Ăn ngô nếp, bắp có bị mưng mủ không?

Ngày đăng: 17-03-2023 Tham vấn: Nguyễn Phương Hồng Đăng bởi: Nguyễn Phương Hồng

Ngô nếp hay bắp nếp là một trong những thực phẩm hết sức thân quen, bình dân của mọi gia đình. Tuy nhiên khi có những vết thương hở, vết mổ… thì theo kinh nghiệm dân gian, mọi người thường khuyên nên kiêng ăn đồ nếp. Vậy thì ngô nếp bắp nếp có coi là đồ nếp không và ăn ngô nếp, bắp nếp có bị mưng mủ không?

Mục lục
  • 1. Ăn ngô nếp, bắp nếp có bị mưng mủ không?
  • 2. Một số thực phẩm nên hạn chế ăn khi đang có những vết thương hở
  • 3. Cần ăn kiêng bao lâu để vết thương nhanh lành, không bị mưng mủ

Ăn ngô nếp, bắp nếp có bị mưng mủ không?

Khi cơ thể không may xuất hiện những vết thương hở, hoặc bạn vừa trải qua quá trình phẫu thuật để lại những vết thương trên cơ thể. Việc ăn uống là rất quan trọng, chế độ dinh dưỡng chính cũng đóng vai trò là một liệu pháp để bạn nhanh chóng làm lành lại những vết thương.

Ăn ngô nếp, bắp có bị mưng mủ không

Ăn ngô nếp, bắp nếp có bị mưng mủ không?

Khi có những vết thương hở thì đa phần mọi người đều truyền tai nhau một kinh nghiệm, chính là kiêng không ăn đồ nếp. Vì vậy mà nhiều người cũng băn khoăn không biết ăn ngô nếp, bắp nếp có bị mưng mủ không?

Thực tế đồ nếp là những món ăn được chế biến từ gạo nếp. Vì vậy đối với ngô nếp bạn không cần kiêng chúng. Ngô có nhiều lợi ích cho sức khỏe và với những người đang có vết thương đều có thể ăn ngô nếp được bình thường, mà không sợ khiến vết thương bị mưng mủ. ­

Đặc biệt là ngô nếp có hàm lượng Folate các vitamin nhóm B rất cao. Những vitamin nhóm B này khi được hấp thu sẽ có tác dụng kích thích, thúc đẩy nhanh quá trình tái tạo cũng như tăng cường sản sinh những tế bào mới.

có nên ăn ngô nếp khi bị vết thương hở không

Bị vết thương hở ăn ngô nếp được không?

Bởi vậy khi bị thương bạn nên ăn ngô để kích thích những tế bào mới tăng trưởng nhanh hơn và giúp quá trình phục hồi vệt thương diễn ra nhanh chóng hơn và thời gian phục hồi cũng được rút ngắn lại.

Ngoài ra thì thành phần dinh dưỡng của ngô nếp cũng chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin và các khoáng chất… những chất dinh dưỡng này sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể, từ đó giúp bạn hạn chế và ngăn ngừa nguy cơ viêm, nhiễm trùng vết thương.

  • XEM THÊM:

Bị vết thương hở nên ăn gì? Cách chăm sóc vết thương hở cho nhanh lành

Tuy nhiên bạn cũng không nên ăn quá nhiều ngô, không lên lạm dụng ăn quá nhiều một loại thực phẩm nào cả, cho dù đó có là thực phẩm giàu dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích. Đồng thời bạn cũng không nên coi ngô là thực phẩm chính trong ăn uống hàng ngày, nên ăn kết hợp để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.

Một số thực phẩm nên hạn chế ăn khi đang có những vết thương hở

Ăn ngô nếp, bắp có bị mưng mủ không? Đối với những vết thường hở bạn không cần kiêng ăn ngô nếp. Tuy nhiên, để đảm bảo không ảnh hưởng đến quá tình hồi phục, gây ra những vết sẹo xấu thì bạn cũng nên hạn chế ăn một số loại thực phẩm như sau:

  • Không nên ăn rau muống

Rau muống là loại rau rất thân quen với mọi người trong những bữa ăn hàng ngày. Rau muống có tính mát, giải độc, lợi tiểu, tăng sinh tế bào… Tuy rau muống có nhiều lợi ích như vậy, nhưng lại không phù hợp để ăn đối với những người có vế thương hở. Việc ăn rau muống sẽ kích thích tăng trưởng tế bào một cách mất kiểm soát và khiến những thường hình thành sẹo lồi, mất thẩm mĩ trong quá trình phục hồi.

  • Không nên ăn thịt bò

Cũng tương tự như rau muống, thịt là cũng là một loại thực phẩm rất quen thuộc, thường xuyên xuất hiện trong những bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên bạn nên hạn chế ăn thịt bò khi có những vết thường hở. Thịt bò có hàm lượng protein và vitamn B6 rất cao, cộng với hàm lượng lớn các khoáng chất sắt, kẽm… Bởi vậy mà thịt bò cũng kích thích quá trình sản sinh tế bào mới một cách nhanh chóng, quá mức và khiến vết thương bị sẹo lồi, khiến vết thương thâm đen mất thẩm mĩ.

  • Hạn chế ăn hải sản

Hải sản cũng là một loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng cao nhưng không nên ăn khi đang điều trị những vết thương hở. Một số loại hải sản có thể gay dị dứng, ngứa rát vết thương hoặc khiến vết thương trở nên căng tức, khó chịu.

  • Hạn chế sử dụng thịt gà

Thịt gà cũng là thực phẩm cần hạn chế đối với những vết thương hở. Đặc biệt bạn cần hạn chế và kiêng ăn thịt gà trong thời gian vết thương hình thành da non. Thịt gà cũng như hải sản, có thể khiến bạn bị ngứa, sưng đau vết thương và đặc biệt là hình thành những vết sẹo lớn.

  • Tránh xa đường và những thực phẩm có nhiều đường

Đường chính là tác nhân cản trở hoạt động của Collagen đối với những vết thương. Đặc biệt được chính là kè thủ cản trở những nguyên bào sợi phát triển và làm gián đoạn quá trình tái tại vết thương. Như vậy đường là tác nhân sẽ làm chậm lại quá trình phục hồi của cơ thể và đường cũng suy giảm hoạt động của hệ miễn dịch, gia tăng hoạt động của các gốc tự do và khiến viết thường tăng nguy cơ bị viêm, nhiễm trùng.

  • Không nên sử dụng sữa tách kem

Đây cũng là những thực phẩm bạn cần hạn chế để vết thương nhanh lành. Sữa đã qua xử lý tách đi phần kem béo sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất Insulin. Vì vậy sữa tách kem sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành các cục máu đông và làm chậm lại quá trình phục hồi của cơ thể.

  • Không sử dụng chất kích thích

Các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,… chính là nguyên nhân khiến cơ thể suy giảm bạch cầu. Sự suy giảm tiểu cầu sẽ khiến cơ thể mất đi khả năng tiêu diệt vi khuẩn, đề kháng suy giảm nhanh chóng và tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công cơ thể.

Bởi vậy không chỉ hạn chế chất kích thích trong thời gian điều trị những vết thương và ngay cả những người bình thường cũng nên hạn chế sử dụng các chất kích thích để bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất.

Cần ăn kiêng bao lâu để vết thương nhanh lành, không bị mưng mủ

Thời gian bạn cần chú ý, hạn chế ăn một số thực phẩm như trên trong thời gian bao lâu, để tránh ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của vết thương sẽ phụ thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của vết thương cũng như cơ địa của mỗi người.

Đối với những vết thương nhẹ, không quá nghiêm trọng, thường thời gian sẽ kéo dài từ 5-7 ngày. Đây cũng là khoảng thời gian tương đối để vết thường lành lại.

Đối với những vết thương nặng, nghiêm trọng và cần nhiều thời gian để phục hồi, thì bạn cũng cần ăn kiêng lâu hơn để không ảnh hưởng đến quá trình hình thành tế bào mới. Đồng thời bạn cũng cần chú ý vệ sinh và chăm sóc vết thương cẩn thận, đúng cách để vết thương nhanh chóng phục hồi.

Bạn cũng có thể theo dõi thông qua quan sát vết thương với những dấu hiệu như: miệng vết thương đã liền, khô, lên da non… thì có thể điều chỉnh dần chế độ ăn của mình, vì thực tế kiêng cữ quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe, hoặc cũng có thể khiến bạn bị mất cân bằng dinh dưỡng.

Quá trình phục hồi và lành lại các vết thường sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau tác động đến. Ngoài việc chăm sóc, vệ sinh và uống thuốc đúng chỉ định hướng dẫn của bác sĩ, thì vấn đề dinh dưỡng cũng rất quan trọng. Việc ăn uống và những loại thực phẩm khác nhau có thể ảnh hưởng tốt hoặc gây ra những ảnh hưởng xấu đến quá trình phục hồi vết thương.

Thông thường những tổn thương khiến bạn bị chảy máu thường ít nghiêm trọng và ít nguy hiểm hơn so với những tổn thương bên trong. Tuy nhiên nguy cơ nhiễm trùng từ vết thương lại rất cao. Vì vậy đối với những vết thương hở hoặc vết khâu phẫu thuật bạn nên chú ý chăm sóc để tránh sưng viêm, mưng mủ hoặc tình trạng nhiễm trùng.

Như vật trên đây là những chia sẻ khiến thức xoay quan băn khoăn: Ăn ngô nếp, bắp có bị mưng mủ không? Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn trả lời, giải đáp được những thắc mắc về ngô nếp. Nếu có thêm câu hỏi hay những thắc mắc bạn có thể tham khảo thêm thông tin [tại đây]

Nguồn tham khảo

Cập nhật lần cuối: 29.03.2023

Bài viết liên quan
Dương vật ra mủ màu vàng báo hiệu bệnh gì?

Dương vật chảy mủ màu vàng là hiện tượng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Các bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì sẽ có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe và khả năng sinh sản của nam giới. Vậy dương vật […]

Đọc tiếp
Nốt sùi mào gà bị vỡ phải làm sao? Hướng dẫn cách xử lý mụn sùi bị vỡ tại nhà

Sùi mào gà là một căn bệnh xã hội nguy hiểm, rất dễ lây lan và gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe. Biểu hiện đặc trưng của căn bệnh này là các nốt mụn thịt màu hồng nhạt, mềm ở vùng sinh dục, khi cọ xát mạnh thì các nốt mụn này […]

Đọc tiếp
Vết thương hở ăn ốc được không? Ăn có bị sẹo lồi không?

Khi có vết thương hở, bên cạnh việc chăm sóc và xử lý vết thương đúng cách thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Nếu người bệnh có chế độ ăn uống khoa học, phù hợp thì sẽ giúp cho quá trình hồi phục vết thương diễn ra nhanh […]

Đọc tiếp
Ăn khoai lang sấy nhiều có béo không?

Khoai lang từ lâu đã được biết đến với công dụng giảm cân hiệu quả. Bên cạnh đó, món khoai lang sấy cũng được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn làm món ăn vặt hàng ngày. Ăn khoai lang sấy nhiều có béo không? là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Hãy […]

Đọc tiếp
1 củ khoai lang bao nhiêu calo? Ăn khoai lang có mập không?

Khoai lang là thực phẩm quen thuộc đối với nhiều người. Tuy nhiên, do khoai lang chứa nhiều tinh bột và đường nên những người đang có vấn đề về cân nặng thường e ngại. Vậy 1 củ khoai mang bao nhiêu calo? Ăn khoai lang có mập không? Hãy cùng các chuyên gia giải […]

Đọc tiếp
Bác sĩ : Nguyễn Phương Hồng Chuyên khoa Nam học - Thận, tiết niệu
Chức vụ bằng cấp
  • Tiến sĩ – Bác sỹ Cao cấp – Thầy thuốc ưu tú chuyên khoa Nam học – Tiết niệu.
  • Nguyên là giám đốc Trung tâm nam học và phó khoa Tiết niệu Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
  • Phó Chủ tịch Hội Y học giới tính Việt Nam.
  • Ủy viên thường vụ Hội Tiết niệu-Thận học Việt Nam.
  • Phó chủ tịch Hội Tiết niệu- Thận học miền Bắc.
Sở trường chuyên môn
  • Bác sỹ Nguyễn Phương Hồng là bác sỹ chuyên khoa nam học có nhiều kinh nghiệm điều trị các bệnh viêm nhiễm cơ quan sinh dục của nam giới (viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, viêm mào tinh – tinh hoàn, viêm túi tinh, …), các bệnh rối loạn chức năng tình dục (rối loạn cương dương, rối loạn xuất tinh, …), các rối loạn phát triển cơ thể (hẹp bao quy đầu, xơ ngắn phanh bao quy đầu, cong vẹo dương vật, …), các bệnh về lão hóa (mãn dục, u tuyến tiền liệt, …), hiếm muộn và vô sinh(suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng tìm thấy nguyên nhân: giãn tĩnh mạch tinh, các tổn thương của tinh hoàn, …; suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng không tìm thấy nguyên nhân và không có tinh trùng trong tinh dịch).
  • Bác sỹ Nguyễn Phương Hồng còn có nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh của hệ tiết niệu (các bệnh về sỏi: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi kẹt niệu đạo; các bệnh lý về khối u: ung thư thận, ung thư niệu quản, ung thư bàng quang, ung thư niệu đạo, ung thư dương vật, ung thư tinh hoàn; các dị dạng: hẹp khúc nối bể thận-niệu quản, niệu quản phình to, niệu quản đổ lạc chỗ, …; viêm cơ quan tiết niệu: viêm bể thận-thận, viêm bàng quang, …), các bệnh lý cấp cứu về sinh dục-tiết niệu (xoắn tinh hoàn, cương đau dương vật kéo dài, vỡ vật hang, chấn thương tinh hoàn, …, chấn thương thận, vỡ bàng quang, đứt niệu đạo, …).
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Đăng ký khám trực tuyến