Bà đẻ có ăn lạc được không?

Ngày đăng: 29-03-2023 Tham vấn: Nguyễn Phương Hồng Đăng bởi: Nguyễn Phương Hồng

Lạc hay còn được gọi là đậu phộng, chúng là thực phẩm khô quen thuộc với mỗi gia đình. Lạc cũng là món ăn yêu thích của nhiều người với hương thơm bùi bùi. Tuy nhiên với bà đẻ, phụ nữ sau sinh thì vấn đề ăn uống, dinh dưỡng nên ăn gì và không nên ăn gì là rất quan trọng. Như vậy thì bà đẻ có ăn lạc được không? Cùng nhau tìm hiểu thông qua những nội dung dưới đây nhé.

Mục lục
  • 1. BÀ ĐẺ CÓ ĂN LẠC ĐƯỢC KHÔNG?
  • 2. BÀ ĐẺ ĂN LẠC MANG LẠI NHỮNG LỢI ÍCH NHƯ THẾ NÀO?
  • 3. BÀ ĐẺ ĂN LẠC CẦN CHÚ Ý MỘT SỐ LƯU Ý NHƯ SAU

BÀ ĐẺ CÓ ĂN LẠC ĐƯỢC KHÔNG?

Lạc hay đậu phộng là một trong những thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Như vậy với câu hỏi: bà đẻ ăn lạc được không? thì câu trả lời là Có.

Bà đẻ có ăn lạc được không

Bà đẻ ăn lạc được không? – Câu trả lời là Có

Bà đẻ không chỉ có thể ăn được lạc, mà lạc còn là nguồn cung cấp chất béo lành mạnh, vitamin và khoáng chất… góp phần tăng cường sức khoẻ cho bà mẹ sau sinh, nhanh chóng phục hồi cơ thể.

Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng, bà đẻ ăn lạc có thể khiến em bé gia tăng nguy cơ bị dị ứng, xuất hiện những triệu chứng như nổi mẩn đỏ, phát ban, khó thở…  Vì vậy nếu bạn có người thân trong gia đình có tiền sử bị dị ứng, kích thích với bắt cứ thực phẩm nào khác, thì nên cân nhắc trước khi sử dụng món ăn từ lạc.

Như vậy bà đẻ sau sinh có thể ăn được lạc, nhưng chỉ nên ăn lượng một lượng nhỏ mỗi ngày. Bởi lạc có chứa nhiều chất béo, với hệ tiêu hoá còn yếu sau khi sinh thì ăn nhiều lạc có thể khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu hoặc gặp phải tình trạng táo bón…

  • XEM THÊM:

Ăn lạc có bị mưng mủ không?

BÀ ĐẺ ĂN LẠC MANG LẠI NHỮNG LỢI ÍCH NHƯ THẾ NÀO?

Bà đẻ ăn lạc được không? Phụ nữ sau sinh hoàn toàn có thể ăn được lạc. Không những vậy, mà lạc còn mang đến dinh dưỡng và những lợi ích khác nhau cho bà mẹ và em bé, có thể kể đến như:

  • Bà đẻ ăn lạc giúp bổ huyết, thông sữa

Ăn lạc có tác dụng bồi bổ khí huyết, thông sữa và hạn chế tình trạng tắc hoặc mất sữa ở bà mẹ sau sinh nhờ vào hàm lượng chất béo dồi dào của mình.

Tuy nhiên khi bà đẻ ăn lạc thì cần lưu ý một điểm là hàm lượng lớn protein trong đậu chính là arachin và conarachin. Đây chính là hai loại protein có hại cho sức khoẻ. Hai loại protein này là nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ bị dị ứng, mẩm ngứa hoặc thậm chí là tình trạng dị ứng nặng và đe doạ đến tình trạng sức khoẻ của người mẹ và cả em bé nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ.

  • Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu sau sinh

Sau quá trình “vượt cạn” thành công thì cơ thể của người mẹ cũng đã mất đi một lượng máu và cơ thể cũng chịu nhiều tổn thương. Vì vậy mà cơ thể cần tái tạo và phục hồi lại, và nhu cần máu cũng tăng cao hơn. Một trong những vi chất cần thiết để cơ thể sản xuất hồng cầu, máu chính là sắt.

bà đẻ ăn lạc mang lại lợi ích gì

Ăn lạc giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu sau sinh

Vì vậy việc bổ sung sắt cho cơ thể là rất quan trọng, như vậy lạc cũng là một trong những loại thực phẩm rất giàu sắt, chất béo… sẽ giúp cơ thể cải thiện khả năng đông máu và tăng cường khả năng tái tạo và sản xuất hồng cầu cũng như tăng cường hoạt động của tiểu cầu ở tuỷ xương.

  • Ngăn ngừa một số bệnh lý về tim mạch

Từ một số những nghiên cứu cho thấy lạc có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa và hạn chế một số những vấn đề liên quan đến tim mạch. Nhờ vào thành phần giàu chất dinh dưỡng của mình như: Magie, Acid Oleic, Đồng, Vitamin B3, Vitamin B9, Vitamin E, Photpho…

Đặc biệt là trong thành phần của lạc có những chất béo không bão hoà có tá dụng tốt trong việc bảo vệ và cải thiện tình trạng sức khoẻ tim mạch, động mạch và hạn chế xơ vữa…

  • Ngừa và hạn chế lão hoá

Lạc là một trong những thực phẩm chống lão hoá hiệu quả. Nhờ vào thành phần dồi dào vitamin E, Cephalin và Lecithin, đây đều là những thành phần thực vật quan trọng và có tác dụng chống oxy hoá hiệu quả.

Lạc có tác dụng hạn chế và ngăn ngừa những biểu hiện của quá trình lão hoá sớm như: nám, tàn nhang, nếp nhăn, chân chim…

  • Hỗ trợ giảm cân và ngăn ngừa béo phì sau sinh

Bà đẻ ăn lạc được không? Sau khi sinh con bà mẹ thường phải đối mặt với nhiều những vấn đề khác nhau, trong đó có vấn đề tăng cân sau sinh con.

Hỗ trợ giảm cân và ngăn ngừa béo phì sau sinh

Ăn lạc hỗ trợ giảm cân và ngăn ngừa béo phì sau sinh

Lạc là thực phẩm có thể hỗ trợ, để bà mẹ nhanh chóng lấy lại vóc dáng nhanh sau sinh. Thành phần giàu chất béo sẽ giúp bà mẹ bổ sung năng lượng, đồng thời giảm cảm giác thèm ăn.

Như vậy ăn lạc sẽ giúp bà mẹ dễ dàng hơn trong việc kiểm soát những cơn thèm ăn, hạn chế ăn vặt và từ đó có thể kiểm soát được hàm lượng calo ăn vào mỗi ngày cũng như dễ dàng kiểm soát được cân nặng của mình một cách hiệu quả.

BÀ ĐẺ ĂN LẠC CẦN CHÚ Ý MỘT SỐ LƯU Ý NHƯ SAU

Bà đẻ ăn lạc được không? Tuy bà đẻ hoàn toàn có thể ăn được lạc sau khi sinh con. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và lạc có thể phát huy hết những tác dụng của mình, mang lại nhiều lợi ích nhất cho cơ thể, thì khi ăn lạc bà đẻ cần chú ý một số điều như sau nhé:

  • Không nên ăn quá nhiều lạc

Nguyên tác chung nhất của chế độ ăn uống, dinh dưỡng lành mạnh, chính là ăn uống với lượng vừa phải, tuyệt đối không quá nhiều bất cứ một loại thực phẩm nào, cho dù đó là thực phẩm rất tốt, rất giàu giá trị dinh dưỡng những cũng không nên lạm dụng và ăn quá nhiều.

Như vậy với lạc cũng vậy, bà đẻ không nên ăn quá nhiều. Bởi ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên sẽ khiến bà mẹ bị đầy bụng, khó tiêu, giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng từ những những thực phẩm khác.

Đồng thời ăn quá nhiều lạc cũng sẽ khiến cơ thể bị mất cân bằng dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như chất lượng sữa cho em bé cũng bị suy giảm.

  • Nếu bạn có tiền sử dị ứng

Nếu bạn hoặc những người thân cận có tiền sử dị ứng, kích ứng với một loại thực phẩm hay thành phần nào, kể cả không phải là lạc. Thì cũng nên chú ý và cân nhắc kỹ trước khi sử dụng lạc.

Bởi trong thành phần của mình, lạc có chứa 2 loại proetin có hại và gây nguy cơ dị ứng rất cao là: arachin và conarachin. Hai chất này không chỉ làm tăng nguy cơ dị ứng cho bà mẹ mà chúng còn có thể thông qua sữa và khiến em bé cũng có thể gặp phải tình trạng dị ứng, phát ban hoặc khó thở…

  • Khi chế biến cần chú ý không sử dụng lạc để lâu, có dấu hiệu ẩm mốc

Bà mẹ nên chú ý, không nên mua quá nhiều hoặc tích trữ lạc quá lâu, khi phát hiện lạc có dấu hiệu ẩm mốc thì tuyệt đối không nên sử dụng.

Nguyên nhân là bởi trong mấm mốc của lạc thường xuất hiện aspergillus flavus. Loại nấm mốc này sẽ sinh ra chất độc là Aflatoxin rất nguy hiểm, khiến cơ thể nhiễm độc và gây ung thư rất nhanh.

  • Thời gian sau sinh bà đẻ có thể ăn lạc

Lạc có tính hàn, dễ kích ứng khiến bà mẹ bị lạnh bụng, khó tiêu, tác bón… Vì vậy ngay sau khi sinh con bà mẹ nêm ưu tiên những thực phẩm mềm, dễ tiêu hoá. 2-3 tuần sau sinh, khi cơ thể ổn định và phục hồi nhiều hơn thì bà mẹ có thể thêm lạc vào bữa ăn của mình.

Như vậy trong bài viết trên đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiều về những tác dụng của lạc đối với sức khoẻ của bà đẻ. Hy vọng qua đây bạn đã có thêm những thông tin, kiến thức mới, hữu ích để chăm sóc sức khoẻ hậu sinh, và đồng thời có thể tìm được câu trả lời cho thắc mắc: bà đẻ ăn lạc được không?

Nguồn tham khảo

Cập nhật lần cuối: 29.03.2023

Bài viết liên quan
Cùng tìm hiểu: Có nên uống vitamin e mỗi ngày không?

Vitamin E là một trong những chất chống oxy hoá mạnh mẽ và cần thiết với cơ thể. Đặc biệt là đối với chị em phụ nữ. Tuy nhiên sử dụng vitamin E như thế nào để mang lại sức khoẻ cho cơ thể thì không phải ai cũng biết cách sử dụng. Vậy thì […]

Đọc tiếp
Bị đông máu không nên ăn gì?

Đông máu là cơ chế tự nhiên của cơ thể, giúp cơ thể cầm máu và tránh mất máu. Tuy nhiên việc hình thành máu đông bất thường hoặc hình thành máu đông tại những vị trí như: tim, phổi, não… sẽ rất nguy hiểm. Những cục máu đông cũng chính là nguyên nhân hàng […]

Đọc tiếp
Sốt xuất huyết bị đông máu có nguy hiểm không?

Sốt xuất huyết là một căn bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus dengue được truyền từ người bệnh sang người lành qua muỗi vằn. Bệnh này nếu không được điều trị đúng cách có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, trong đó có tình trạng rối […]

Đọc tiếp
Nên cho trẻ uống vitamin d vào lúc nào?

Vitamin D là loại vitamin đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển sức khỏe toàn diện của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thời điểm và cách cung cấp đủ vitamin D cho trẻ. Chính vì vậy, bài viết hôm nay sẽ đưa ra những thông tin hữu ích […]

Đọc tiếp
Bầu ăn sò lông được không? Ăn sò lông có tốt không?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình mang thai. Vì vậy, mẹ bầu cần lựa chọn những thực phẩm bổ dưỡng để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho cả mẹ và bé. Nhiều người băn khoăn không biết bầu ăn sò lâu được không? Ăn sò lông có […]

Đọc tiếp
Bác sĩ : Nguyễn Phương Hồng Chuyên khoa Nam học - Thận, tiết niệu
Chức vụ bằng cấp
  • Tiến sĩ – Bác sỹ Cao cấp – Thầy thuốc ưu tú chuyên khoa Nam học – Tiết niệu.
  • Nguyên là giám đốc Trung tâm nam học và phó khoa Tiết niệu Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
  • Phó Chủ tịch Hội Y học giới tính Việt Nam.
  • Ủy viên thường vụ Hội Tiết niệu-Thận học Việt Nam.
  • Phó chủ tịch Hội Tiết niệu- Thận học miền Bắc.
Sở trường chuyên môn
  • Bác sỹ Nguyễn Phương Hồng là bác sỹ chuyên khoa nam học có nhiều kinh nghiệm điều trị các bệnh viêm nhiễm cơ quan sinh dục của nam giới (viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, viêm mào tinh – tinh hoàn, viêm túi tinh, …), các bệnh rối loạn chức năng tình dục (rối loạn cương dương, rối loạn xuất tinh, …), các rối loạn phát triển cơ thể (hẹp bao quy đầu, xơ ngắn phanh bao quy đầu, cong vẹo dương vật, …), các bệnh về lão hóa (mãn dục, u tuyến tiền liệt, …), hiếm muộn và vô sinh(suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng tìm thấy nguyên nhân: giãn tĩnh mạch tinh, các tổn thương của tinh hoàn, …; suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng không tìm thấy nguyên nhân và không có tinh trùng trong tinh dịch).
  • Bác sỹ Nguyễn Phương Hồng còn có nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh của hệ tiết niệu (các bệnh về sỏi: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi kẹt niệu đạo; các bệnh lý về khối u: ung thư thận, ung thư niệu quản, ung thư bàng quang, ung thư niệu đạo, ung thư dương vật, ung thư tinh hoàn; các dị dạng: hẹp khúc nối bể thận-niệu quản, niệu quản phình to, niệu quản đổ lạc chỗ, …; viêm cơ quan tiết niệu: viêm bể thận-thận, viêm bàng quang, …), các bệnh lý cấp cứu về sinh dục-tiết niệu (xoắn tinh hoàn, cương đau dương vật kéo dài, vỡ vật hang, chấn thương tinh hoàn, …, chấn thương thận, vỡ bàng quang, đứt niệu đạo, …).
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Đăng ký khám trực tuyến