Bầu ăn sò lông được không? Ăn sò lông có tốt không?

Ngày đăng: 14-07-2023 Tham vấn: Đinh Thị Quỳnh Huế Đăng bởi: Đinh Thị Quynh Huế

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình mang thai. Vì vậy, mẹ bầu cần lựa chọn những thực phẩm bổ dưỡng để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho cả mẹ và bé. Nhiều người băn khoăn không biết bầu ăn sò lâu được không? Ăn sò lông có tốt không? Hãy cùng các chuyên gia giải đáp vấn đề này qua nội dung bài viết sau đây.

Mục lục
  • 1. Ăn sò lông tốt không?
  • 2. Bầu ăn sò lông được không?
  • 3. Sò lông ăn sống được không?
  • 4. Những món ngon từ sò lông

Ăn sò lông tốt không?

Sò lông là động vật thân mềm sống dưới nước, thịt của chúng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Sò lông được ưa chuộng bởi giá trị dinh dưỡng cao và dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn ngon.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong 100g sò lông có chứa: 3g Carbohydrate, 0.3g lipid, 8,8g protein cùng với đó là nhiều loại vitamin như A, C, D, vitamin nhóm B và các khoáng vi lượng như chất sắt,…

Ăn sò lông tốt không

Ăn sò lông tốt không?

Tuy nhiên, khi chế biến sò lông cần chú ý để tránh mất đi chất dinh dưỡng bên trong. Thịt sò lông tuy không ngon bằng sò huyết nhưng giá trị dinh dưỡng lại tương đương.

Đây là thực phẩm chứa nhiều chất đạm, chất béo, carbohydrate, các chất khoáng vi lượng, vitamin và calo có tác dụng bổ huyết và hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả.

Theo Y học cổ truyền, sò lông còn được sử dụng như một loại thuốc chữa bệnh, nhất là các bệnh về máu và dạ dày. Nếu như chị em thắc mắc bầu ăn sò lông được không thì có thể tham khảo các lợi ích mà sò lông mang lại cho sức khỏe:

  • Chữa bệnh viêm đại tràng

Sò lông chứa nhiều muối khoáng, vitamin và ít chất béo. Đây là đặc tính rất cần thiết cho người đang điều trị bệnh viêm đại tràng. Tuy bệnh viêm đại tràng cần kiêng các loại hải sản nhưng sò lông là thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

ăn sò lông Chữa bệnh viêm đại tràng

Ăn sò lông chữa bệnh viêm đại tràng

  • Sò lông có tác dụng bổ máu

Các loại hải sản, đặc biệt là sò lông, chứa một lượng sắt và vitamin B12 đáng kể giúp bổ huyết, từ đó da dẻ trở nên hồng hào và sức khỏe của mẹ cũng được cải thiện.

  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Một trong những tác dụng của sò lông là hỗ trợ hệ tiêu hóa. Sò lông giúp bổ sung các khoáng chất và vitamin có khả năng làm giảm tình trạng đau hay viêm loét dạ dày.

  • Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan, vàng da

Vàng da là dấu hiệu của bệnh viêm gan. Sò lông có hàm lượng đạm và vitamin cao, lại ít béo nên có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về gan.

  • XEM THÊM:

Những thực phẩm chứa nhiều Vitamin D bạn nên bổ sung trong thực đơn của mình

Bầu ăn sò lông được không?

Nhiều mẹ bầu lo lắng khi ăn hải sản sẽ gây dị ứng hoặc ảnh hưởng đến thai nhi. Đặc biệt là những chị em có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng. Các bác sĩ khuyên mẹ nên thử với một lượng nhỏ trước để xem phản ứng của cơ thể. Nếu không có gì bất thường thì mẹ có thể yên tâm ăn hải sản với liều lượng thích hợp.

Vậy bầu ăn sò lông được không? Cây trả lời là có nhưng mẹ chỉ nên ăn một lượng vừa đủ và ăn sò lông khi đã được nấu chín kỹ. Tuyệt đối không ăn sò lông còn sống hoặc chín tái vì nó có nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột rất cao.

Bầu ăn sò lông được không

Bầu ăn sò lông được không?

Ngoài ra, mẹ cũng nên ăn sò lông với lượng vừa phải, hợp lý. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng phụ nữ mang thai chỉ nên ăn khoảng 340g hải sản mỗi tuần. Có thể ăn các loại hải sản như cá, sò lông, tôm,… để cung cấp các chất dinh dưỡng có lợi như chất béo, omega 3, protein tốt cho sức khỏe.

Đối với mẹ bầu mới mang thai 3 tháng đầu nên ăn sò lông ở mức độ vừa phải, nếu như ăn quá nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng đầy bụng, khó tiêu hoặc tích tụ nhiều thủy ngân, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Sò lông ăn sống được không?

Chẳng hạn như món sò huyết, nhiều người cho rằng hiếm khi ăn thì rất ngon. Hay ví dụ như khi sử dụng hàu thì dùng thịt hàu sống cũng là một cách bổ sung tốt. Vì vậy, động vật có vỏ có thể được sử dụng hiếm hoặc ăn sống?

Động vật có vỏ sống trong môi trường cát dễ bị nhiễm vi khuẩn. Trong hoàn cảnh hiện nay, môi trường sống của động vật có vỏ hay hải sản nói chung đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng ô nhiễm môi trường. Vì vậy, nếu chúng ta sử dụng thịt hàu sống thì những yếu tố này sẽ không đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tốt nhất nên sử dụng hàu đã được nấu chín. Nhờ đó, hàm lượng dinh dưỡng trong hàu được giữ nguyên. Đồng thời mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm được đảm bảo. Vì vậy, làm thế nào để bạn chọn hoặc lưu trữ động vật có vỏ? Hãy cùng xem chi tiết trong phần tiếp theo.

Sò chỉ nên ăn chín, không nên ăn sống vì sò sống dưới cát nên chứa rất nhiều vi khuẩn có hại, nguy cơ nhiễm trùng đường ruột cao.

Bà bầu mang thai trong 3 tháng đầu hạn chế hoặc không nên ăn sò lông, vì sò lông chứa một lượng thủy ngân, mặc dù không đáng kể nhưng có thể dẫn tới hiện tượng đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến thai nhi.

Khẩu phần ăn sò lông cần được sự cho phép của bác sĩ.

Chắc rằng với những thông tin trên, bạn đã trả lời được câu hỏi bà bầu ăn sò lông được không rồi nhỉ. Nếu muốn tìm mua sò lông đảm bảo an toàn chất lượng, gọi ngay Hải Sản Đảo Mắt để được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình bạn nhé.

Những món ngon từ sò lông

Sau khi giải đáp bầu ăn sò lông được không thì mẹ đã có thể yên tâm cho sò lông vào trong thực đơn dinh dưỡng của mình. Một số món ngon từ sò lông đơn giản, dễ là mà mẹ có thể tham khảo:

  • Cháo sò lông

Đây là món ăn bổ dưỡng, thơm ngon và phù hợp với phụ nữ mang thai.

Nguyên liệu chuẩn bị: Gạo, sò lông, nấm rơm, hành tím, hành lá, ngò, gia vị cần thiết như muối, hạt nêm, dầu ăn.

Cách làm:

– Sò lông rửa sạch rồi cho vào nồi luộc chín trong vòng 10 phút. Sau đó, tách vỏ lấy phần thịt sò lông.

– Để tránh cát và cặn còn sót lại, mẹ nên cho thịt sò lông vào nước rồi dùng tay bóp nhẹ để loại sạch chất bẩn.

– Ngâm nấm rơm trong nước muối pha loãng rồi rửa sạch với nước nhiều lần. Sau đó cắt đôi nấm rơm.

– Hành tím, hành lá, ngò đem rửa sạch rồi cắt nhỏ. Cà rốt gọt vỏ rồi thái hạt lựu.

– Cho chảo phi hành tím cho thơm. Cho phần thịt sò lông vào xào cùng với hạt nêm và muối tùy theo khẩu vị. Xào khoảng 5-7 phút rồi tắt bếp.

– Vo gạo rồi nấu cháo, lúc cháo đã nhừ thì cho cà rốt, nấm rơm và thịt sò lông vào. Đợt khoảng 15 phút là có thể múc ra bát rồi cho hành lá, ngò để thưởng thức.

  • Sò lông hấp sả

Nguyên liệu chuẩn bị: Sò lông, sả, ớt, chanh, muối, tiêu.

Cách làm:

  • Sả rửa sạch, đập dập và cắt thành từng khúc dài. Ớt thái lát nhỏ.
  • Sơ chế sò lông bằng cách cho sò vào trong nước vo gạo khoảng 3 đến 4 tiếng, sau đó rửa sạch sò để lọc bùn cát.
  • Nếu muốn sạch hơn, mẹ bầu có thể cho sò vào nước muối pha loãng thêm vài lát gừng. Ngâm trong khoảng 2 đến 3 tiếng rồi rửa sạch với nước là sò lông sẽ vừa sạch, vừa khử được mùi tanh.
  • Hấp sả bằng cách cho sò lông vào nồi nước với sả, ớt. Đậy nắp và đun cho đến khi sò mở miệng khoảng 5-7 phút là có thể tắt bếp.
  • Mẹ bầu có thể  chấm cùng muối ớt sẽ tăng thêm hương vị cho món sò lông hấp sả.

Bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp bầu ăn sò lông được không? Ăn sò lông có tốt không. Ngoài ra, nếu như còn bất kỳ vấn đề nào khác chưa rõ hãy gọi đến số: 0836.633.399 hoặc CLICK [TẠI ĐÂY] để được các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ chi tiết.

Nguồn tham khảo

Cập nhật lần cuối: 14.07.2023

Bài viết liên quan
Cùng tìm hiểu: Có nên uống vitamin e mỗi ngày không?

Vitamin E là một trong những chất chống oxy hoá mạnh mẽ và cần thiết với cơ thể. Đặc biệt là đối với chị em phụ nữ. Tuy nhiên sử dụng vitamin E như thế nào để mang lại sức khoẻ cho cơ thể thì không phải ai cũng biết cách sử dụng. Vậy thì […]

Đọc tiếp
Bị đông máu không nên ăn gì?

Đông máu là cơ chế tự nhiên của cơ thể, giúp cơ thể cầm máu và tránh mất máu. Tuy nhiên việc hình thành máu đông bất thường hoặc hình thành máu đông tại những vị trí như: tim, phổi, não… sẽ rất nguy hiểm. Những cục máu đông cũng chính là nguyên nhân hàng […]

Đọc tiếp
Sốt xuất huyết bị đông máu có nguy hiểm không?

Sốt xuất huyết là một căn bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus dengue được truyền từ người bệnh sang người lành qua muỗi vằn. Bệnh này nếu không được điều trị đúng cách có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, trong đó có tình trạng rối […]

Đọc tiếp
Nên cho trẻ uống vitamin d vào lúc nào?

Vitamin D là loại vitamin đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển sức khỏe toàn diện của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thời điểm và cách cung cấp đủ vitamin D cho trẻ. Chính vì vậy, bài viết hôm nay sẽ đưa ra những thông tin hữu ích […]

Đọc tiếp
Ăn sò huyết có béo không?

Sò huyết là một loài hải sản có giá trị dinh dưỡng cao. Sò huyết có thể được ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, từ nướng, xào cho đến nấu súp. Vậy ăn sò huyết có béo không? Thành phần dinh dưỡng và lợi ích của sò huyết Sò huyết […]

Đọc tiếp
Bác sĩ : Đinh Thị Quỳnh Huế Chuyên khoa cấp I chuyên ngành Sản phụ khoa
Chức vụ bằng cấp
  • Tốt nghiệp đại học y Thái Bình
  • Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa 1 tại Đại học Y Hà Nội chuyên ngành Sản phụ khoa
  • Trưởng khoa chăm sóc sức khỏe “bà mẹ – kế hoạch hóa gia đình”.
  • Trưởng khoa nam học – vị thành niên tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Ninh Bình.
Sở trường chuyên môn
  • Chẩn đoán, tư vấn và điều trị các bệnh phụ khoa
  • Điều trị vô sinh – hiếm muộn
  • Thực hiện kế hoạch hóa gia đình: phá thai an toàn dưới 12 tuần tuổi.
  • Điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục: lậu, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục…
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Đăng ký khám trực tuyến