Bị bệnh vẩy nến có tắm biển được không?

Ngày đăng: 28-06-2023 Tham vấn: Nguyễn Phương Hồng Đăng bởi: Nguyễn Phương Hồng

Vảy nến là bệnh da liễu thường gặp gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt và cuộc sống. Một trong những vấn đề mà nhiều người bệnh băn khoăn là bị bệnh vẩy nến có tắm biển được không? Có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Cùng các chuyên gia giải đáp chi tiết vấn đề này qua nội dung bài viết sau đây.

Mục lục
  • 1. Tìm hiểu về bệnh vẩy nến
  • 2. Bị vẩy nến có tắm biển được không?
  • 3. Vì sao bị bệnh vẩy nến không nên tắm biển nhiều?
  • 4. Những lưu ý khi tắm biển dành cho người bị bệnh vẩy nến

Tìm hiểu về bệnh vẩy nến

Trước khi giải đáp bị vẩy nến có tắm biển được không? Cần hiểu rõ khái niệm vảy nến là gì.

Theo đó, vảy nến là bệnh da liễu mãn tính, thường xuyên xuất hiện và tự biến mất. Các tế bào tái tạo da hoạt động nhanh hơn mức bình thường khoảng 10 lần, tốc độ tái tạo nhanh dẫn đến tích tụ và tạo thành vảy có màu sắc óng trên bề mặt da.

Tìm hiểu về bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến là gì?

Mỗi người có thể mắc bệnh vẩy nến với tình trạng và mức độ khác nhau. Bệnh gây cảm giác khó chịu, đau đớn, ngứa ngáy, tự ti với những người xung quanh và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Đây là bệnh có thể điều trị được nhưng cần có sự thăm khám và điều trị của bác sĩ, không thể tự ý điều trị để tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục. Tại việt Nam, tỉ lệ người bị vảy nến ngày càng tăng với nhiều hình thức bệnh khác nhau.

Bị vẩy nến có tắm biển được không?

Vảy nến là một trong những bệnh ngoài da mãn tính có thể tái đi tái lại nhiều lần do nội tiết tố thay đổi hoặc ảnh hưởng của thời tiết và môi trường. Không những vậy, do một số bệnh tự miễn hoặc do thường xuyên stress cũng là nguyên nhân khiến bệnh tái phát.

Bệnh không chỉ gây khó chịu mà còn có khả năng để lại sẹo, mất thẩm mỹ khiến nhiều người tự ti. Vậy bị bệnh vẩy nến có tắm biển được không?

Bị vẩy nến có tắm biển được không

Bị vẩy nến có đi tắm biển được không?

Theo quan niệm dân gian, dùng nước muối hoặc nước biển có thể trị bệnh vẩy nến và đẩy lùi nhanh chóng các tác nhân gây bệnh. Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra, trong nước biển có chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe của làn da như lưu huỳnh, iot, canxi, natri, magie, kali,… Khi tắm biển, các dưỡng chất này sẽ được thẩm thấu vào lớp bì giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm và làm chậm quá trình hydrat hóa da. Đồng thời, giúp da trở nên sáng mịn và khỏe hơn. Hợp chất bromua và kẽm có trong nước biển còn có khả năng chống viêm, sát trùng hiệu quả.

Như vậy, tắm biển cũng là một trong những biện pháp giúp hỗ trợ tích cực trong việc điều trị các bệnh lý ngoài da, trong đó có bệnh vẩy nến. Ngoài ra, việc tắm biển còn giúp tăng cường sự lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể, cung cấp độ ẩm cho da và làm sạch da.

Ngoài ra, tắm biển giúp thư giãn và giảm mệt mỏi, căng thẳng hiệu quả. Từ đó, tâm trạng được cải thiện và ngăn ngừa bệnh vẩy nến tái phát.

Như vậy, bị vẩy nến có tắm biển được không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, người bệnh không nên tắm biển nhiều và cần tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ điều trị nếu như bệnh tái phát hoặc tình trạng bệnh nặng hơn.

  • XEM THÊM:

Bị vẩy nến ở háng có lây không?

Vì sao bị bệnh vẩy nến không nên tắm biển nhiều?

Mặc dù nước biển cũng là một giải pháp giúp giảm các triệu chứng của bệnh vẩy nến nhưng cũng không phải khi bị bệnh vẩy nến tắm biển nhiều sẽ giúp khỏi hoàn toàn.

Việc tắm biển nhiều có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho bề mặt da, đối với những vết thương hở, lở loét bị chảy máu có thể khiến tình trạng da bị rát, đau và khó chịu, thậm chí là sưng tấy ngứa ngáy khi ngâm mình quá lâu trong nước biển.

Vì thế, người bị vảy nến hay mắc một số bệnh lý ngoài da khác chỉ nên tắm biển mỗi tuần khoảng 1 – 2 lần và mỗi lần tắm không nên ngâm người quá 20 phút.

Tắm biển không phải là phương pháp điều trị bệnh vảy nến thực sự hiệu quả nên người bệnh không nên lạm dụng. Tắm biển nhiều lần có thể làm giảm triệu chứng của bệnh vẩy nến nhưng cũng có thể làm bệnh nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, có thể dùng nước muối để vệ sinh vùng da bị tổn thương, kết hợp với phương pháp điều trị chuyên sâu của các bác sĩ để đẩy lùi bệnh.

Những lưu ý khi tắm biển dành cho người bị bệnh vẩy nến

Người bị bệnh vẩy nến vẫn có thể tắm biển bình thường nhưng để tránh ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh thì cần lưu ý:

Tránh để da tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời

Mặc dù ánh sáng mặt trời cũng có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến. Tuy nhiên, chúng chỉ tốt với điều kiện phơi nắng vào những buổi sáng sớm có ánh sáng nhẹ. Bởi vì, nếu để da bắt nắng nhiều có khả năng cao khiến các triệu chứng của bệnh càng trở nên nghiêm trọng.

Những lưu ý khi tắm biển dành cho người bị bệnh vẩy nến

Những lưu ý khi tắm biển dành cho người bị bệnh vẩy nến

Người bệnh khi tắm biển cần kiểm soát vùng da bị tổn thương tiếp xúc với ánh mặt trời qua việc lựa chọn thời gian tắm và bôi kem chống nắng phù hợp.

Đặc biệt, thay vì tắm biển giữa trời trưa nắng, người bệnh chỉ nên tắm vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Nên lựa chọn và sử dụng các loại kem chống nắng phù hợp, sản phẩm dành riêng cho da nhạy cảm vì phòng tránh trường hợp kích ứng da.

Không nên để thoát nhiều mồ hôi hoặc để da khô

Da khô đóng vảy, bong tróc là triệu chứng phổ biến của bệnh vảy nến. Do đó, người bệnh cần giữ cho da luôn khô thoáng, sạch sẽ và đủ ẩm để tránh tình trạng triệu chứng bệnh nặng hơn.

Khi tắm biển, nếu thời tiết nắng nóng đổ mồ hôi nhiều hoặc da khô sẽ khiến da bong tróc, viêm nhiễm nặng nề hơn. Vì vậy, trước khi xuống biển tắm, người bệnh nên bôi kem dưỡng ẩm và kem chống nắng. Đồng thời, sau khi tắm biển cần tắm lại bằng nước ngọt và bôi kem chống ẩm, mặc quần áo thoáng mát để tránh tình trạng cơ thể toát nhiều mồ hôi gây ngứa.

Một số lưu ý khác

Tắm biển vào những ngày hè nắng nóng là một trong những ý tưởng trên cả tuyệt vời để giải tỏa sự căng thẳng, mệt mỏi từ công việc cũng như trong cuộc sống. Đối với người bị vảy nến, khi tắm biển cần ghi nhớ một số lưu ý sau để phòng tránh bệnh trở nặng:

  • Tuyệt đối không nên ngâm mình quá lâu trong nước biển. Người bị vảy nến chỉ nên tắm biển từ 15 – 20 phút là đủ
  • Không nên tắm quá thường xuyên, mỗi tuần chỉ nên tắm 1 – 2 lần. Việc tắm quá nhiều không chỉ khiến giúp tình trạng bệnh được cải thiện mà có thể khiến nó trở nên tồi tệ hơn
  • Nên thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài trời nắng và tắm biển khoảng 25 – 30 phút. Tốt nhất nên sử dụng các sản phẩm có khả năng chống nước, chỉ số SPF tối thiểu là 30 để ngăn chặn sự tác động nhiều của ánh nắng mặt trời và bảo vệ da khỏi tác động gây hại
  • Không nên lựa chọn việc tắm biển vào buổi trưa, những ngày trời nắng gắt. Thay vào đó nên tắm vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn;
  • Tắm lại bằng nước ngọt để loại bỏ lớp đất cát và phần muối bám trên da. Đồng thời, có thể sử dụng sản phẩm tắm gội chứa ít chất tẩy mạnh để loại bỏ tình trạng người bị rết
  • Sau khi tắm lại bằng nước sạch, bạn nên bôi kem dưỡng ẩm ngày để hạn chế tình trạng da bị khô. Bạn nên ưu tiên các sản phẩm được chiết xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên, chứa ít chất tẩy mạnh.

Mong rằng, với những thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc bị bệnh vẩy nến có tắm biển được không. Ngoài ra, nếu như còn bất kỳ vấn đề nào khác chưa rõ hãy gọi đến số: 0836.633.399 hoặc CLICK [TẠI ĐÂY] để được các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ chi tiết.

Nguồn tham khảo

Cập nhật lần cuối: 07.07.2023

Bài viết liên quan
Cùng tìm hiểu: Có nên uống vitamin e mỗi ngày không?

Vitamin E là một trong những chất chống oxy hoá mạnh mẽ và cần thiết với cơ thể. Đặc biệt là đối với chị em phụ nữ. Tuy nhiên sử dụng vitamin E như thế nào để mang lại sức khoẻ cho cơ thể thì không phải ai cũng biết cách sử dụng. Vậy thì […]

Đọc tiếp
Bị đông máu không nên ăn gì?

Đông máu là cơ chế tự nhiên của cơ thể, giúp cơ thể cầm máu và tránh mất máu. Tuy nhiên việc hình thành máu đông bất thường hoặc hình thành máu đông tại những vị trí như: tim, phổi, não… sẽ rất nguy hiểm. Những cục máu đông cũng chính là nguyên nhân hàng […]

Đọc tiếp
Sốt xuất huyết bị đông máu có nguy hiểm không?

Sốt xuất huyết là một căn bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus dengue được truyền từ người bệnh sang người lành qua muỗi vằn. Bệnh này nếu không được điều trị đúng cách có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, trong đó có tình trạng rối […]

Đọc tiếp
Nên cho trẻ uống vitamin d vào lúc nào?

Vitamin D là loại vitamin đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển sức khỏe toàn diện của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thời điểm và cách cung cấp đủ vitamin D cho trẻ. Chính vì vậy, bài viết hôm nay sẽ đưa ra những thông tin hữu ích […]

Đọc tiếp
Bầu ăn sò lông được không? Ăn sò lông có tốt không?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình mang thai. Vì vậy, mẹ bầu cần lựa chọn những thực phẩm bổ dưỡng để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho cả mẹ và bé. Nhiều người băn khoăn không biết bầu ăn sò lâu được không? Ăn sò lông có […]

Đọc tiếp
Bác sĩ : Nguyễn Phương Hồng Chuyên khoa Nam học - Thận, tiết niệu
Chức vụ bằng cấp
  • Tiến sĩ – Bác sỹ Cao cấp – Thầy thuốc ưu tú chuyên khoa Nam học – Tiết niệu.
  • Nguyên là giám đốc Trung tâm nam học và phó khoa Tiết niệu Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
  • Phó Chủ tịch Hội Y học giới tính Việt Nam.
  • Ủy viên thường vụ Hội Tiết niệu-Thận học Việt Nam.
  • Phó chủ tịch Hội Tiết niệu- Thận học miền Bắc.
Sở trường chuyên môn
  • Bác sỹ Nguyễn Phương Hồng là bác sỹ chuyên khoa nam học có nhiều kinh nghiệm điều trị các bệnh viêm nhiễm cơ quan sinh dục của nam giới (viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, viêm mào tinh – tinh hoàn, viêm túi tinh, …), các bệnh rối loạn chức năng tình dục (rối loạn cương dương, rối loạn xuất tinh, …), các rối loạn phát triển cơ thể (hẹp bao quy đầu, xơ ngắn phanh bao quy đầu, cong vẹo dương vật, …), các bệnh về lão hóa (mãn dục, u tuyến tiền liệt, …), hiếm muộn và vô sinh(suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng tìm thấy nguyên nhân: giãn tĩnh mạch tinh, các tổn thương của tinh hoàn, …; suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng không tìm thấy nguyên nhân và không có tinh trùng trong tinh dịch).
  • Bác sỹ Nguyễn Phương Hồng còn có nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh của hệ tiết niệu (các bệnh về sỏi: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi kẹt niệu đạo; các bệnh lý về khối u: ung thư thận, ung thư niệu quản, ung thư bàng quang, ung thư niệu đạo, ung thư dương vật, ung thư tinh hoàn; các dị dạng: hẹp khúc nối bể thận-niệu quản, niệu quản phình to, niệu quản đổ lạc chỗ, …; viêm cơ quan tiết niệu: viêm bể thận-thận, viêm bàng quang, …), các bệnh lý cấp cứu về sinh dục-tiết niệu (xoắn tinh hoàn, cương đau dương vật kéo dài, vỡ vật hang, chấn thương tinh hoàn, …, chấn thương thận, vỡ bàng quang, đứt niệu đạo, …).
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Đăng ký khám trực tuyến