Mẹ bầu ăn sò huyết được không?

Ngày đăng: 12-07-2023 Tham vấn: Đinh Thị Quỳnh Huế Đăng bởi: Đinh Thị Quynh Huế

Sò huyết là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Mẹ bầu ăn sò huyết được không là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm tìm hiểu. Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết sau đây để tìm ra lời giải đáp cho vấn đề này.

Mục lục
  • 1. Những lợi ích của sò huyết đối với bà bầu
  • 2. Mẹ bầu ăn sò huyết được không?
  • 3. Tại sao mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn sò huyết?
  • 4. Bầu sau 3 tháng đầu có nên ăn sò huyết không?
  • 5. Lưu ý khi ăn sò huyết

Những lợi ích của sò huyết đối với bà bầu

Sò huyết có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và đa dạng, không chỉ cung cấp nguồn đạm phong phú mà còn chứa nhiều khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Trong 100g sò huyết có chứa các thành phần:

  • Moisture: 81,3g
  • Protein: 11,7g
  • Lipid: 1,2g
  • Các chất khoáng; các loại vitamin A, B1, B2, C;
  • Năng lượng: 71,2Kcal.

Những lợi ích của sò huyết đối với bà bầu

Những lợi ích của sò huyết với bà bầu

Giúp bổ máu

Hàm lượng Fe và vitamin A có trong sò huyết alf những dưỡng chất giúp cung cấp lượng máu lớn cho cơ thể. Mẹ bầu ăn sò huyết sẽ có đủ lượng máu giúp nuôi dưỡng thai nhi, tạo điều kiện cho bé phát triển toàn diện.

Giúp phát triển khung xương

Trong sò huyết có chứa axit béo Omega 3, đây là thành phần quan trọng đối với sự phát triển của não bộ và mắt bé. Đồng thời, canxi trong sò huyết giúp phát triển khung xương của thai nhi.

Hỗ trợ sự phát triển của não bộ

Trong sò huyết có chứa nhiều hàm lượng omega 3 – dưỡng chất giúp não bộ phát triển. Bổ sung sò huyết vào trong thực đơn thai kỳ sẽ là nguồn omega 3 tự nhiên an toàn cho mẹ bầu. Bà bầu ăn sò huyết giúp thai nhi phát triển rất tốt, thông minh hơn khi chào đời.

  • XEM THÊM:

Ăn sò huyết có tốt không?

Mẹ bầu ăn sò huyết được không?

Sò huyết là 1 loại hải sản chứa nhiều giá trị dinh dưỡng như sắt, Vitamin B1, vitamin A, vitamin PP, vitamin B2, vitamin C, Canxi và được chế biến thành các món ăn ngon hấp dẫn. Vậy mẹ bầu ăn sò huyết được không?

Các chuyên gia cho biết, để trả lời được câu hỏi này, cần chia làm 2 đối tượng:

  • Bầu 3 tháng đầu: Đối với mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn sò huyết bởi nó có khả năng nhiễm nhiều loại vi khuẩn có hại khiến tiêu hóa của mje bị ảnh hưởng, dễ ốm nghén. Nguy cơ nhiễm trùng tiêu hóa cao. Hoặc 1 số trường hợp mẹ có cơ địa dễ bị dị ứng có thể gây ra tình trạng ngứa, nổi mề đay, đỏ mặt,…

Mẹ bầu ăn sò huyết được không

3 tháng đầu bà bầu không nên ăn sò huyết

  • Bầu sau 3 tháng: Lúc này thai nhi đã phát triển tương đối, mẹ cũng thích nghi được với những thay đổi của cơ thể. Tình trạng ốm nghén giảm bớt. Ăn sò huyết lúc này có thể mang lại nhiều lợi ích như bổ máu, giúp bé phát triển về não bộ và hệ xương khớp,…

Tại sao mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn sò huyết?

Sự thay đổi của các hormone thai kỳ khiến mẹ bầu thường gặp tình trạng ốm nghén 3 tháng đầu, hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. Trong giai đoạn này, nếu mẹ bầu bổ sung sò huyết vào thực đơn dinh dưỡng, có thể khiến hệ tiêu hóa yếu dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng.

Một số nguyên nhân các bác sĩ khuyên mẹ bầu không nên ăn sò huyết trong 3 tháng đầu của thai kỳ:

Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng

Bản chất của sò huyết là loại hải sản sống ở trong bùn nước nên nó có chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như viêm gan A, thương hàn, kiết lỵ, giun sán,…

Trong thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ hormone cơ thể thay đổi khiến mẹ bầu cảm thấy chán ăn, buồn nôn. Do đó, nếu ăn sò huyết sẽ cảm thấy tình trạng ốm nghén nặng nề hơn.

Ngoài ra, sò huyết còn chứa hàm lượng protein cao nên ăn quá nhiều rất dễ gây trướng bụng, đau bụng do cơ thể không tiêu hóa hết được lượng protein dư thừa, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của mẹ.

Dị ứng khi ăn sò huyết

Các chuyên gia cho biết, trong sò huyết có chứa chất vibrio parahaemolyticus, hapten khi ăn vào sẽ sản sinh ra histamin, chất này chỉ bị phân hủy khi được nấu chín ở nhiệt độ cao. Các chất này sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch dễ gây tình trạng dị ứng, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy.

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, sức khỏe của mẹ vẫn chưa ổn định và hệ tiêu hóa trở nên nhạy cảm hơn. Do đó, mẹ cần tránh ăn sò huyết thời điểm này.

Ngộ độc thực phẩm

Hiện nay, bởi môi trường ô nhiễm và lượng chất thải không được xử lý đúng cách tại các doanh nghiệp khiến hàm lượng thủy ngân trong các loại hải sản ngày càng tăng cao. Vì vậy, mẹ ăn nhiều hải sản nói chung và sò huyết nói riêng có nguy cơ ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé,

Nguy cơ dị tật thai nhi

3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn thai nhi đang hình thành và phát triển. Vì thế mẹ phải hết sức cẩn thận trong việc chọn lọc thức ăn mỗi ngày. Các chuyên gia cho biết sò huyết còn là loại hải sản chứa hàm lượng retinol rất cao. Đây là nguyên nhân gây ra các dị tật bẩm sinh đến em bé.

bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn sò huyết không

Bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn sò huyết không?

Bầu sau 3 tháng đầu có nên ăn sò huyết không?

Sau giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, khi thai nhi đã phát triển, cơ thể mẹ bầu đã kịp làm quen với những thay đổi, tình trạng ốm nghén cũng giảm dần và sức khỏe mẹ đang ổn định hơn. Lúc này mẹ có thể ăn sò huyết nhưng cần chú ý chỉ ăn một lượng vừa phải để đảm bảo an toàn và mang lại những lợi ích cho thai kỳ.

Theo khuyến nghị của các chuyên gia, mẹ chỉ nên ăn sò huyết 2- 3 lần/tháng. Mặc dù sò huyết là loại hải sản giàu chất dinh dưỡng nhưng mẹ bầu không nên ăn quá nhiều để tránh gây đầy bụng, khó tiêu do lượng đạm cao.

Bên cạnh đó, mẹ nên lựa chọn nơi uy tín, đảm bảo chất lượng khi mua sò huyết. Mẹ cần rửa sạch và sơ chế để loại bỏ vi khuẩn, tạp chất bên ngoài. Trong lúc chế biến món ăn, mẹ hãy nấu chín để tránh ngộ độc và nhiễm khuẩn.

Lưu ý khi ăn sò huyết

  • Sau đây là một số lưu ý mà mẹ nên biết khi thèm sò huyết nhé:
  • Tránh chọn mua sò huyết có mùi hôi vì có thể lúc này sò đã chết. Mẹ nên chọn những con mở miệng, nhìn thấy được phần thịt bên trong nhé.
  • Khi mang sò về, mẹ nên ngâm nước khoảng nửa tiếng cho sò nhả sạch bùn đất.
  • Hãy ngâm vào nước muối khoảng 5-7 tiếng trước khi chế biến để đảm bảo sò được làm sạch hoàn toàn mẹ nha.
  • Các triệu chứng dị ứng với sò huyết thường xuất hiện các tổn thương ở da như: nổi mề đay, phù mạch, đỏ bừng mặt, sổ mũi, hắt xì, ngứa mắt, ngứa mũi, tróc da tay chân,…
  • Phụ nữ mang thai và sau khi sinh tốt hơn là không nên dùng sò huyết. Vì hàm lượng retinol trong sò huyết vượt mức an toàn đối với sự phát triển của thai nhi. Do vậy, mẹ bầu nếu dùng nhiều sẽ dễ gây dị tật ở thai nhi.

Bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc mẹ bầu ăn sò huyết được không. Ngoài ra, nếu như còn bất kỳ vấn đề nào khác chưa rõ hãy gọi đến số: 0836.633.399 hoặc CLICK [TẠI ĐÂY] để được các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất.

Nguồn tham khảo

Cập nhật lần cuối: 13.07.2023

Bài viết liên quan
Cùng tìm hiểu: Có nên uống vitamin e mỗi ngày không?

Vitamin E là một trong những chất chống oxy hoá mạnh mẽ và cần thiết với cơ thể. Đặc biệt là đối với chị em phụ nữ. Tuy nhiên sử dụng vitamin E như thế nào để mang lại sức khoẻ cho cơ thể thì không phải ai cũng biết cách sử dụng. Vậy thì […]

Đọc tiếp
Bị đông máu không nên ăn gì?

Đông máu là cơ chế tự nhiên của cơ thể, giúp cơ thể cầm máu và tránh mất máu. Tuy nhiên việc hình thành máu đông bất thường hoặc hình thành máu đông tại những vị trí như: tim, phổi, não… sẽ rất nguy hiểm. Những cục máu đông cũng chính là nguyên nhân hàng […]

Đọc tiếp
Sốt xuất huyết bị đông máu có nguy hiểm không?

Sốt xuất huyết là một căn bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus dengue được truyền từ người bệnh sang người lành qua muỗi vằn. Bệnh này nếu không được điều trị đúng cách có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, trong đó có tình trạng rối […]

Đọc tiếp
Nên cho trẻ uống vitamin d vào lúc nào?

Vitamin D là loại vitamin đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển sức khỏe toàn diện của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thời điểm và cách cung cấp đủ vitamin D cho trẻ. Chính vì vậy, bài viết hôm nay sẽ đưa ra những thông tin hữu ích […]

Đọc tiếp
Bầu ăn sò lông được không? Ăn sò lông có tốt không?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình mang thai. Vì vậy, mẹ bầu cần lựa chọn những thực phẩm bổ dưỡng để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho cả mẹ và bé. Nhiều người băn khoăn không biết bầu ăn sò lâu được không? Ăn sò lông có […]

Đọc tiếp
Bác sĩ : Đinh Thị Quỳnh Huế Chuyên khoa cấp I chuyên ngành Sản phụ khoa
Chức vụ bằng cấp
  • Tốt nghiệp đại học y Thái Bình
  • Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa 1 tại Đại học Y Hà Nội chuyên ngành Sản phụ khoa
  • Trưởng khoa chăm sóc sức khỏe “bà mẹ – kế hoạch hóa gia đình”.
  • Trưởng khoa nam học – vị thành niên tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Ninh Bình.
Sở trường chuyên môn
  • Chẩn đoán, tư vấn và điều trị các bệnh phụ khoa
  • Điều trị vô sinh – hiếm muộn
  • Thực hiện kế hoạch hóa gia đình: phá thai an toàn dưới 12 tuần tuổi.
  • Điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục: lậu, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục…
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Đăng ký khám trực tuyến