Bà đẻ có ăn rau ngải cứu được không? Ăn ngải cứu có mất sữa không?
Sau khi sinh con cơ thể người phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn, khí huyết hư hao, cơ thể trải qua nhiều thay đổi. Vì vậy mà chế độ nghỉ ngơi và ăn uống có vai trò quan trọng, nên bổ sung thực phẩm nào để nhanh chóng lấy lại sức khoẻ và không ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho em bé. Nhiều người thắc mắc bà đẻ có ăn rau ngải cứu được không? Ăn rau ngải cứu có mất sữa không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết về vấn đề này cho thai phụ!
- 1. BÀ ĐẺ CÓ ĂN RAU NGẢI CỨU ĐƯỢC KHÔNG? ĂN RAU NGẢI CỨU CÓ MẤT SỮA KHÔNG?
- 2. BÀ ĐẺ ĂN RAU NGẢI CỨU CÓ TÁC DỤNG NHƯ THẾ NÀO?
BÀ ĐẺ CÓ ĂN RAU NGẢI CỨU ĐƯỢC KHÔNG? ĂN RAU NGẢI CỨU CÓ MẤT SỮA KHÔNG?
- Bà đẻ có ăn rau ngải cứu được không?
Sau sinh rất nhiều bà đẻ băn khoăn không biết nên ăn loại thực phẩm nào và nên tránh loại thực phẩm nào. Bởi thực tế là không phải loại thực phẩm, rau xanh hay trái cây nào cũng phù hợp với bà mẹ sau sinh. Vậy thì bà đẻ sau sinh có ăn rau ngải cứu được không?
Nhiều bà mẹ băn khoăn không biết sau sinh có ăn được rau ngải cứu không bởi có nhiều lời khuyên rằng ăn rau ngải cứu sau sinh sẽ gây mất sữa. Tuy nhiên những lời truyền miệng này là không chính xác và thiếu căn cứ khoa học. Thực tế là bà đẻ hoàn toàn có thể ăn được rau ngải cứu.
Rau ngải cứu là một trong những loại rau xanh được bác sĩ khuyên bà mẹ sau sinh nên thêm vào chế độ ăn uống của mình. Sử dụng rau ngải cứu sẽ giúp cơ thể bà bầu giảm hàn, trừ ẩm, ấm kinh và đặc biệt là có tính cầm máu rất tốt, điều hoà kinh nguyệt…
Ngoài ra theo đông y và y học cổ truyền thì ngải cứu không chỉ là một loại rau xanh mà còn là một vị thảo dược rất nhiều công dụng. Ngải cứu hỗ trợ cải thiện và làm giảm những cơn đau bụng bụng ở nữ giới, và các chứng đau bụng khác liên quan đến tiêu hoá đại tiện ra máu…
Như vậy, bà đẻ có ăn rau ngải cứu được không? bà đẻ sau sinh ăn được rau ngải cứu, không những ăn được mà còn rất tốt cho phụ nữ trong giai đoạn hậu sản.
- Bà đẻ ăn rau ngải cứu có mất sữa không?
Như chúng ta vừa tìm hiểu và chia sẻ thì bà bầu có thể ăn được rau ngải cứu và rau ngài cứu với bà đẻ sau sinh cũng rất có lợi. Nếu mẹ đang băn khoăn: ăn rau ngải cứu có mất sữa không? Thì thực tế chưa có nghiên cứu hay những bằng chứng cho thấy bà đẻ ăn rau ngải cứu bị mất sữa và gây ảnh hưởng đến việc nuôi dưỡng em bé.
Như vậy bà đẻ ăn rau ngải cứu có mất sữa không? Bà bầu có thể yên tâm ăn những món ăn từ rau ngải cứu, vừa tốt cho sức khoẻ vừa không lo mất sữa và cũng không ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
Tuy nhiên, cơ thể thể trạng cơ thể của mỗi người là không giống nhau, nếu bạn ít sữa hơn so với những bà mẹ khác thì bạn có thể sử dụng một số biện phát thiên nhiên như: lá đinh lăng, đu đủ xanh… để kích thích cơ thể tăng tiết sữa một cách tự nhiên và hiệu quả.
- Bà đẻ ăn bao nhiêu ngải cứu là phù hợp?
Rau ngải cứu là thực phẩm có lợi cho bà đẻ, tuy nhiên “ cái gì nhiều quá cũng không tốt” bởi vậy mà khi ăn, sử dụng rau ngải cứu bà mẹ cũng cần chú ý đến hàm lượng, ăn uống với lượng rau phù hợp. Vậy thì ăn bao nhiêu rau ngải cứu và ăn như thế nào là phù hợp với bà đẻ?
– Đối với những người đang mắc các bệnh về sỏi thận, xơ vữa động mạnh… thì nên chú ý, hạn chế ăn các món ăn trứng với ngải cứu. Với món trứng chiên ngải cứu bà đẻ chỉ nên ăn 2 bữa/tuần và mỗi lần không quá 1-2 quả trứng. Nguyên nhân là bởi những đối tượng này ăn trứng nhiều sau sinh có thể làm gia tăng nguy cơ máu nhiễm mỡ.
– Đối với những bà đẻ có sức khoẻ bình thường thì có thể ăn từ 2-3 bữa/tuần. Mỗi lần ăn chỉ cần ăn từ 4-5 ngọn, khoảng một nắm nhỏ là đủ.
– Nếu bà đẻ uống nước rau ngải cứu thì nên sử dụng ngải cứu khô từ 3-5 g ngải khô. Nếu sử dụng rau ngải cứu tươi thì chỉ cần từ 9-10g. Sử dụng thành từng đợt ngắt quãng, không nên sử dụng liên tục.
- XEM THÊM:
BÀ ĐẺ ĂN RAU NGẢI CỨU CÓ TÁC DỤNG NHƯ THẾ NÀO?
Thêm rau ngải cứu và chế độ ăn uống hàng ngày giúp bà bầu có nhiều những lợi ích khác nhau. Dưới đây là một số những lợi ích mà rau ngải cứu mang đến cho bà mẹ sau sinh:
- Cải thiện và bổi bổ sức khoẻ cho bà mẹ sau sinh
Ngải cứu là loại rau có tính nóng, vị hơi ngăm đắng và một mùi hơi nồng. Nhưng là một trong những loại rau thảo dược rất bổ dưỡng và mang đến rất nhiều những lợi ích cho sức khoẻ. Đặc biệt là có thể kết hợp với những thực phẩm khác để bồi bổ và cải thiện sức khoẻ cho bà mẹ sau sinh vô cùng tốt. Tuy nhiên bà đẻ cũng không nên lạm dụng, không nên ăn quá nhiều rau ngải cứu mà nên ăn uống đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp dinh dưỡng đa dạng cho cơ thể cũng như cung cấp chất lượng sữa tốt nhất cho em bé.
- Giảm béo sau sinh rất hiệu quả
Ngoài việc ăn ngải cứu tốt cho hậu sản ra thì rau ngải cứu còn có tác dụng giảm cân cho bà mẹ sau sinh rất hiệu quả. Trong rua ngải cứu có chứa 1 loại tinh dần có tên là thujone – đây là một trong những loại tinh dầu có mùi thơm dễ chịu và rất đặc trưng. Chúng mang đến tác dụng tằng cường đào thải chất béo ra khỏi cơ thể. Nếu bạn thường xuyên sử dụng rau ngải cứu thì có thể giúp cơ thể tăng cường hoặc thúc đẩy đổ mồ hôi nhanh, và hỗ trợ giảm cân và cân bằng vóc dáng một cách hiệu quả.
- Có tác dụng nhuận tràng, hạn chế táo bón
Bà đẻ có ăn rau ngải cứu được không? Ăn ngải cứu có mất sữa không? Bà mẹ sau sinh không chỉ ăn được rau ngải cứu mà ăn rau ngải cứu còn có tác dụng nhuận tràng, cải thiện hệ tiêu hoá của bà mẹ sau sinh. Thường xuyên ăn rau ngải cứu sau sinh sẽ giúp bà mẹ giảm đi những biểu hiện tiêu hoá khó chịu như: đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng, táo bón… Tuy nhiên nếu đang gặp phải những rối loạn tiêu hoá cấp tính, tiêu chảy thì bạn không nên ăn rau ngải cứu, chúng sẽ khiến tình trạng nặng hơn, tệ hơn.
- Có tác dụng trong việc làm đẹp da
Một số bà mẹ sau sinh gặp phải tình trạng da mặt bị bóng nhờn, đồ dầu, bã nhờn nhiều thì hoàn toàn có thể sử dụng rau ngải cứu để cải thiện và khác phục tình trang da dầu này nhé.
Lượng glucose, absinthine, tannin, axit malic, azulene, cadinene, vitamin B và C có trong ngải cứu vừa kháng viêm giúp ngăn ngừa mụn vừa ức chế sự sản sinh các tế bào chết và chống oxy hoá cho làn da khoẻ đẹp, trắng mịn hồng hào từ bên trong..
- Có tác dụng điều hoà kinh nguyệt
Bà đẻ có ăn rau ngải cứu được không? Ăn ngải cứu có mất sữa không? Thực tế là rau ngải cứu không chỉ là một loại rau ăn bình thường mà còn là một loại thảo mộc được sử dụng để điều trị kinh nguyệt rất phổ biến trong đông y và y học cổ truyền.
Ngải cứu thường được sử dụng đều điều hoà và ổn định kinh nguyệt, trị kinh nguyệt không đều, thống kinh và giảm đau bụng kinh…
Như vậy trên đây là những chia sẻ về những tác dụng khá nhau của rau ngải cứu đối với bà mẹ sau sinh. Hy vọng những chia sẻ này đã giúp bà mẹ có thêm những thông tín hữu ích về rau ngải cứu và có thể tìm được câu trả lời chi băn khoăn: Bà đẻ có ăn rau ngải cứu được không? Ăn ngải cứu có mất sữa không?
Cập nhật lần cuối: 22.06.2023
Vitamin E là một trong những chất chống oxy hoá mạnh mẽ và cần thiết với cơ thể. Đặc biệt là đối với chị em phụ nữ. Tuy nhiên sử dụng vitamin E như thế nào để mang lại sức khoẻ cho cơ thể thì không phải ai cũng biết cách sử dụng. Vậy thì […]
Đọc tiếpĐông máu là cơ chế tự nhiên của cơ thể, giúp cơ thể cầm máu và tránh mất máu. Tuy nhiên việc hình thành máu đông bất thường hoặc hình thành máu đông tại những vị trí như: tim, phổi, não… sẽ rất nguy hiểm. Những cục máu đông cũng chính là nguyên nhân hàng […]
Đọc tiếpSốt xuất huyết là một căn bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus dengue được truyền từ người bệnh sang người lành qua muỗi vằn. Bệnh này nếu không được điều trị đúng cách có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, trong đó có tình trạng rối […]
Đọc tiếpVitamin D là loại vitamin đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển sức khỏe toàn diện của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thời điểm và cách cung cấp đủ vitamin D cho trẻ. Chính vì vậy, bài viết hôm nay sẽ đưa ra những thông tin hữu ích […]
Đọc tiếpChế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình mang thai. Vì vậy, mẹ bầu cần lựa chọn những thực phẩm bổ dưỡng để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho cả mẹ và bé. Nhiều người băn khoăn không biết bầu ăn sò lâu được không? Ăn sò lông có […]
Đọc tiếp- Tốt nghiệp đại học y Thái Bình
- Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa 1 tại Đại học Y Hà Nội chuyên ngành Sản phụ khoa
- Trưởng khoa chăm sóc sức khỏe “bà mẹ – kế hoạch hóa gia đình”.
- Trưởng khoa nam học – vị thành niên tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Ninh Bình.
- Chẩn đoán, tư vấn và điều trị các bệnh phụ khoa
- Điều trị vô sinh – hiếm muộn
- Thực hiện kế hoạch hóa gia đình: phá thai an toàn dưới 12 tuần tuổi.
- Điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục: lậu, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục…