Có nên đắp rau diếp cá hút mủ vết thương không?

Ngày đăng: 19-12-2022 Tham vấn: Nguyễn Thị Minh Tâm Đăng bởi: Nguyễn Thị Minh Tâm

Diếp cá là một loại rau gia vị phổ biến, giúp kích thích tiêu hóa và tăng thêm mùi vị cho món ăn. Không chỉ thế, có rất nhiều người còn đang truyền tai nhau về công dụng loại bỏ mủ, làm vết thương nhanh lành của loại rau này. Vậy thực hư vấn đề này ra sao? Có nên đắp rau diếp cá hút mủ vết thương không ? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có lời giải đáp về vấn đề này!

Mục lục
  • 1. MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG VỀ RAU DIẾP CÁ
  • 2. MỘT SỐ TÁC DỤNG CỦA RAU DIẾP CÁ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE
  • 3. MẸO LÀM GIẢM MƯNG MỦ, GIÚP VẾT THƯƠNG MAU LÀNH BẰNG RAU DIẾP CÁ
  • 4. CÓ NÊN ĐẮP RAU DIẾP CÁ HÚT MỦ VẾT THƯƠNG KHÔNG ?
  • 5. MỘT SỐ LƯU Ý KHI CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG HỞ TẠI NHÀ
  • 6. NGƯỜI CÓ VẾT THƯƠNG HỞ NÊN ĂN GÌ?

MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG VỀ RAU DIẾP CÁ

Rau diếp cá là một loại rau gia vị quen thuộc, giúp làm dậy mùi vị của món ăn. Không chỉ thế, lá và thân của loại rau này còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh. Khi vò nát, lá rau diếp cá sẽ có hơi tanh giống như mùi cá.

rau diếp cá

Rau diếp cá có tác dụng gì?

Theo các nghiên cứu khoa học thì trong cây diếp cá có chứa chất decanoyl-acetaldehyd có tác dụng giống như thuốc kháng sinh. Do đó, loại rau này có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng và nấm. Bên cạnh đó, trong rau diếp cá còn có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như: Vitamin A, vitamin B, protein, canxi, magie, kali, chất xơ, axit lauric…

MỘT SỐ TÁC DỤNG CỦA RAU DIẾP CÁ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

Đối với nhiều người, rau diếp cá có mùi tanh khá khó chịu và không dễ ăn. Tuy nhiên, loại rau này lại mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe như:

  • Rau diếp cá giúp điều trị mụn hiệu quả: Trong rau diếp cá có chứa chất kháng sinh tự nhiên decanoyl – acetaldehyd nên nó có thể được sử dụng để điều trị tình trạng nổi mụn trứng cá. Cách thực hiện như sau: Rau diếp cá đem đi rửa sạch rồi giã nát và hòa thêm một chút muối vào hỗn hợp này. Sau đó, các bạn hãy đắp hỗn hợp này lên vùng da bị mụn. Kiên trì thực hiện phương pháp này sẽ giúp tình trạng nổi mụn trên da được cải thiện rõ rệt.
  • Rau diếp cá giúp kiểm soát cân nặng: Các thành phần hợp chất trong rau diếp cá sẽ giúp làm giảm mỡ dư thừa trong cơ thể, duy trì một cân nặng hợp lý.
  • Rau diếp cá giúp lợi tiểu: Rau diếp cá có chứa hàm lượng lớn chất quexitin và các hợp chất vô cơ khác nên có tác dụng lợi tiểu rất mạnh. Việc sử dụng nước ép rau diếp cá thường xuyên sẽ giúp kích thích đẩy những hạt sỏi nhỏ ra bên ngoài thông qua đường nước tiểu. Chính vì vậy, các bác sĩ thường khuyên những bệnh nhân đang bị sỏi thận nên ăn nhiều rau diếp cá để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
  • Rau diếp cá giúp duy trì một đôi mắt sáng khỏe: Trong rau diếp cá có chứa zeaxanthin rất có lợi trong việc cải thiện thị lực. Zeaxanthin là một chất chống oxy hóa, giúp phòng ngừa các bệnh về mắt như: Đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Do đó. các bạn nên uống nước ép rau diếp cá thường xuyên để có được một đôi mắt sáng khỏe.
  • Rau diếp cá giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể: Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra: Rau diếp cá có thể giúp kích thích quá trình sản sinh tế bào bạch huyết, giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể chống lại các loại virus, vi khuẩn gây bệnh. Do đó, để giúp cơ thể luôn được khỏe mạnh, các bạn hãy bổ sung loại rau này vào chế độ ăn hàng ngày của mình.

tác dụng của rau diếp cá với sức khỏe

Kháng viêm, giảm mụn với rau diếp cá

MẸO LÀM GIẢM MƯNG MỦ, GIÚP VẾT THƯƠNG MAU LÀNH BẰNG RAU DIẾP CÁ

Rau diếp cá có chứa chất decanol – acetaldehyde và các dẫn xuất ceton như: methynol ceton,….có tác dụng sát trùng vết thương, chống viêm và phục hồi tế bào da hiệu quả. Vì vậy, nhiều người thường sử dụng loại rau này để đắp lên vết thương để loại bỏ mủ và giúp vết thương mau lành. Cụ thể, cách làm như sau:

Lấy 20 lá rau diếp cá đem đi rửa thật sạch, rồi giã nát. Sau đó, lấy bã diếp cá đắp lên vị trí vết thương. Thực hiện ngày 2 lần và trong vòng 3 ngày thì sẽ giúp hút mủ ra khỏi vết thương, làm khô vết thương và giúp nó mau lành hơn.

CÓ NÊN ĐẮP RAU DIẾP CÁ HÚT MỦ VẾT THƯƠNG KHÔNG ?

Có nên đắp rau diếp cá hút mủ vết thương không? Đắp rau diếp cá là một biện pháp thiên nhiên và lành tính được nhiều người lựa chọn áp dụng khi đang có vết thương hở để giúp loại bỏ mủ, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng và làm khô nhanh vết thương.

mẹo làm giảm mưng mủ vết thương bằng rau diếp cá

Rau diếp cá là bài thuốc tốt giúp giảm mưng mủ, làm khô nhanh vết thương

Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo: Trước khi áp dụng phương pháp này, thì các bạn cần phải tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa. Bởi thông thường, trên các loại lá tự nhiên sẽ tồn tại trứng của các loại ký sinh trùng, vi khuẩn. Nếu các bạn tự ý sử dụng các loại lá tự nhiên, trong đó có lá diếp cá đắp lên vết thương hở sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và mối nguy hiểm cho sức khỏe. Hậu quả có thể dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử vết thương, đặc biệt là đối với các trường hợp bệnh nhân cơ cơ địa dễ bị dị ứng hoặc đang mắc bệnh tiểu đường.

Tốt nhất là khi có vết thương hở, thì các bạn nên xử lý theo những bước sau đây:

  • Đầu tiên, các bạn nên sử dụng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn

(như Betadine, Povidone…) để rửa vết thương. Trong lúc rửa, các bạn có thể cắt mở một phần vết thương để rửa sạch.

  • Sau đó, các bạn cần loại bỏ dịch mủ, vi khuẩn và mô hoại tử để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Trong trường hợp vết thương có mủ nặng, bị hoại tử quá lớn và quá sâu thì các bạn cần đến ngay cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám và thực hiện phẫu thuật cắt bỏ phần hoại tử.
  • Người có vết thương mưng mủ có thể sử dụng thuốc kháng sinh ở dạng gel bôi trực tiếp lên vết thương hoặc uống thuốc kháng sinh nếu bị viêm nhiễm nặng. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh cần phải tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Cuối cùng, đối với vết thương nhẹ, các bạn chỉ cần sử dụng băng cá nhân Urgo hay gạc mỏng phủ lên vết thương để tránh bị cọ xát. Đốt với vết thương sâu và lớn, thì trong thời gian nằm viện người bệnh sẽ được các nhân viên y tế tháo và thay băng thường xuyên.

Sau khi xử lý xong vết thương mưng mủ, các bạn cũng cần chú ý tránh vận động mạnh, tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng để giúp vết thương mau lành.

  • XEM THÊM:

Đắp lá gì để hút mủ vết thương

MỘT SỐ LƯU Ý KHI CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG HỞ TẠI NHÀ

  • Trước khi xử lý vết thương hở thì các bạn cần phải cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn để giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
  • Tuyệt đối không được rắc bột kháng sinh lên vết thương hở bởi việc này sẽ tạo lớp vỏ khô bên ngoài, khiến các tế bào bạch cầu, đại thực bào không thể đi đến vết thương để làm vết thương nhanh lành, chống nhiễm khuẩn. Từ đó, khiến vết thương lâu khỏi, chậm lên da non. Ngoài ra, sau khi rắc một vài giờ, thuốc kháng sinh sẽ khô lại, nồng độ kháng sinh thẩm thấu vào các mô bị tổn thương là không đáng kể nên sẽ không thể phòng ngừa được nguy cơ nhiễm trùng.
  • Không được rửa vết thương hở với cồn hay oxy già. Tuy là oxy già giúp tiêu diệt các vi khuẩn; cồn giúp thủy phân các protein và chất béo cấu tạo nên vi khuẩn, nhưng đồng thời chúng cũng tiêu diệt luôn cả các tế bào bạch cầu, tiểu cầu và thậm chí là các mô mới lành. Điều này sẽ khiến vết thương lâu lành và dễ bị nhiễm trùng. Do đó, các bạn chỉ cần rửa sạch vết thương bằng nước sạch hay nước muối sinh lý là đủ.
  • Bất kỳ khi nào thấy băng bị ướt hay bẩn thì các bạn nên thay ngay băng gạc mới. Trong 2 ngày đầu sau bị thương, các bạn nên rửa và bôi lại thuốc kháng sinh lên vết thương mỗi khi thay băng.
  • Nếu các bạn thấy có các dấu hiệu như: Vết thương không lành, vùng bị thương sưng đỏ, đau nhức, chảy mủ hoặc sốt cao, mệt mỏi,… thì các bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý kịp thời bởi rất có thể vết thương đã bị nhiễm trùng.
  • Tránh để vết thương tiếp xúc trực tiếp với nước bởi điều này có thể khiến vết thương bị nhiễm trùng, mưng mủ lâu lành.
  • Tránh vận động quá mạnh bởi việc này sẽ có thể gây rách miệng vết thương, khiến vết thương nặng hơn và lâu lành.
  • Không nên tự mua, sử dụng các loại lá tự nhiên đắp lên vết thương hở bởi có thể khiến vết thương bị nhiễm trùng và hoại tử.

NGƯỜI CÓ VẾT THƯƠNG HỞ NÊN ĂN GÌ?

Để giúp vết thương nhanh lành, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng, các bạn cần tăng cường bổ sung những loại thực phẩm dưới đây vào thực đơn hàng ngày:

  • Thực phẩm giàu vitamin K

Vitamin K là khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo mô và làm lành vết thương. Cùng với canxi, vitamin K giúp kích thích cơ thể sản xuất thrombin, một chất gây đông máu. Do đó, việc bổ sung vitamin K sẽ giúp hỗ trợ chữa lành vết thương nhanh hơn. Vitamin K được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm như: Cà chua, súp lơ, dưa chuột, bắp cải, măng tây,…

  • Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C cũng là một dưỡng chất thiết yếu, tham gia vào quá trình sản sinh collagen giúp tái tạo các liên kết mô trong cơ thể. Bên cạnh đó, vitamin C còn giúp hỗ trợ các tế bào bạch cầu, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng ở vết thương. Một số thực phẩm giàu vitamin C mà các bạn nên bổ sung là: Cam, cà chua, kiwi, ớt chuông, ổi, dâu tây,….

  • Thực phẩm chứa kẽm

Kẽm là một khoáng chất thiếu yếu, giúp duy trì sự ổn định của thành tế bào, DNA, RNA và tổng hợp protein, kích thích sự tăng sinh của các nguyên bào sợi. Từ đó, hỗ trợ làm lành vết thương. Các thực phẩm giàu kẽm mà các bạn nên bổ sung là: Các loại đậu, sữa, trứng, ngũ cốc nguyên hạt, socola đen,…

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các bạn giải đáp băn khoăn có nên đắp rau diếp cá hút mủ vết thương không. Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc gọi đến số 02438.255.599 – 0836.633.399 để được tư vấn và giải đáp cụ thể.

Nguồn tham khảo

Cập nhật lần cuối: 19.12.2022

Bài viết liên quan
Cùng tìm hiểu: Có nên uống vitamin e mỗi ngày không?

Vitamin E là một trong những chất chống oxy hoá mạnh mẽ và cần thiết với cơ thể. Đặc biệt là đối với chị em phụ nữ. Tuy nhiên sử dụng vitamin E như thế nào để mang lại sức khoẻ cho cơ thể thì không phải ai cũng biết cách sử dụng. Vậy thì […]

Đọc tiếp
Bị đông máu không nên ăn gì?

Đông máu là cơ chế tự nhiên của cơ thể, giúp cơ thể cầm máu và tránh mất máu. Tuy nhiên việc hình thành máu đông bất thường hoặc hình thành máu đông tại những vị trí như: tim, phổi, não… sẽ rất nguy hiểm. Những cục máu đông cũng chính là nguyên nhân hàng […]

Đọc tiếp
Sốt xuất huyết bị đông máu có nguy hiểm không?

Sốt xuất huyết là một căn bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus dengue được truyền từ người bệnh sang người lành qua muỗi vằn. Bệnh này nếu không được điều trị đúng cách có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, trong đó có tình trạng rối […]

Đọc tiếp
Nên cho trẻ uống vitamin d vào lúc nào?

Vitamin D là loại vitamin đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển sức khỏe toàn diện của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thời điểm và cách cung cấp đủ vitamin D cho trẻ. Chính vì vậy, bài viết hôm nay sẽ đưa ra những thông tin hữu ích […]

Đọc tiếp
Bầu ăn sò lông được không? Ăn sò lông có tốt không?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình mang thai. Vì vậy, mẹ bầu cần lựa chọn những thực phẩm bổ dưỡng để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho cả mẹ và bé. Nhiều người băn khoăn không biết bầu ăn sò lâu được không? Ăn sò lông có […]

Đọc tiếp
Bác sĩ : Nguyễn Thị Minh Tâm Chuyên khoa y học cổ truyền
Chức vụ bằng cấp
  • Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội khoa Y học cổ truyền
  • Từng có thời gian dài công tác tại Bệnh viện E Hà Nội, giữ chức vụ Trưởng khoa Y học cổ truyền cho đến khi về hưu tháng 9-2013 (thời gian giữ chức vụ trưởng khoa khoảng 10 năm).
  • Hiện nay đang công tác tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế.
Sở trường chuyên môn
  • Nhiều năm công tác trong lĩnh vực sản phụ khoa, nam khoa các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục, bác sĩ đã tích lũy được những kinh nghiệm phong phú trong công tác chẩn đoán, tư vấn và kết hợp điều trị bằng thuốc Đông y trong các bệnh lý: Phụ khoa (viêm nhiễm phụ khoa, bệnh lý cổ tử cung, vòi trứng, buồng trứng, rối loạn kinh nguyệt…); Kế hoạch hóa gia đình (khám, tư vấn tránh thai, đình chỉ thai nghén an toàn; nạo hút thai…); Các bệnh nam khoa (rối loạn chức năng sinh lý ở nam giới; viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn…); Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (sùi mào gà, lậu, herpes sinh dục…).
  • Khám bệnh kê đơn thuốc Đông Y.
  • Châm cứu cấy chỉ, thuỷ châm huyệt.
  • Xoa bóp, bấm huyệt, phục hồi chức năng.
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Đăng ký khám trực tuyến