ làm gia tăng phản ứng đông máu, khiến cơ thể gia tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông, và đặc biệt là làm giảm hiệu quả của thuốc chống đông máu.

  • Việt quất

Việt quất là loại trái cây có hương vị hấp dẫn, giàu giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên việt quất cũng là một trong những loại trái cây có cung cấp hàm lượng vitamin K cao. Loại trái cây này mang đến tác dụng tuyệt với cho sức khoẻ của não bộ, tim mạch, da, hệ tiêu hoá…

Tuy nhiên, việt quất lại không phải là món ăn phù hợp với những người bị đông máu.  Những người bị đông máu một nguyên nhân có thể là do dư thừa hàm lượng vitamin K trong cơ thể, mà việt quất thì lại tăng cường bổ sung vitamin K. Vì vậy để tránh tình trạng hình thành máu đông, kích ứng, khó thở, đau bụng,… thì bạn nên tránh ăn việt quất.

  • Bí ngô

Bí ngô hay bí đổ cũng là thực phầm mà người bệnh đông máu nên hạn chế ăn. Trung bình 100 bí ngô hấp sẽ cung cấp khoảng 49% là vitamin K còn lại là vitamin C, vitamin E, Folate, Kali, Sắt…

Bí ngô

Bí ngô

Cũng tương tự như những loại trái cây ở trên, bí ngô với hàm lượng vitamin K cao, không có lợi cho người bệnh đông máu. Vì vậy người bệnh đông máu đang sử dụng thuốc chống đông máu, không nên ăn bí ngô.

  • Đậu nành

Đậu nành là nguyên liệu quen thuộc trong chế biến món ăn hàng ngày. Đặc biệt là với những người ăn chay hoặc những người không sử dụng được các loại sữa động vật. Đậu nành giúp cung cấp đạm thực vật, carbohydrate, chất béo, vitamin và khoáng chất như: vitamin K1, vitamin B9, vitamin B1, đồng, mangan, phốt pho,…

Đậu nành mang đến tác dụng hiệu quả trong việc giảm thiểu nguy cơ ung thư, loãng xương, làm dịu bớt những biểu hiện khó chịu của tiền mãn kinh… Loại vitamin K từ đậu nành và các loại họ đậu khác, thường có ở dạng phylloquinone. Chất này có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Vì vậy nếu bị bệnh đông máu, nguy cơ hình thành các cục máu đông cao hơn người bình thường, bạn cũng không nên sử dụng đậu nành và các loại thực phẩm họ đậu khác.

  • Rau quả có màu xanh đậm

Các loại rau quả có màu xanh đậm như: cải xoăn, bó xôi, ráu cải, xà lách xanh, măng tây, súp lơ xanh, rau dền xanh, rau diếp, rau muống, rau lang, đậu bắp, đậu hà lan… Những loại rau quả màu xanh đậm sẽ có lợi cho sức khoẻ của những người bìn thường và đặc biệt là những người máu khó đông.

Nhưng loại thực phầm này cũng cấp hàm lượng lớn các chất khoáng, và các loại vitamin đa dạng. Nhưng với người bệnh bị đông máu thì nên thận trọng khi ăn những loại rau xanh này.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CHO NGƯỜI BỊ BỆNH ĐÔNG MÁU

Trong chế độ ăn uống của người mắc bệnh đông máu, bác sĩ khuyên nên sử dụng và bổ sung các chất dinh dưỡng, thực phẩm có tác dụng chống đông máu tự nhiên như:

  • Các nhóm thực phẩm nên bổ sung:

Cá và dấu cá

Cá là nguồn thực phẩm cung cấp dồi dào hàm lượng Omega-3, bao gồm cả EPA và DHA, một số loại cá có hàm lượng Omega-3 lớn và tốt cho người bệnh đông máu như: cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá ngừ, cá tuyết… Ngoài bổ sung các loại cá tươi ra, thì người bệnh đông máu có thể bổ sung bằng cách sử dụng dầu cá dạng viên nang uống cũng rất tốt.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CHO NGƯỜI BỊ BỆNH ĐÔNG MÁU

Chế độ ăn uống cho người bị đông máu cần có cá và dầu cá

Khi cơ thể được nạp vào các chất từ cá, dầu cá những chất này sẽ được chuyển hoá thành chất có tác dụng làm loãng máu, giảm độ dày của động mạch và cải thiện sự lưu thông máu trong cơ thể. Hạn chế tình trạng hình thành các cục máu đông trong cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ hiệu quả hơn.

Như vậy ngoài sử dụng thuốc chống đông máu, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có thể uống kết hợp với viên dầu cá một cách phù hợp, để nâng cao hiệu quả điều trị.

Các loại hạt

Người bị bệnh đông máu nên ăn các loại hạt như: hạnh nhân, óc chó, hạt điều, hạt phỉ, hạt dẻ… và các loại ngũ cốc như: yến mạch, lúa mì, đậu lăng… Nên bổ sung những lại hạt và ngũ cốc này, bởi chúng rất giàu vitamin E và các chất chống oxy hoá. Chúng có tác dụng làm loãng máu một cách tự nhiên lâu dài và ổn định.

Các loại hạt

Các loại hạt

Các loại thoả mộc và gia vị

Người bệnh đông máu nên bổ sung các loại thảo mộc và các loại gia bị có lợi như: nghệ, tỏi, cam thảo, bạc hà… Những loại gia vị này, không những làm gia tăng hương vị hấp dẫn cho bữa ăn, mà còn cung cấp các sợi salicylate có khả năng ngăn ngừa tích tụ tiểu cầu và hình thành huyết khối trong lòng mạch, chúng làm loãng máu ở mức độ trung bình mà không gây xuất huyết.

  • Những lưu ý để có một chế độ ăn uống khoa học cho người bị bệnh đông máu

Uống đủ nước mỗi ngày

Đối với những người bị bệnh đông máu, nên uống nhiều nước mỗi ngày. Trung bình nên uống từ 6-8 ly nước mỗi ngày. Đặc biệt uống nhiều nước trong thời gian uống thuốc điều trị đông máu, để hỗ trợ và tăng cường hiệu quả chống đông máu của thuốc và đồng thời tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Bổ sung vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất là những chất cần thiết với cơ thể, và tình trạng thừa chất, thiếu chất cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng mất cân bằng và làm gia tăng nguy cơ hình thành cục máu đông… Ngoài hạn chế những thực phẩm có hàm lượng vitamin K cao ra, thì người bệnh cần bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Ngoài ra cũng cần chú ý đến cách chế biến, nên ưu tiên những cách chế biến đơn giản, hạn chế chất béo, dầu mỡ và giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhất như: luộc, hấp, chần sơ, xào sơ, ép nước, xay sinh tố, nấu canh hoặc súp…

Tránh ăn mặn, tránh những thực phẩm nhiều muối

Đối với những người bệnh đông máu, bạn không nên ăn quá mặn. Ngoài ra cũng nên tránh ăn những món ăn hoặc những loại thực phẩm có hàm lượng muối nhiều, đồ đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn.

Ngoài ra một số món nên hạn chế và cần tránh như: sữa, nội tặng động vật … nguyên nhân là những thực phẩm này sẽ khiến cơ thể tích muối, dẫn đến huyết áp tăng và làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, nguy cơ mỡ máu…

Hy vọng qua những chia sẻ này, bạn độc có thêm được những thông tin hữu ích và có thể giải đáp được băn khoăn: Bị đông máu không nên ăn gì? Ngoài những loại thực phầm cần tránh ở trên, thì người bệnh đông máu cũng cần có lối sống lành mạnh, chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao, ăn uống lành mạnh, không sử dụng thuốc lá, rượu bia để có thể và sức khoẻ được khoẻ mạnh, tinh thần được minh mẫn.

Nguồn tham khảo

Cập nhật lần cuối: 22.07.2023

Bài viết liên quan
Cùng tìm hiểu: Có nên uống vitamin e mỗi ngày không?

Vitamin E là một trong những chất chống oxy hoá mạnh mẽ và cần thiết với cơ thể. Đặc biệt là đối với chị em phụ nữ. Tuy nhiên sử dụng vitamin E như thế nào để mang lại sức khoẻ cho cơ thể thì không phải ai cũng biết cách sử dụng. Vậy thì […]

Đọc tiếp
Sốt xuất huyết bị đông máu có nguy hiểm không?

Sốt xuất huyết là một căn bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus dengue được truyền từ người bệnh sang người lành qua muỗi vằn. Bệnh này nếu không được điều trị đúng cách có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, trong đó có tình trạng rối […]

Đọc tiếp
Nên cho trẻ uống vitamin d vào lúc nào?

Vitamin D là loại vitamin đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển sức khỏe toàn diện của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thời điểm và cách cung cấp đủ vitamin D cho trẻ. Chính vì vậy, bài viết hôm nay sẽ đưa ra những thông tin hữu ích […]

Đọc tiếp
Bầu ăn sò lông được không? Ăn sò lông có tốt không?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình mang thai. Vì vậy, mẹ bầu cần lựa chọn những thực phẩm bổ dưỡng để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho cả mẹ và bé. Nhiều người băn khoăn không biết bầu ăn sò lâu được không? Ăn sò lông có […]

Đọc tiếp
Ăn sò huyết có béo không?

Sò huyết là một loài hải sản có giá trị dinh dưỡng cao. Sò huyết có thể được ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, từ nướng, xào cho đến nấu súp. Vậy ăn sò huyết có béo không? Thành phần dinh dưỡng và lợi ích của sò huyết Sò huyết […]

Đọc tiếp
Bác sĩ : Đinh Thị Quỳnh Huế Chuyên khoa cấp I chuyên ngành Sản phụ khoa
Chức vụ bằng cấp
  • Tốt nghiệp đại học y Thái Bình
  • Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa 1 tại Đại học Y Hà Nội chuyên ngành Sản phụ khoa
  • Trưởng khoa chăm sóc sức khỏe “bà mẹ – kế hoạch hóa gia đình”.
  • Trưởng khoa nam học – vị thành niên tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Ninh Bình.
Sở trường chuyên môn
  • Chẩn đoán, tư vấn và điều trị các bệnh phụ khoa
  • Điều trị vô sinh – hiếm muộn
  • Thực hiện kế hoạch hóa gia đình: phá thai an toàn dưới 12 tuần tuổi.
  • Điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục: lậu, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục…
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Đăng ký khám trực tuyến