Phá thai 7 tuần bằng thuốc có hại không? Chi phí phá thai 7 tuần là bao nhiêu?

Ngày đăng: 11-04-2023 Tham vấn: Hà Thị Huệ Đăng bởi: Hà Thị Huệ

Phá thai 7 tuần bằng thuốc có hại không? Chi phí phá thai 7 tuần là băn khoăn phổ biến của các chị em phụ nữ khi có ý định chấm dứt thai kỳ. Trên thực tế, việc sử dụng thuốc phá thai có thể gây ra những tác dụng phụ ngoài mong muốn, thậm chí là nguy hại tới sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, phá thai bằng thuốc cần được thực hiện tại cơ sở y tế uy tín có sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa.

Mục lục
  • 1. Định nghĩa và quy trình của phương pháp phá thai bằng thuốc
  • 2. Phá thai 7 tuần bằng thuốc có hại không? Chi phí phá thai 7 tuần
  • 3. Làm sao để có thể giảm đau khi áp dụng phương pháp phá thai bằng thuốc?
  • 4. Sau khi tiến hành phá thai bằng thuốc dưới 7 tuần tuổi nên ăn gì?

Định nghĩa và quy trình của phương pháp phá thai bằng thuốc

Theo các bác sĩ, phá thai bằng thuốc là phương pháp trong đó các bác sĩ sẽ dùng phối hợp 2 loại thuốc, đó là Mifepristone cùng Misoprostol để chủ động chấm dứt thai nghén cho các chị em phụ nữ. Thuốc sau khi sử dụng sẽ làm cho thai ngừng phát triển, đồng thời gây co bóp dạ con để đẩy thai ra ngoài, tương tự hiện tượng sảy thai tự nhiên. Phương pháp này trên thực tế, hiệu quả chấm dứt thai nghén cho các chị em phụ nữ có thể lên tới 96 – 98%.

quy trình của phương pháp phá thai bằng thuốc

Quy trình của phương pháp phá thai bằng thuốc

Phương pháp phá thai bằng thuốc thường được chỉ định khi thai dưới 7 tuần tuổi, thai đã làm tổ ở bên trong tử cung người mẹ, sức khỏe thai phụ hoàn toàn đảm bảo, không mắc phải các bệnh lý nội khoa, phụ khoa, như bệnh tim mạch, huyết áp.

Thông thường, quy trình phá thai bằng thuốc tại cơ sở y tế thường diễn ra như sau:

  • Bước 1: Bác sĩ hỏi 1 số câu hỏi về sức khỏe, giới thiệu, giải thích về quá trình phá thai bằng thuốc, ưu nhược điểm,…
  • Bước 2: Các chị em phụ nữ ký vào một bản cam kết phá thai. Sau đó, chị em sẽ được bác sĩ thăm khám, chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết để kiểm tra có đủ điều kiện phá thai bằng thuốc hay không.
  • Bước 3: Sau khi đã đảm bảo yêu cầu, các chị em sẽ được bác sĩ chỉ định uống viên thuốc đầu tiên, dưới sự theo dõi trực tiếp của các bác sĩ chuyên sản phụ khoa. Thuốc này khi vào cơ thể sẽ có tác dụng làm ngưng sự phát triển của thai, khiến cho túi thai bong ra khỏi thành tử cung. Sau khi các chị em sử dụng viên thứ nhất xong nếu không có bất thường nào xảy ra, các chị em có thể về nhà nghỉ ngơi.
  • Bước 4: Khoảng chừng 2 ngày sau, các chị em sẽ phải quay trở lại cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám và tiếp tục chỉ định sử dụng viên thuốc thứ 2. Viên thuốc thứ 2 sau khi dùng có tác dụng đẩy thai nhi ra ngoài cơ thể. Lúc này, các chị em có thể sẽ thấy đau bụng bởi tử cung đang co bóp để đẩy thai ra ngoài. Các chị em sẽ được bác sĩ theo dõi một cách nghiêm ngặt trong gần 4 giờ. Nếu đáp ứng tốt với thuốc, các chị em có thể ra về.
  • Bước 5: Các chị em sẽ quay trở lại cơ sở y tế sau 2 tuần để tiến hành tái khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra hiệu quả phá thai và tình trạng sức khỏe của các chị em.

Phá thai 7 tuần bằng thuốc có hại không? Chi phí phá thai 7 tuần

Trả lời câu hỏi phá thai 7 tuần bằng thuốc có hại không? Chi phí phá thai 7 tuần, đầu tiên là tác hại của phá thai bằng thuốc, mặc dù có ưu điểm như hiệu quả cao, nguy cơ biến chứng thấp, ít ảnh hưởng tới tâm lý, thực hiện nhanh chóng nhưng việc sử dụng thuốc vần tiềm ẩn các nguy cơ gây hại. Bao gồm:

  • Xuất hiện triệu chứng dị ứng với thuốc phá thai: Trong một số trường hợp, cơ thể các chị em có thể xuất hiện các biểu hiện dị ứng như nổi mề đay, mẩn ngứa, khó thở, choáng, tụt huyết áp,…
  • Buồn nôn, nôn mửa, đau đầu, chóng mặt, sốt, ớn lạnh: Các phản ứng phụ có thể gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc phá thai. Thường sẽ tự hết sau một thời gian.
  • Tình trạng băng huyết, ra máu: Xuất hiện hiện tượng ra máu nhiều tương tự như hành kinh, có thể đi kèm theo đó là hiện tượng đau bụng kinh. Sẽ tùy vào thể trạng ở mỗi chị em phụ nữ mà các cơn đau bụng có thể ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp nếu như tình trạng ra máu kéo dài cộng thêm đó những cơn đau bụng ngày một nghiêm trọng, các chị em cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để được hỗ trợ.
  • Nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa: Mặc dù không sử dụng các dụng cụ y tế tác động trực tiếp tới tử cung nhưng trên thực tế thuốc phá thai vẫn có thể gây ra những thương tổn nhất định.
  • Nguy cơ rối loạn nội tiết: Sử dụng thuốc phá thai có thể khiến cho buồng trứng và quá trình rụng trứng bị ảnh hưởng gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. Từ đó, nó có thể làm cho trứng bị rụng muộn hoặc là sớm hơn, khiến chu kỳ kinh nguyệt thay đổi thất thường.
  • Nguy cơ thai vẫn phát triển sau khi dùng thuốc: Thai vẫn phát triển sau khi dùng thuốc hoàn toàn có thể xảy ra. Để tránh gặp phải tình trạng này, các chị em cần uống thuốc đúng theo phác đồ hướng dẫn và siêu âm kiểm tra sau khi dùng thuốc.
  • Nguy cơ mang thai ngoài tử cung: Trường hợp này thường được phát hiện muộn và nhập viện với tình trạng thai ngoài tử cung bị vỡ, gây choáng, mất máu, đe dọa tính mạng. Nguyên nhân thường gặp là do việc dùng thuốc khi chưa xác định rõ vị trí của khối thai cũng như không để ý các dấu hiệu bất thường của thai ngoài tử cung, thường gặp phải khi các chị em tự ý phá thai bằng thuốc tại nhà.

phá thai bằng thuốc có hại không

Phá thai bằng thuốc có hại không?

Về chi phí phá thai 7 tuần tuổi, theo các bác sĩ, thực tế, để có thể xác định được mức chi phí cụ thể phá thai 7 tuần tuổi là bao nhiêu, các chị em cần liên hệ hoặc trực tiếp tới cơ sở y tế khi có ý định đình chỉ thai. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố, mức chi phí phá thai ở mỗi cơ sở có thể có sự khác biệt.

Nhìn chung là, mức chi chí phá thai bằng thuốc có thể bị tác động bởi các yếu tố sau đây:

  • Mức chi phí thăm khám ban đầu: Để có thể đưa ra quyết định được phương pháp phá thai, cũng như đảm bảo về độ hiệu quả, an toàn trong và quá trình thực hiện phương pháp cho các chị em, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám, thực hiện các xét nghiệm, siêu âm cần thiết. Tùy thuộc vào trường hợp cụ thể ở mỗi người mà bác sĩ có thể yêu cầu, chỉ định các phương pháp chẩn đoán khác nhau, từ đó mà mức chi phí phá thai 7 tuần tuổi có thể thay đổi.
  • Phương pháp phá thai được chỉ định: Đây là yếu tố quyết định chính tới chi phí phá thai 7 tuần tuổi giá hết bao nhiêu tiền. Tùy thuộc vào phương pháp phá thai mà các bác sĩ chỉ định, mức giá phá thai 7 tuần tuổi trong mỗi trường hợp sẽ có các mức phí khác nhau.
  • Tùy thuộc vào cơ sở phá thai: Dựa trên thương hiệu, độ uy tín, bác sĩ thăm khám, thực hiện phá thai tại các cơ sở,… có thể có mức chi phí khác nhau. Thường thì trên thực tế mức chi phí phá thai 7 tuần có thể sẽ cao hơn bình quân nếu chị em thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín, được thăm khám, thực hiện phá thai bởi các bác sĩ sản phụ khoa giàu kinh nghiệm chuyên môn.

chi phí phá thai 7 tuần

Chi phí phá thai 7 tuần là bao nhiêu?

Làm sao để có thể giảm đau khi áp dụng phương pháp phá thai bằng thuốc?

Trên thực tế, sau khi phá thai bằng thuốc khoảng 1 ngày hoặc hơn, các chị em thường sẽ có biểu hiện đau bụng, ra máu, giống như bị hành kinh. Cảm giác đau bụng thường ở mỗi chị em phụ nữ khác nhau. Ở những người chưa có sinh nở lần nào thì cảm giác đau bụng sẽ giống như đang trong thời kỳ kinh nguyệt. Mặt khác, với những người đã từng sinh con, nó giống như cơn co hồi tử cung sau đẻ từ 2-3 ngày.

Tùy thuộc vào ngưỡng đau của mỗi người, các chị em có thể uống thêm thuốc giảm đau có chứa paracetamol hoặc là ibuprofen. Khi dùng các thuốc giảm đau, các chị em cần chú ý tuân thủ theo đúng hướng dẫn của dược sĩ/bác sĩ, không được tự ý uống liều cao hơn.

Để thuốc giảm đau không bị giảm hoặc mất đi tác dụng, chú ý là chỉ uống thuốc với nước lọc, không uống cùng với rượu, trà hay cà phê. Trong trường hợp cơn đau bụng ngày một dữ dội, kéo dài, kèm theo đó là các triệu chứng âm đạo ra máu màu đen, có lẫn máu cục trong đó, sốt cao, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, ngất xỉu,… nên chủ động thăm khám càng sớm càng tốt. Đây có thể là dấu hiệu của hiện tượng sót thai, thai chết lưu, viêm nhiễm ở đường sinh dục,…

Sau khi tiến hành phá thai bằng thuốc dưới 7 tuần tuổi nên ăn gì?

Sau khi thực hiện phá thai, cơ thể của các chị em thường trở nên yếu hơn trước rất nhiều, nguyên nhân là do mất máu. Bởi vậy, lúc này cần cung cấp đầy đủ protein cùng các vitamin, khoáng chất, đặc biệt là sắt để bồi bổ cơ thể và bổ sung cho lượng máu đã mất đi.

Những thực phẩm tốt cho trường hợp bị thiếu máu sau phá thai là nho, táo, mía, bí đỏ. Những thực phẩm này trên thực tế, hàm lượng vitamin khá đa dạng, chứa một lượng sắt khá lớn cùng với lượng phốt pho ổn định tốt cho cơ thể. Trong khẩu phần ăn hàng ngày, các chị em nên bổ sung thêm các món chế biến từ rau ngót và rau dền. Chúng cũng sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng thiếu máu. Ngoài những thực phẩm kể trên ra, bạn có thể bổ sung thêm cá tươi, trứng, sữa, gan động vật, các loại hoa quả tươi,…

Vitamin E cũng là một trong các loại dưỡng chất cần lưu ý. Vitamin này tan được trong dầu giúp bảo vệ cơ thể chống lại những phản ứng oxy hóa có hại. Các nguồn thực phẩm giàu vitamin E có thể kể đến như dầu thực vật, rau lá xanh, các loại hạt, các loại đậu,…

Trên đây là giải đáp phá thai 7 tuần bằng thuốc có hại không? Chi phí phá thai 7 tuần. Nếu các chị em có thắc mắc khác cần được bác sĩ tư vấn, hãy gọi tới HOTLINE: 02438.255.599 – 0836.633.399, nhắn tin trực tiếp ngay [TẠI ĐÂY] vào bất kể lúc nào.

Nguồn tham khảo

Cập nhật lần cuối: 11.04.2023

Bài viết liên quan
Bị đông máu có uống được thuốc phá thai mifepristone 200mg không?

Mifepristone 200mg là một phương pháp phá thai an toàn bằng thuốc (phá thai nội khoa) được lựa chọn bởi nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đầy đủ thông tin về công dụng và tác dụng phụ của loại thuốc này. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu những […]

Đọc tiếp
Những tác dụng phụ của thuốc phá thai mifepristone 200mg cần lưu ý

Mifepristone 200mg là một loại thuốc chuyên khoa được sử dụng với mục đích chấm dứt sự phát triển của thai kỳ và kích thích tử cung co thắt để đẩy phôi thai đã dừng phát triển ra khỏi cơ thể. Mifepristone 200mg thực chất là thuốc như thế nào, tác dụng ra sao, những […]

Đọc tiếp
Hút thai xong có nên uống nước rau ngót?

Hút thai là một phương pháp phá thai ngoại khoa được áp dụng phổ biến tại các cơ sở y tế nhằm chấm dứt sự phát triển của thai nhi. Phương pháp này được giới chuyên gia đánh giá là an toàn và hiệu quả cao nếu thực hiện đúng cách. Tuy nhiên, sau khi […]

Đọc tiếp
Sau khi phá thai nên uống sữa gì để nhanh khỏe?

Việc phá thai là điều không ai mong muốn tuy nhiên nó lại khiển cơ thể phụ nữ sa sút cả về thể chất lẫn tinh thần. Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng để cơ thể sớm phục hồi là điều vô cùng quan trọng trong thời gian này. Nhiều phụ nữ chọn sữa […]

Đọc tiếp
Sau khi phá thai có nên uống sắt không?

Phá thai dù bằng hình thức nào cũng để lại những tổn thất lớn về cả thể chất lẫn tinh thần của người phụ nữ. Chính vì vậy, đây là thời điểm chị em cần được chăm sóc sức khỏe để tránh những biến chứng và nhanh chóng hồi phục. Nhiều chị em thắc mắc […]

Đọc tiếp
Bác sĩ : Hà Thị Huệ Chuyên khoa I Chuyên ngành Sản phụ khoa
Chức vụ bằng cấp
  • Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa tại đại học Y hà nội.
  • Bác sĩ lâm sàng khám và điều trị bệnh sản phụ khoa hơn âđ năm.
  • Bác sĩ tại Hộ sinh A – Trung tâm y tế quận Hoàn Kiếm
  • Tham gia các chương trình đào tạo quốc gia về chuyên ngành sản phụ khoa ( hội nghị sản phụ khoa Việt Pháp…)
  • Đạt lao động tiên tiến trong chuyên môn.
Sở trường chuyên môn
  • Tư vấn + khám và điều trị bệnh về viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung…
  • Tư vấn và điều trị rối loạn kinh nguyệt ,tiền mãn kinh…
  • Tư vấn và điều trị các bệnh lý như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng.
  • Kinh nghiệm phong phú trong công tác phá thai ngoài mong muốn và kế hoạch hoá gia đình.
  • Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: sùi mào gà,lậu,giang mai,Hecpet sinh dục…
  • Tư vấn và điều trị vô sinh hiếm muộn.
  • Phục hồi chức năng và thẩm mỹ vùng kín.
  • Siêu âm thai kỳ và siêu âm bệnh lý trong sản phụ khoa.
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Đăng ký khám trực tuyến