Dấu hiệu nhận biết thai ngoài tử cung, siêu âm có phát hiện không?
Tình trạng mang thai ngoài tử cung là tình trạng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của người phụ nữ. Vì vậy mà nhiều chị em khi mang thai cũng có những thắc mắc không biết mang thai ngoài tử cung thì dấu hiệu nhận biết như thể nào và liệu sử dụng siêu âm có thể phát hiện ra không? Dưới đây chúng ta sẽ cùng với bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế – CK cấp I chuyên ngành Sản phụ khoa, hơn 20 năm kinh nghiệm lâm sàng trong chẩn đoán, điều trị, tư vấn về phụ khoa.
- 1. Tình trạng mang thai ngoài tử cung là như thế nào?
- 2. Một số dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài tử cung
- 3. Siêu âm có phát hiện mang thai ngoài tử cung không?
- 4. Biện pháp điều trị khi mang thai ngoài tử cung
- 5. Mang thai ngoài tử cung và cách phòng tránh tình trạng mang thai ngoài tử cung
Tình trạng mang thai ngoài tử cung là như thế nào?
Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng được thụ tinh, nhưng không làm tổ ở bên trong tử cung mà có thể làm tổ tại các vị trí khác như: vòi trứng, ổ bụng, buồng trứng,…
Thông thường trứng sau khi được thụ tinh sẽ tạo thành hợp tử, vừa tiến hành phân chia và đồng thời di chuyển đến buồng tử cung và làm tổ bên trong tử cung. Nhưng vì một lý do tác động nào đó khiến cho hợp tử trứng không thể di chuyển đến tử cung, phôi thai di chuyên nhầm chỗ và gây ra hiện tượng thai ngoài tử cung rất nguy hiểm.
Mang thai ngoài tử cung là một bệnh lý sản phụ cấp tính, cần phải có biện pháp y tế để can thiệp sớm. Khi phôi thai phát triển có thể dẫn đến vỡ và khiến cơ thể mất nhiều máu trong ổ bụng. Thai ngoài tử cung rất nguy hiểm và đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của các sản phụ vì vậy mà việc mang thai ngoài tử cung là không thể duy trì cần tiến hành đình chỉ thai càng sớm càng tốt.
Một số dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài tử cung
Việc mang thai ngoài tử cung đôi khi không có những biểu hiện lâm sàng đặc trưng, thông thường mang thai ngoài tử cung sẽ có những biểu hiện như việc mang thai thông thường. Hoặc khi thai ngoài tử cung có nguy cơ bị vỡ thì có thể xuất hiện các biểu hiện rõ ràng hơn. Tuy nhiên những biểu hiện này thường rất dễ bị nhầm với tình trạng đau dạ dày và rối loạn kinh nguyệt. Do đó mà đa phần các trường hợp mang thai ngoài tử cung thường được phát hiện muộn.
Dưới đây là một số dấu hiệu có thể giúp bạn nhận biết tình trạng mang thai ngoài tử cung:
Chậm kinh:
Thực tế đây là dấu hiệu đặc trưng để nhận biết mang thai bình thường, rất phổ biến. Việc mang thai ngoài tử cung cũng có dấu hiệu trậm kinh để báo cơ thể đã mang thai. Tuy nhiên chậm kinh cũng không hẳn đã là mang thai vì vậy nếu nghi ngờ mang thai bạn có thể sử dụng que thử thai để kiểm tra chắc chắn.
Ra máu âm đạo:
Hiện tượng ra máu âm đạo khá giống với hành kinh, vì vậy mà chị em nữ giới cũng không dễ dàng để phân biệt chảy máu âm đạo bất thường với máu của chu kỳ kinh nguyệt. Chảy máu âm đạo khi mang thai thường có màu đỏ nâu, dạng lỏng. Tình trạng chảy máu này thường xuất hiện vài ngày và kết thúc, vì vậy mà rất nhiều chị em phụ nữ bị nhầm lẫn và không nhận ra mình mang thai.
Mang thai ngoài tử cung thường sẽ xuất hiện tình trạng chảy máu rỉ rả, kéo dài, có lẫn các mảnh màng, có màu nâu, đen bất thường.
Đau bụng:
Một trong những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung thường gặp chính là tình trạng đau bụng dưới. Tình trạng đau bụng có thể xuất hiện đột ngột, đau quặn hoặc đau âm ỉ kéo dài. Khi thai ngoài tử cung dọa vỡ thì tình trạng đau sẽ tăng lên nhiều hơn. Những cơm đau bụng âm ỉ khó chịu, đến đau quằn quại một bên, cơn đau kéo dài nhiều ngày không hết, kèm với đó là chứng táo bón.
Những biểu hiện khẩn cấp:
Khi thai ngoài tử cung có biểu hiện vỡ, gây nên tình trạng xuất huyết thì tình trạng đau bụng sẽ trở nên dữ dội, người mẹ có thể rơi vào trạng mệt mỏi, nhợt nhạt, hoặc thậm chí sốc, ngất xỉu khi thai ngoài tử cung bị vỡ. Trong trường hợp thai ngoài tử cung bị vỡ sẽ rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mang vì vậy cần được cấp cứu và có biện pháp y tế can thiệp nhanh chóng.
Siêu âm có phát hiện mang thai ngoài tử cung không?
Việc nhận biết và phát hiện mang thai ngoài tử cung sớm sẽ hạn chế được những nguy hiểm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này cũng như sức khỏe và tính mạng. Việc thăm khám phụ khoa, vùng chậu có thể giúp bác sĩ xác định được vị trí làm tổ của thai nhi. Tuy nhiên nếu bạn mới mang thai, phôi chưa di chuyển vào tử cung thì việc thăm khám lâm sàng cũng chưa thể xác định chính xác việc cơ thể mang thai. Một số biện pháp thăm khám có thể xác định việc mang thai ngoài tử cung:
- Siêu âm đầu dò: là phương pháp siêu âm dùng một đầu dò cực nhỏ để chèn vào âm đạo, sau đó phát ra sóng siêu âm và thu các hình ảnh bên trong cơ quan sinh dục và phát lên màn hình. Qua đó các bác sĩ có thể thấy rõ vị trí của trứng được thụ tinh là ở bên ngoài hay bên trong tử cung.
- Siêu âm ổ bụng: được thực hiện bằng cách sử dụng dụng cụ siêu âm thông thường để kiểm tra ổ bụng, phương pháp này không phải là phương pháp đặc hiệu để chẩn đoán thai ngoài tử cung. Nhưng siêu âm này giúp phát hiện tình trạng túi thai không nằm trong tử cung. Và kết hợp cùng với một số xét nghiệm khác có thể giúp xác định tình trạng thai ngoài tử cung.
- Xét nghiệm hCG: Khi mang thai cơ thể có nồng độ hCG tăng cao hơn bình thường. Việc xét nghiệm nồng độ hCG có thể thực hiện để xác định chẩn đoán hoặc loại trừ mang thai ngoài tử cung.
Như vậy việc siêu âm là đặc biệt cần thiết đối với phụ nữ khi mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn đầu khi bắt đầu mang thai. Nếu việc siêu âm bình thường bị hạn chế khi phôi thai còn quá nhỏ, không hiện thị thì có thể áp dụng siêu âm đầu dò, với độ nhạy cao và có thể xác định ngay cả khi phôi thai còn nhỏ.
Do đó việc tiến hành siêu âm khi mang thai hoàn toàn có thể phát hiện tình trạng mang thai ngoài tử cung.
Biện pháp điều trị khi mang thai ngoài tử cung
Khi phải hiện tình trạng mang thai ngoài tử cung, thì tùy thuộc vào kích thước cũng như vin trí của phôi thai, các bác sĩ có thể chỉ định điều trị qua hai biện pháp phổ biến là nội khoa và ngoại khoa:
Điều trị nội khoa:
Khi mang thai ngoài tử cung nếu phát hiện sớm khi phôi thai nhỏ có thể sử dụng thuốc Methotrexate, đây là một dạng chất gây ngộ độc chế bào, thuốc được tiêm vào phôi thai để làm chết tế bào của phôi thai.
Để có thể tiến hành biện pháp này, cơ thể người mẹ yêu cầu sức khỏe như sau:
- Tình trạng lưu thông hoạt động của máu ổn định.
- Nồng độ βhCG nhỏ hơn hoặc bằng 5 nghìn UI/ml.
- Không phát hiện thấy sự phát triển của chảy máu ổ bụng.
- Tim thai không hoạt động.
- Kích thước của thai ngoài tử cung phải nhỏ hơn 3 – 4 cm.
Điều trị ngoại khoa:
Biện pháp điều trị ngoại khoa là biện pháp loại bỏ phôi thai ngoài tử cung bằng phương pháp mộ nội soi hoặc phẫu thuật để loại bỏ phôi thai.
Nếu tình trang thai ngoài tử cung, chưa vỡ hoặc chỉ mới có biệu hiện rỉ máu thì nên thực hiện biện pháp mổ nội soi. Nhưng nếu tình trạng phôi thai ngoài tử cung phát hiện muộn, thai bị vỡ và chảy nhiều máu bên trong ổ bụng thì cần phải tiến hành phẫu thuật mở để loại bỏ.
Điều trị ngoại khoa khi mang thai ngoài tử cung là biện pháp can thiệp mở vì vậy cần được tiến hành tại các bệnh viện, cơ sở chữa trị chuyên khoa chuyên nghiệp.
Mang thai ngoài tử cung và cách phòng tránh tình trạng mang thai ngoài tử cung
- Yếu tố tác nhân gây nguy cơ mang thai ngoài tử cung bao gồm:
- Nếu từng có tiền sử mang thai ngoài tử cung thì nguy cơ tái mang thai ngoài tử cung lần nữa rất cao.
- Đối với những chị em phụ nữ từng trải qua các phẫu thuật liên quan đến buồng trứng, phẫu thuật vùng chậu thì khả năng mang thai ngoài tử cung cũng tăng cao.
- Viêm nhiễm các cơ quan vùng chậu cũng là một tác nhân có thể khiến bạn mang thai ngoài tử cung.
- Do tác động, ảnh hưởng của tình trạng mắc các bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục.
- Đối với chị em nữ giới thường xuyên sử dụng rượu, bia, chất kích thích… sẽ khiến nguy cơ mang thai ngoài tử cung tăng cao.
- Phụ nữ mang thai khi quá 35 tuổi cũng sẽ có nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao hơn bình thường.
- Phòng tránh hạn chế nguy cơ mang thai ngoài tử cung:
Để hạn chế thấp nhất những nguy cơ mang thai ngoài tử cung, chị em phụ nữ có thể tham khảo thêm một số lời khuyên của Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế như sau:
- Có biện pháp tránh thai an toàn, phù hợp. Nếu có kế hoạch sinh con thì cần thăm khám, theo dõi sức khỏe thường xuyên định kỳ. Đặc biệt là khám tổng quát và khám phụ khoa để đánh giá và cải thiện khả năng thụ thai. Đồng thời có thể cải thiện tình trạng sức khỏe của người mẹ để đảm bảo thuận lợi trong quá trình mang thai.
- Tiêm phòng những mũi tiêm cần thiết trước khi mang thai, để hạn chế những bệnh có thể gây ảnh hưởng đến thụ thai và mang thai.
- Hạn chế những thói quen xấu, kém khoa học như thức khuya, thường xuyên sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá…
Trên đây là những thông tin kiến thức được tổng hợp từ chia sẻ của Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế về tình trạng mang thai ngoài tử cung. Hy vọng thông qua bài viết này chị em đã có thêm thông tin về mang thai ngoài tử cung cũng như những dấu hiệu nhận biết và biện pháp xác định mang thai ngoài tử cung hiệu quả.
Cập nhật lần cuối: 14.09.2022
Siêu âm là việc làm không thể thiếu trong quá trình mang thai. Siêu âm giúp bà mẹ và bác sĩ theo dõi và nắm được sự phát triển của thai qua từng giai đoạn. Hiện nay khi nền y học ngày càng phát triển, hình thức và các thiết bị siêu âm cũng ngày […]
Đọc tiếpSiêu âm thai được biết tới là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn để xem xét, theo dõi, kiểm tra sự phát triển của thai nhi trong tử cung. Nhiều chị em thắc mắc thai 12 tuần nên siêu âm 2D hay 4D? Sự phát triển của thai nhi 12 tuần […]
Đọc tiếpSiêu âm 4D thai 12 tuần là một kiểm tra cần thiết nhằm đánh giá sự phát triển của em bé vào cuối tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ. Vào tuần thứ 12, các cơ quan và hệ thống cơ thể của em bé được hình thành và mẹ bầu có thể thực […]
Đọc tiếpSiêu âm là việc làm không thể thiếu trong quá trình mang thai. Hiện nay khi nền y học ngày càng phát triển, hình thức siêu âm cũng ngày càng đa dạng và hiện đại hơn rất nhiều. Siêu âm 4D là một trong những phương pháp siêu âm hiện đại nhất hiện nay. Tuy […]
Đọc tiếpSiêu âm tuần 23 là một trong những mốc siêu âm quan trọng nhất trong suốt thai kỳ. Bởi đây được xem là thời điểm “vàng” để phát hiện sớm những dị tật thai nhi qua đó có hướng can thiệp kịp thời. Vậy những chỉ số siêu âm 4d thai 23 tuần phát hiện […]
Đọc tiếpBác sĩ Thắng tốt nghiệp bác sĩ Đa khoa ngoại – Sản tại trường Đại học Y Thái Bình, là bác sĩ Trưởng khoa Ngoại tổng hợp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Sau đó, bác sĩ tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I ngoại tại trường Đại học Y Hà Nội. Trải qua quá trình công tác nhiều năm, bác sĩ giữ nhiều chức vụ quan trọng: Là giảng viên tại trường Đại học Y Thái Bình, giảng viên BCH hội Thận – tiết niệu Việt Nam, tham gia nhiều khóa học (nội soi tiết niệu, nội soi ổ bụng…), các đề tài nghiên cứu khoa học… Bác sĩ từng công tác tại các phòng khám lớn của Thủ đô sau khi nghỉ hưu. Hiện tại bác sĩ công tác tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế Hà Nội với chuyên môn: Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn…
- Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn
- Tư vấn và điều trị rối loạn chức năng sinh lý: xuất tinh sớm, liệt dương
- Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam giới: lậu, sùi mào gà, giang mai, chlamydia
- Thực hiện cấp cứu thông thường cho bệnh nhân