Lá hẹ có tác dụng gì với nam giới? Ăn nhiều hành, hẹ có tốt không?

Ngày đăng: 10-01-2023 Tham vấn: Nguyễn Phương Hồng Đăng bởi: Nguyễn Phương Hồng

Lá hẹ là một loại rau gia vị quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Không chỉ được sử dụng để làm tăng hương vị cho món ăn, lá hẹ còn đem lại nhiều công dụng sức khỏe cho con người, đặc biệt là với “cánh mày râu”. Vậy lá hẹ có tác dụng gì với nam giới? Ăn nhiều hành, hẹ có tốt không? Hãy cùng Đa khoa Y học Quốc tế tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.

Mục lục
  • 1. THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA LÁ HẸ
  • 2. LÁ HẸ CÓ TÁC DỤNG GÌ VỚI NAM GIỚI?
  • 3. ĂN NHIỀU HÀNH, HẸ CÓ TỐT KHÔNG?

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA LÁ HẸ

Lá hẹ hay còn được biết đến với những cái tên khác nhau như: cửu thái, cửu thái tử, khởi dương thảo,… Đây là một loại cây thân củ thuộc chi Allium, họ Hành (Alliaceae) và được cho là có nguồn gốc từ châu Á và Đông Âu.

Cây là hẹ cao khoảng 20 – 40cm và có mùi thơm rất đặc trưng, vị cay, hơi chua, hăng, mùi vị trung gian giữa hành tăm và tỏi. Cây lá hẹ rất dễ trồng và không phải tốn công chăm sóc nhiều. Bạn chỉ cần gieo hoặc trồng cây con một lần là có thể thu hoạch nhiều lứa, nhiều năm. Lá hẹ vừa có thể dùng làm rau ăn, vừa có thể dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh từ thông thường đến phức tạp.

thành phần dinh dưỡng của lá hẹ

Thành phần dinh dưỡng của lá hẹ

Lá hẹ có chứa các giá trị dinh dưỡng quan trọng, tốt cho giấc ngủ và bảo vệ sức khỏe xương khớp. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng các chất hóa học trong lá hẹ có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Lá hẹ chứa ít calo nhưng lại cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi như: vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa,… Để cơ thể hấp

Cụ thể, theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 100g lá hẹ có chứa:

  • Năng lượng: 0,9 calo.
  • Vitamin K: 6,38 microgram, tương đương 5% nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày.
  • Vitamin C: 1,74 miligam, tương đương 2% nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày.
  • Folate: 3,15 microgram, tương đương 1% nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày.
  • Vitamin A: 6,43 microgram, tương đương 1% nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày.
  • Canxi: 2,76 miligam, tương đương ít hơn 1% nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày.
  • Kali: 8,88 miligam, tương đương ít hơn 1% nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày.

LÁ HẸ CÓ TÁC DỤNG GÌ VỚI NAM GIỚI?

Trong Đông y, lá hẹ được coi là bài thuốc tăng lực dành cho nam giới. Lá hẹ có tác dụng chữa yếu sinh lý hiệu quả bởi tác dụng bổ thận, trợ dương, cố tinh và ấm khớp. Do đó, lá hẹ rất tốt với nam giới trong việc hỗ trợ điều trị chứng di tinh, mộng tinh, xuất tinh sớm và liệt dương. Sử dụng lá hẹ mỗi ngày sẽ giúp các quý ông nhanh chóng tìm lại sự bản lĩnh trong chuyện phòng the, tìm lại cảm giác khoái cảm khi quan hệ với bạn tình.

lá hẹ giúp điều trị xuất tinh sớm và yếu sinh lý

Lá hẹ giúp điều trị xuất tinh sớm và yếu sinh lý

Nam giới có thể tham khảo áp dụng một vài cách sử dụng lá hẹ để điều chế thành các bài thuốc hoặc món ăn rất tốt cho sức khỏe như:

Nước cốt hẹ xanh

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm món nước cốt hẹ xanh rất đơn giản: 500 gram lá hẹ tươi, không bị héo úa, dập nát.
  • Trước tiên, bạn hãy rửa thật sạch lá hẹ bằng nước lạnh để loại bỏ hết bụi bẩn, đất cát rồi vớt ra để ráo nước, thái thành từng đoạn nhỏ khoảng 3 -5cm.
  • Sau đó, cho lá hẹ vào máy ép hoặc máy xay để chắt lọc lấy phần nước cốt lá hẹ. Thời gian đầu nếu cảm thấy khó uống, bạn có thể cho thêm một ít đường để dùng.
  • Hãy kiên trì dùng mỗi ngày để có thể cải thiện chứng xuất tinh sớm hiệu quả nhất.

Cháo hẹ

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 20g lá hẹ xanh, 90g hỗn hợp gạo nếp và gạo tẻ.
  • Trước tiên, bạn hãy rửa thật sạch lá hẹ bằng nước lạnh để loại bỏ hết bụi bẩn, đất cát rồi vớt ra để ráo nước, thái thành từng đoạn nhỏ khoảng 1 – 2cm.
  • Vo hỗn hợp gạo nếp và gạo tẻ nhiều lần với nước để làm sạch, sau đó cho lên bếp và đun nhừ.
  • Khi cháo đã chín nhừ, bạn hãy cho nhỏ lửa, cho lá hẹ vào và nêm nếm một ít gia vị cho vừa miệng. Tiếp tục đun thêm 2 -3 phút rồi tắt bếp.
  • Bạn nên sử dụng khi cháo hẹ còn nóng và sử dụng mỗi ngày để cải thiện tình trạng yếu sinh lý.

cách làm cháo hẹ

Cách làm cháo hẹ

Lá hẹ xào tôm

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 200g lá hẹ, 300g tôm tươi, tỏi.
  • Trước tiên, bạn hãy rửa thật sạch lá hẹ bằng nước lạnh để loại bỏ hết bụi bẩn, đất cát rồi vớt ra để ráo nước, thái thành từng đoạn nhỏ khoảng 2 – 3cm.
  • Đối với tôm, bạn tiến hành lột bỏ vỏ, đuôi, đầu rồi ướp với một chút gia vị.
  • Làm nóng chảo, cho một ít dầu ăn và phi thơm một ít tỏi băm. Sau đó, cho tôm vào đảo đều tay cho đến khi tôm hơi săn lại thì cho lá hẹ vào xào cùng. Trong quá trình xào nấu, bạn hãy nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng nhất. Khi tôm đã chín, bạn hãy bày ra đĩa và thưởng thức chung với cơm nóng.

Canh lá hẹ với đậu hũ

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 2 – 3 cái đậu hũ, 1 quả cà chua, thịt xay, hành khô, lá hẹ.
  • Trước tiên, bạn hãy rửa thật sạch lá hẹ bằng nước lạnh để loại bỏ hết bụi bẩn, đất cát rồi vớt ra để ráo nước, cắt khúc phù hợp với sở thích.
  • Thịt xay ướp qua với một chút gia vị như: mắm, tiêu, ớt; đồng thời cắt đậu phụ thành từng miếng vừa ăn và thái nhỏ cà chua.
  • Sau đó, bạn bắc nồi lên bếp và phi thơm hành khô, cho thịt xay vào đảo cho săn qua rồi cho cà chua vào đảo vừa mềm. Thêm nước vào và đun sôi, nước canh sôi thì thả đậu hũ và lá hẹ vào, nêm nếm gia vị theo sở thích.
  • Múc ra bát và dùng chung với cơm nóng.

cách làm canh đậu hũ lá hẹ

Canh lá hẹ với đậu hũ

ĂN NHIỀU HÀNH, HẸ CÓ TỐT KHÔNG?

Y học hiện đại ngày nay đã nghiên cứu và chứng minh rằng ăn hành, hẹ thường xuyên rất tốt cho sức khỏe. Cụ thể:

  • Chống ung thư: Một nghiên cứu được thực hiện trên 285 phụ nữ đã kết luận rằng việc tiêu thụ các loại thực vật thuộc họ Alliaceae như: tỏi, hành, hẹ,… sẽ giúp hạn chế các nguy cơ phát triển bệnh ung thư vú. Bên cạnh đó, một nghiên cứu được báo cáo năm 2015 cũng cho thấy các loại rau củ thuộc chi Allium có khả năng giúp cơ thể con người chống lại một số bệnh ung thư nhờ các hợp chất sulfur và các chất kháng khuẩn.
  • Cải thiện hệ miễn dịch: Hành, hẹ chứa hàm lượng lớn vitamin C có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch nhờ khả năng sản xuất các tế bào bạch cầu và collagen. Từ đó thúc đẩy hoạt động sản xuất các mạch máu, tế bào mới, mô và cơ, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh để chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.
  • Tốt cho hệ tiêu hóa: Chất allyl sulfua và các hợp chất có trong hành, hẹ có tác dụng cải thiện các triệu chứng khó tiêu, đầy bụng. Bên cạnh đó, lá hẹ còn có đặc tính kháng khuẩn giúp loại bỏ các vi khuẩn gây hại cho hệ tiêu hóa.
  • Cải thiện giấc ngủ và tâm trạng: Lá hẹ cung cấp một lượng nhỏ choline – chất đóng vai trò duy trì cấu trúc của màng tế bào. Bên cạnh đó, chất này cũng giúp cải thiện trí nhớ, tâm trạng và đem lại giấc ngủ chất lượng.
  • Tốt cho thị giác: Trong lá hẹ có chứa hợp chất chống oxy hóa carotenes, đặc biệt là lutein và zeaxanthin. Hợp chất này có công dụng làm giảm các căng thẳng oxy hóa bên trong thị giác, giúp hạn chế nguy cơ bị đục thủy tinh thể mắt, thoái hóa điểm vàng và từ đó giúp cho đôi mắt được khỏe mạnh.
  • Hỗ trợ tim mạch: Trong hành, hẹ có chứa hợp chất hữu cơ Allicin – chất có tác dụng làm giảm mức độ cholesterol xấu trong cơ thể, từ đó giúp các thành mạch luôn khỏe mạnh để có thể bơm máu tốt cho tim. Bên cạnh đó, chất Allicin khi kết hợp với kali có trong lá hẹ còn có khả năng hỗ trợ hạ huyết áp hiệu quả, giảm nguy cơ đột quỵ và đau tim.

Tuy nhiên, việc ăn hành, hẹ nhiều quá cũng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như: mờ mắt, cản trở cơ thể tiết mồ hôi, tóc bạc sớm. Do đó, bạn có thể ăn hành thường xuyên nhưng cần sử dụng với số lượng vừa phải để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.

Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết có thể giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “Lá hẹ có tác dụng gì với nam giới? Ăn nhiều hành, hẹ có tốt không?”. Mọi thắc mắc về vấn đề này, bạn vui lòng liên hệ HOTLINE 02438.255.599 – 0836.633.399 hoặc nhấp chuột TẠI ĐÂY để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Nguồn tham khảo

Cập nhật lần cuối: 10.01.2023

Bài viết liên quan
Uống vitamin d3 nhiều có tốt không?

Vitamin D3 thường được sử dụng để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vitamin D. Vitamin D3 thường có tác dụng cao và thường được chỉ định với liều lượng và trong thời gian nhất định, để nhanh chóng cải thiện tình trạng thiếu hụt canxi của cơ thể. Chính vì vậy mà việc sử […]

Đọc tiếp
[BÁC SĨ HƯỚNG DẪN] Cách đặt thuốc viêm cổ tử cung chuẩn nhất?

Trong điều trị viêm cổ tử cung thì một trong những phương pháp điều trị phổ biến chính là sử dụng thuốc đặt âm đạo. Vậy đặt thuốc điều trị như thế nào để không khó chịu mà thuốc có thể phát huy được hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là những chia sẻ, hướng […]

Đọc tiếp
Cấy que tránh thai bị rong kinh 2 tháng có nguy hiểm không?

Cấy que tránh thai là phương pháp ngừa thai được đánh giá là mang lại hiệu quả cao và tương đối an toàn. Tuy nhiên cấy quen tránh thai cũng đi kèm với một số những tác dụng phụ ngoài ý muốn. Một số trường hợp chị em phụ nữ gặp phải tình trạng rong […]

Đọc tiếp
Siêu âm thai đã vào tử cung nhưng chưa có phôi thai là bị sao?

Mang thai và sinh con là niềm hạnh phúc thiêng liêng của bất kỳ người phụ nữ nào. Tuy nhiên, có một số trường hợp thai phụ khi đi siêu âm lại có kết quả thai đã vào tử cung nhưng chưa có phôi thai, điều này khiến các chị em cảm thấy vô cùng […]

Đọc tiếp
[Lưu ý của bác sĩ] Trước khi uống thuốc phá thai nên ăn gì?

Trước khi uống thuốc phá thai nên ăn gì? Trước khi phá thai bằng thuốc, có một số lưu ý mà bác sĩ khuyến cáo người phụ nữ nên thực hiện, bao gồm cả chế độ dinh dưỡng nhằm đảm bảo phương pháp diễn ra một cách hiệu quả và an toàn. Tổng quát ngắn […]

Đọc tiếp
Bác sĩ : Nguyễn Phương Hồng Chuyên khoa Nam học - Thận, tiết niệu
Chức vụ bằng cấp
  • Tiến sĩ – Bác sỹ Cao cấp – Thầy thuốc ưu tú chuyên khoa Nam học – Tiết niệu.
  • Nguyên là giám đốc Trung tâm nam học và phó khoa Tiết niệu Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
  • Phó Chủ tịch Hội Y học giới tính Việt Nam.
  • Ủy viên thường vụ Hội Tiết niệu-Thận học Việt Nam.
  • Phó chủ tịch Hội Tiết niệu- Thận học miền Bắc.
Sở trường chuyên môn
  • Bác sỹ Nguyễn Phương Hồng là bác sỹ chuyên khoa nam học có nhiều kinh nghiệm điều trị các bệnh viêm nhiễm cơ quan sinh dục của nam giới (viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, viêm mào tinh – tinh hoàn, viêm túi tinh, …), các bệnh rối loạn chức năng tình dục (rối loạn cương dương, rối loạn xuất tinh, …), các rối loạn phát triển cơ thể (hẹp bao quy đầu, xơ ngắn phanh bao quy đầu, cong vẹo dương vật, …), các bệnh về lão hóa (mãn dục, u tuyến tiền liệt, …), hiếm muộn và vô sinh(suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng tìm thấy nguyên nhân: giãn tĩnh mạch tinh, các tổn thương của tinh hoàn, …; suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng không tìm thấy nguyên nhân và không có tinh trùng trong tinh dịch).
  • Bác sỹ Nguyễn Phương Hồng còn có nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh của hệ tiết niệu (các bệnh về sỏi: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi kẹt niệu đạo; các bệnh lý về khối u: ung thư thận, ung thư niệu quản, ung thư bàng quang, ung thư niệu đạo, ung thư dương vật, ung thư tinh hoàn; các dị dạng: hẹp khúc nối bể thận-niệu quản, niệu quản phình to, niệu quản đổ lạc chỗ, …; viêm cơ quan tiết niệu: viêm bể thận-thận, viêm bàng quang, …), các bệnh lý cấp cứu về sinh dục-tiết niệu (xoắn tinh hoàn, cương đau dương vật kéo dài, vỡ vật hang, chấn thương tinh hoàn, …, chấn thương thận, vỡ bàng quang, đứt niệu đạo, …).
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Đăng ký khám trực tuyến