Bật mí cách trị ho bằng lá hẹ ít người biết

Ngày đăng: 11-01-2023 Tham vấn: Nguyễn Văn Sướng Đăng bởi: Nguyễn Văn Sướng

Lá hẹ là một loại rau gia vị, có nhiều trong món ăn của người Việt. Đặc biệt, lá hẹ còn được biết đến như là một vị thuốc để chữa bệnh, đặc biệt là trị ho. Bài viết này sẽ bật mí cách trị ho bằng lá hẹ ít người biết tới.

Mục lục
  • 1. Lá hẹ là gì?
  • 2. Bật mí cách trị ho bằng lá hẹ ít người biết

Lá hẹ là gì?

Lá hẹ là lá của cây rau hẹ. Cây có chiều cao khoảng 20 – 40 cm, mùi thơm đặc trưng, dễ trồng và ít phải chăm sóc. Trên thực tế, lá hẹ vừa có thể dùng làm rau ăn vừa có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.

Lá hẹ giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều các vitamin và khoáng chất quan trọng, khi ăn rất ngon. Y Học Cổ Truyền nhận định lá hẹ tính nhiệt, khi được nấu chín có tính ôn, vị cay, đi vào kinh Can, Vị, Thận, có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ, giải độc.

lá hẹ là gì

Lá hẹ là gì?

Lá hẹ thường được người thầy thuốc sử dụng trong điều trị các bệnh như đau tức ngực, nấc, tiểu tiện nhiều lần, mộng tinh, di tinh, lưng gối yếu mềm, trị ho,…

Y học hiện đại phát hiện lá hẹ chứa nhiều dưỡng chất có lợi, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

  • Lá hẹ giúp chống ung thư: Các nghiên cứu gần đây đã tìm thấy mối liên kết giữa chế độ ăn nhiều lá hẹ giúp giảm nguy cơ một số bệnh ung thư.
  • Lá hẹ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và tâm trạng: Theo các nhà nghiên cứu, lá hẹ có chứa một lượng đáng kể choline. Chất này có vai trò quan trọng trong việc giúp duy trì cấu trúc của các màng tế bào. Choline cũng đã được chứng minh giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, tăng cường khả năng ghi nhớ, ổn định tâm trạng.
  • Lá hẹ tốt cho sức khỏe của xương và quá trình đông máu: Lá hẹ giàu vitamin K, có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của xương và quá trình đông máu.
  • Phòng ngừa bệnh Alzheimer: Lá hẹ chứa folate, một dưỡng chất quan trọng giúp phòng ngừa bệnh mất trí nhớ Alzheimer.
  • Lá hẹ có tác dụng kháng khuẩn: Nghiên cứu cho thấy, hợp chất organosulfur có trong lá hẹ có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus. Y Học Cổ Truyền từ lâu đã dùng lá hẹ để điều trị/hỗ trợ điều trị các bệnh cảm lạnh, sốt và ho, cũng như cảm cúm.
  • Lá hẹ tốt cho sức khỏe tim mạch: Hợp chất organosulfur cùng với các chất chống oxy hóa trong lá hẹ có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhờ ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông tại các mạch máu. Organosulfur cũng đã được chứng mình có khả năng làm giảm độ cứng của mạch máu bằng cách giải phóng oxit nitric, cải thiện lưu thông và giúp hạ huyết áp.
  • Lá hẹ giúp duy trì cân nặng: Các hợp chất trong lá hẹ có thể giúp ngăn ngừa sự tích tụ chất béo dư thừa, gia tăng quá trình trao đổi chất của cơ thể.

XEM THÊM:

Lá hẹ có tác dụng gì với nam giới? Ăn nhiều hành, hẹ có tốt không?

Bật mí cách trị ho bằng lá hẹ ít người biết

Triệu chứng ho có thể gặp ở mọi lứa tuổi, do nhiều nguyên nhân gây ra. Trị ho bằng lá hẹ được nhiều người áp dụng nhằm làm giảm tình trạng ho khó chịu. Dưới đây là bật mí cách trị họ bằng lá hẹ ít người biết.

  1. Ăn cháo lá hẹ để trị ho hiệu quả

Cháo lá hẹ không chỉ thơm ngon mà còn có tác dụng cải thiện triệu chứng ho hiệu quả.

Cách thực hiện cháo lá hẹ như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu: 50 gram lá hẹ tươi, 100 gram cháo (có thể là cháo hoa hoặc cháo thịt bằm).

Ăn cháo lá hẹ để trị ho hiệu quả

Cách làm cháo lá hẹ

Cách làm:

  • Lá hẹ tiến hành nhặt và rửa sạch, ngâm nước muối loãng, rửa lại một lần nữa và để vào rổ cho ráo nước.
  • Đun sẵn cháo.
  • Lá hẹ cắt thành khúc, cho vào máy xay, xay nhuyễn, đổ vào nồi cháo đang sôi, ngoáy đều.

Cháo lá hẹ giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi đồng thời cũng giúp trị ho một cách hiệu quả.

  1. Trị ho bằng món trứng chiên lá hẹ

Móng trứng chiên lá hẹ không chỉ thơm ngon, hấp dẫn mà còn có tác dụng trị ho rất tốt.

Cách thực hiện món trứng chiên lá hẹ:

Nguyên liệu chuẩn bị: 2 quả trứng gà, một nắm lá hẹ, dầu ăn, gia vị vừa đủ.

Cách làm như sau:

  • Lá hẹ tiến hành nhặt, rửa sạch, đem đi ngâm nước muối sau đó để cho ráo nước.
  • Lá hẹ cắt thành từng khúc, cho vào bát.
  • Đập 2 quả trứng vào bát chứa lá hẹ, thêm vào đó chút muối, hạt tiêu, đánh đều
  • Đổ dầu vào chảo, khi dầu nóng, đổ bát trứng lá hẹ chiên lên cho đến khi chín đều.
  • Bắc ra đĩa và thưởng thức khi còn nóng.
  1. Uống nước hẹ xay để trị ho

Nước lá hẹ xay có công dụng thanh nhiệt, giải khát và trị ho hiệu quả.

Cách thực hiện nước hẹ xay như sau:

  • Bạn chuẩn bị một nắm nhỏ lá hẹ tươi, tiến hành nhặt, rửa sạch và ngâm với muối loãng, để ráo nước.
  • Lá hẹ giã, xay hoặc ép, lọc lấy phần nước cốt.
  • Hòa phần nước cốt với nước ấm và uống trực tiếp.

Lưu ý khi dùng nước hẹ xay để trị ho là:

  • Dùng 2 lần mỗi ngày, liên tục từ 5-7 ngày để đạt được hiệu quả trị ho tốt nhất.
  • Lá hẹ xay dùng luôn trong ngày, không để qua đêm.

uống nước lá hẹ xay để trị ho

Uống nước lá hẹ xay để trị ho

  1. Trị ho bằng lá hẹ hấp đường phèn

Cách làm lá hẹ hấp đường phèn để trị ho được thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 100 gram lá hẹ tươi, 50 gram đường phèn.
  • Lá hẹ tiến hành nhặt, rửa sạch, ngâm cùng với nước muối, để cho ráo nước.
  • Cắt lá hẹ theo khúc, cho vào bát nhỏ, thêm vào đó đường phèn, hấp cách thủy trong khoảng thời gian từ 20 cho đến 25 phút.
  • Ăn liên tục trong nhiều ngày cho đến khi triệu chứng ho có dấu hiệu cải thiện.
  1. Chườm nóng lá hẹ để làm giảm triệu chứng ho

Thay vì ăn uống hoặc uống, bạn cũng có thể tiến hành chườm nóng bằng lá hẹ để trị hoa một cách hiệu quả. Cách này tương đối phù hợp với các trường hợp bệnh nhân bị đau bụng, tiêu chảy hoặc dị ứng,…

Cách thực hiện chườm nóng bằng lá hẹ để làm giảm triệu chứng ho như sau:

  • Bạn tiến hành chuẩn bị một nắm lá hẹ tươi (khoảng 100 gram), nhặt, rửa sạch, để vào rổ cho ráo nước.
  • Lá hẹ cho trên bếp, hơ qua lại cho nóng rồi bọc lại bằng vải.
  • Khi lá hẹ không quá nóng, có thể sử dụng chúng để chườm vào vùng cổ, ngực, lưng và bàn chân.
  • Khi lá hẹ nguội lại, không còn nóng nữa thì tiếp tục hơ nóng lại và chườm.
  • Duy trì mỗi ngày từ 1 – 2 lần, mỗi lần 10-20 phút để đạt được hiệu quả giảm ho tốt nhất.
  1. Trị ho bằng lá hẹ hấp mật ong

Bạn cũng có thể trị ho bằng lá hẹ hấp với mật ong.

Chuẩn bị: Khoảng 100 gram lá hẹ tươi, 1 – 2 thìa cà phê mật ong.

Cách thực hiện:

  • Rứa lá hẹ với nước sạch, ngâm bằng nước muối, để ráo nước.
  • Lá hẹ cắt thành từng khúc nhỏ, cho vào bát kèm theo 1 – 2 muỗng cà phê mật ong.
  • Hấp cách thủy trong khoảng thời gian 20 phút rồi bỏ ra và dùng trực tiếp.

trị ho bằng lá hẹ hấp mật ong

Trị ho bằng lá hẹ hấp mật ong

  1. Trị ho bằng lá hẹ kết hợp hoa đu đủ đực và hạt chanh

Là hẹ kết hợp hoa đu đủ đực, hạt chanh là bài thuốc dân gian trị ho hiệu quả mà người dân có thể áp dụng.

Cần chuẩn bị: 15 gram lá hẹ, 15 gram hoa đu đủ đực, 12 gram hạt chanh, 2 muỗng cafe mật ong và khoảng 20 ml nước đun sôi để nguội.

Cách thực hiện như sau:

  • Lá hẹ cùng với hoa đu đủ đực, hạt chanh tiến hành rửa sạch sẽ, ngâm cùng nước muối loãng, để cho ráo nước.
  • Xay nhuyễn tất cả phần nguyên liệu đã được chuẩn bị.
  • Cho hỗn hợp đã xay vào trong bát, thêm vào đó 20ml nước, 2 muỗng cafe mật ong và hấp cách thủy trong 15 đến 20 phút.
  • Chắt lấy nước, chia thành 3 phần, uống hàng ngày cho đến khi triệu chứng ho giảm hẳn.

Trên đây là bật mí cách trị ho bằng lá hẹ ít người biết. Nếu bạn có thắc mắc về sức khỏe cần được bác sĩ tư vấn, hãy để lại thông tin liên hệ ngay [TẠI ĐÂY] hoặc gọi tới HOTLINE 02438.255.599 – 0836.633.399.

Nguồn tham khảo

Cập nhật lần cuối: 11.01.2023

Bài viết liên quan
Cùng tìm hiểu: Có nên uống vitamin e mỗi ngày không?

Vitamin E là một trong những chất chống oxy hoá mạnh mẽ và cần thiết với cơ thể. Đặc biệt là đối với chị em phụ nữ. Tuy nhiên sử dụng vitamin E như thế nào để mang lại sức khoẻ cho cơ thể thì không phải ai cũng biết cách sử dụng. Vậy thì […]

Đọc tiếp
Bị đông máu không nên ăn gì?

Đông máu là cơ chế tự nhiên của cơ thể, giúp cơ thể cầm máu và tránh mất máu. Tuy nhiên việc hình thành máu đông bất thường hoặc hình thành máu đông tại những vị trí như: tim, phổi, não… sẽ rất nguy hiểm. Những cục máu đông cũng chính là nguyên nhân hàng […]

Đọc tiếp
Sốt xuất huyết bị đông máu có nguy hiểm không?

Sốt xuất huyết là một căn bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus dengue được truyền từ người bệnh sang người lành qua muỗi vằn. Bệnh này nếu không được điều trị đúng cách có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, trong đó có tình trạng rối […]

Đọc tiếp
Nên cho trẻ uống vitamin d vào lúc nào?

Vitamin D là loại vitamin đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển sức khỏe toàn diện của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thời điểm và cách cung cấp đủ vitamin D cho trẻ. Chính vì vậy, bài viết hôm nay sẽ đưa ra những thông tin hữu ích […]

Đọc tiếp
Bầu ăn sò lông được không? Ăn sò lông có tốt không?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình mang thai. Vì vậy, mẹ bầu cần lựa chọn những thực phẩm bổ dưỡng để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho cả mẹ và bé. Nhiều người băn khoăn không biết bầu ăn sò lâu được không? Ăn sò lông có […]

Đọc tiếp
Bác sĩ : Nguyễn Văn Sướng Chuyên khoa cấp I Tiết niệu – Nam học
Chức vụ bằng cấp
  • Tốt nghiệp Học viện Quân y năm 1993
  • Tốt nghiệp thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I Ngoại Tiết niệu bệnh viện Quân y.
  • Chủ nhiệm Khoa khám bệnh tại Bệnh viện Quân y 6.
  • Bác sĩ chuyên khoa Ngoại bệnh viện Quân y 354.
  • Chứng chỉ định hướng Ngoại – tiết niệu, Học viện Quân y
  • Chứng chỉ Nam khoa cơ bản, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
  • Chứng chỉ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ.
  • Gần 30 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh tiết niệu, nam khoa tại các bệnh viện của Quân y.
  • Tham dự nhiều hội thảo, hội nghị, khóa đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực Tiết niệu – Nam học cả trong và ngoài nước.
  • Có 4 đề tài nghiên cứu cấp Bộ, hơn 15 đề tài cấp cơ sở.
  • Được nhận nhiều bằng khen, giấy khen, danh hiệu do Sở, ban, ngành, bệnh viện trao tặng…
Sở trường chuyên môn
  • Tư vấn, chẩn đoán và điều trị các bệnh nam khoa, viêm nhiễm đường sinh dục
  • Điều trị các bệnh lý nhiễm trùng hệ tiết niệu, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, sỏi thận, sỏi bàng quang…
  • Điều trị các bệnh lý về tinh hoàn: viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh…
  • Điều trị các bệnh lý suy giảm chức năng sinh lý (xuất tinh sớm, liệt dương…) bằng kỹ thuật mới.
  • Khám, chẩn đoán các vấn đề gây vô sinh, hiếm muộn nam giới: tinh trùng yếu, tinh trùng ít,…
  • Chữa bệnh lây truyền qua đường tình dục bằng kỹ thuật hiện đại với tỷ lệ tái phát thấp.
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Đăng ký khám trực tuyến