Bà bầu uống nước sấu ngâm có tốt không?

Ngày đăng: 19-04-2023 Tham vấn: Nguyễn Thị Luyện Đăng bởi: Nguyễn Thị Luyện

Trong những ngày thời tiết oi bức mà được thưởng thức một ly nước sấu ngâm mát lạnh, chua ngọt thanh thanh thì không còn gì bằng. Tuy nhiên, khi mang thai, nội tiết tố thay đổi, sẽ khiến cơ thể mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là với thức ăn. Vậy bà bầu uống nước sấu ngâm có tốt không ? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có lời giải đáp về vấn đề này !

Mục lục
  • 1. NHỮNG THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA QUẢ SẤU
  • 2. BÀ BẦU UỐNG NƯỚC SẤU NGÂM CÓ TỐT KHÔNG ?
  • 3. MỘT SỐ LƯU Ý KHI MẸ BẦU SỬ DỤNG NƯỚC SẤU NGÂM
  • 4. CÁCH LÀM NƯỚC SẤU NGON VÀ AN TOÀN CHO CÁC MẸ BẦU
  • 5. CÁC LOẠI ĐỒ UỐNG KHÁC TỐT CHO PHỤ NỮ MANG THAI

NHỮNG THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA QUẢ SẤU

Sấu là một loại quả đặc sản của miền Bắc, có vị chua thanh đặc trưng và hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Trái sấu khi chín có màu xanh thẫm hoặc vàng, thường được dùng để làm sấu ngâm hoặc chế biến nhiều món ăn ngon như: Vịt om sấu, canh rau muống dầm sấu, canh sấu sườn non,… Khi vào mùa sấu, nhiều gia đình thường lựa chọn những quả sấu tươi ngon, cạo vỏ để ngâm với đường lấy nước uống.

Thành phần dinh dưỡng của quả sấu

Trong quả sấu chín có chứa đến 80% là nước, còn lại là các axit hữu cơ, protit, gluxit, canxi, photpho, sắt và vitamin C. Theo Đông y, quả sấu chín có vị ngọt chua, tính mát, có tác dụng kiện vị sinh tân, chỉ ho, tiêu đờm, trị chứng nhiệt miệng, ngứa cổ, đau họng, say rượu, nổi mẩn ngứa,…

BÀ BẦU UỐNG NƯỚC SẤU NGÂM CÓ TỐT KHÔNG ?

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, đảm bảo thai nhi phát triển toàn diện, các mẹ cần phải hết sức chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Vậy bà bầu uống nước sấu ngâm có tốt không?

Bà bầu uống nước sấu ngâm có tốt không

Bà bầu uống nước sấu ngâm có tốt không?

Sấu là một loại quả có tính mát, rất giàu vitamin và khoáng chất. Do đó, nó được xếp vào trong danh sách những loại quả an toàn cho mẹ bầu. Chính vì vậy, nếu các mẹ bầu thèm ăn sấu hoặc uống nước sấu thì hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.

Một số lợi ích của nước sấu ngâm đối với sức khỏe của bà bầu có thể kể đến như:

  • Làm giảm triệu chứng ốm nghén hiệu quả

Ốm nghén là một tình trạng thường gặp trong thai kỳ, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu. Nước sấu ngâm có vị chua dịu, ngọt thanh sẽ giúp làm giảm các triệu chứng ốm nghén như: Buồn nôn, nôn nao,…Các mẹ có thể uống nước sấu pha thêm chút đường hoặc ăn ô mai sấu trong những lúc cảm thấy mệt mỏi, nôn nao,…để làm dịu cơn nôn.

Làm giảm triệu chứng ốm nghén hiệu quả

Nước sấu ngâm làm giảm triệu chứng ốm nghén

  • Cải thiện hệ tiêu hóa

Hương vị chua thanh của quả sấu có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hạn chế tình trạng đầy bụng, ợ hơi và táo bón.

  • Kiểm soát cân nặng

Tình trạng thai phụ tăng cân quá mức khi mang thai sẽ có thể dẫn đến nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, tăng tỷ lệ sinh non, sinh mổ. Trong khi đó, nước sấu ngâm là một loại đồ uống giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Thành phần axit nitric trong quả sấu có tác dụng làm sạch đường ruột, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đốt cháy chất béo trong cơ thể. Ngoài ra, tính axit trong loại quả này sẽ giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Từ đó, duy trì hệ xương khớp chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng loãng xương, viêm xương.

  • Giải nhiệt cơ thể trong những ngày nắng nóng

Quả sấu có vị chua ngọt, tính mát, có công dụng trị nhiệt miệng, nóng trong. Trong những ngày hè nóng bức, một ly nước sấu ngâm đường không chỉ giúp các mẹ giải khát mà còn giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể, ngăn ngừa tình trạng nhiệt miệng, nổi mẩn ngứa,…

Giải nhiệt cơ thể trong những ngày nắng nóng

Nước sấu ngâm giúp giải nhiệt cơ thể

MỘT SỐ LƯU Ý KHI MẸ BẦU SỬ DỤNG NƯỚC SẤU NGÂM

Mặc dù nước sấu ngâm mang lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, tuy nhiên các mẹ bầu cần phải lưu ý một số vấn đề dưới đây khi sử dụng loại đồ uống này để hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn:

  • Những mẹ bầu đang bị viêm loét dạ dày, đau dạ dày,… nên hạn chế uống nước ngâm sấu hay ăn các món ăn từ sấu bởi sấu có tính axit cao, có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Để đảm bảo an toàn, các mẹ chỉ nên uống nước sấu ngâm 3 lần/ tuần, mỗi lần chỉ nên uống 1 cốc. Không nên uống quá 2 cốc nước sấu ngâm một ngày. Bởi trong loại đồ uống này có khá nhiều đường, nếu sử dụng quá nhiều thì sẽ có thể làm tăng lượng đường trong máu, dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, lượng axit cao trong quả sấu nếu dung nạp nhiều vào trong cơ thể sẽ dễ gây ra các bệnh lý tại dạ dày.
  • Không nên uống nước khi bụng đang đói vì sẽ khiến bụng bị cồn cào và gây hại cho dạ dày.
  • Bên cạnh làm nước sấu ngâm, các mẹ có thể sử dụng sấu để chế biến các món ăn khác như: Canh thịt băm nấu sấu, vịt om sấu, bún sườn nấu sấu,…. Sự kết hợp giữa vị chua thanh đặc trưng của sấu cùng với các nguyên liệu khác sẽ tạo nên những món ăn thơm ngon, lành mạnh và bổ dưỡng cho các mẹ bầu.

CÁCH LÀM NƯỚC SẤU NGON VÀ AN TOÀN CHO CÁC MẸ BẦU

Để xua tan những cơn nóng ngày hè thì không còn gì tuyệt vời hơn một cốc nước sấu chua ngọt mát lạnh. Dưới đây là cách làm nước sấu ngâm thơm ngon, dễ làm mà các mẹ có thể tham khảo:

Các nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Sấu non 1 kg
  • Đường vàng 1.5 kg
  • Gừng 2 củ
  • Vôi 1 muỗng canh
  • 1 chút muối

cách làm nước sấu ngâm cho mẹ bầu

Cách làm nước sấu ngâm

Cách thực hiện:

  • Sơ chế quả sấu

Các bạn hòa 1 muỗng canh vôi vào chậu nước rồi ngâm để qua đêm rồi chắt lấy nước vôi trong. Tiếp đến, dùng dao gọt mỏng vỏ ngoài hoặc cạo sạch vỏ sấu. Để sấu không bị thâm, các bạn cạo đến đâu thì ngâm ngay vào thau nước lã. Sau khi gọt xong, các bạn rửa lại 3 – 4 lần với nước cho sạch vỏ.

Sau đó, các bạn cho sấu đã cạo vỏ vào ngâm trong chậu nước vôi trong khoảng 8 – 10 tiếng. Điều này giúp sấu giòn hơn và làm giảm độ chua.

Sau khi ngâm đủ thời gian, các bạn rửa lại sấu với nước sạch vài lần cho đến khi hết mùi vôi. Rồi dùng dao nhỏ cắt sâu vào thịt quả sấu theo hình xoắn ốc để đến khi ngâm thì sấu sẽ ngấm đường và ngon hơn. Cắt xong quả nào, thì các bạn thả ngay vào chậu nước muối loãng đến đó. Cuối cùng, các bạn rửa lại sấu với nước lạnh rồi vớt ra rổ để ráo nước.

  • Chần sấu và pha nước đường

Bắc nồi nước lên bếp, cho thêm 2 muỗng cà phê muối. Đến khi nước sôi thì cho sấu đã sơ chế vào và chần sơ trong khoảng 30 giây. Sau đó, tắt bếp rồi vớt ra rổ thật nhanh, để ráo.

Tiếp tục lấy một chiếc nồi khác, cho 800ml nước vào đun sôi. Khi nước sôi thì các bạn cho 1.5 kg đường vàng vào, khuấy đều cho đến khi đường tan hết. Sau đó, các bạn cạo sạch vỏ 2 củ gừng rồi một nửa đem đi đập dập, một nửa còn lại thái lát. Rồi thả gừng vào trong nồi nước đường và đợi cho đến khi nước sôi lại lần nữa thì tắt bếp, để nguội.

  • Ngâm sấu với nước đường

Các bạn chuẩn bị một chiếc bình đựng thực phẩm bằng thủy tinh rồi đem chần sơ với nước sôi để khử khuẩn, sau đó lau thật khô. Tiếp theo, các bạn cho toàn bộ sấu đã ráo nước vào trong bình và múc từng muỗng nước đường gừng đã nguội vào cho ngập sấu rồi đậy kín nắp lại.

Các bạn ngâm sấu trong khoảng từ 3 – 5 ngày là có thể dùng được. Sau đó, các bạn có thể cho hũ sấu vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản được lâu hơn.

CÁC LOẠI ĐỒ UỐNG KHÁC TỐT CHO PHỤ NỮ MANG THAI

Bên cạnh nước sấu ngâm, các mẹ có thể tham khảo bổ sung những loại đồ uống dưới đây để làm giảm tình trạng ốm nghén, mệt mỏi và táo bón khi mang thai.

  • Nước lọc

Uống nước là nhu cầu thiết yếu mỗi ngày của con người. Việc mẹ bầu uống đủ nước sẽ giúp duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, thúc đẩy quá trình đào thải các độc tố ra ngoài, hạn chế tình trạng phù nề, chuột rút, đồng thời ngăn ngừa bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu khi mang thai.

Theo khuyến cáo của chuyên gia, phụ nữ mang thai nên uống từ 2 – 3 lít nước lọc/ngày.

  • Sữa đậu nành

Sữa đậu nành là loại một loại đồ uống lành mạnh mà các mẹ bầu nên bổ sung trong thai kỳ. Nó rất giàu canxi, protein, sắt, giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai, kiểm soát lượng đường và cải thiện tâm trạng. Đây cũng là một sự lựa chọn lành mạnh đối với những thai phụ mắc chứng không dung nạp lactose.

  • Sữa được tiệt trùng

Sữa và các sản phẩm từ sữa rất giàu các chất dinh dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe của thai phụ và thúc đẩy sự phát triển của thai nhi. Khi uống sữa, các mẹ nên lưu ý lựa chọn các loại sữa đã tiệt trùng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

  • Các loại trà thảo mộc

Các loại trà thông thường ( như: trà xanh, trà đen, trà ô long,…) có chứa caffein, một chất kích thích có khả năng làm tăng huyết áp, nhịp tim, gây lo lắng, mất ngủ ở bà bầu. Do đó, đây không phải là những loại thức uống phù hợp cho phụ nữ mang thai. Thay thế vào đó, các mẹ nên lựa chọn các loại trà thảo mộc ( như trà hoa atiso đỏ, trà hoa cúc, trà kỷ tử,…) để làm dịu căng thẳng, mệt mỏi và dễ ngủ hơn.

Ngoài ra, các mẹ cũng có thể tham khảo lựa chọn trà gừng, húng chanh và bạc hà vì chúng có khả năng giúp làm giảm các triệu chứng ốm nghén trong 3 tháng đầu mang thai.

  • Nước dừa

Nước dừa có chứa nhiều chất điện giải, giúp duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Ngoài ra, nước dừa cũng giúp các mẹ bầu làm giảm tình trạng mệt mỏi ốm nghén. Đặc biệt, loại nước này rất giàu chất xơ, giúp cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng ợ nóng, đầy hơi và táo bón khi mang thai.

Trên đây là những thông tin về vấn đề bà bầu uống nước sấu ngâm có tốt không? Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng liên hệ theo Hotline: 02438.255.599 – 0836.633.399 hoặc click chọn [Tư vấn trực tuyến] để được hỗ trợ và giải đáp cụ thể.

Nguồn tham khảo

Cập nhật lần cuối: 19.04.2023

Bài viết liên quan
Cùng tìm hiểu: Có nên uống vitamin e mỗi ngày không?

Vitamin E là một trong những chất chống oxy hoá mạnh mẽ và cần thiết với cơ thể. Đặc biệt là đối với chị em phụ nữ. Tuy nhiên sử dụng vitamin E như thế nào để mang lại sức khoẻ cho cơ thể thì không phải ai cũng biết cách sử dụng. Vậy thì […]

Đọc tiếp
Bị đông máu không nên ăn gì?

Đông máu là cơ chế tự nhiên của cơ thể, giúp cơ thể cầm máu và tránh mất máu. Tuy nhiên việc hình thành máu đông bất thường hoặc hình thành máu đông tại những vị trí như: tim, phổi, não… sẽ rất nguy hiểm. Những cục máu đông cũng chính là nguyên nhân hàng […]

Đọc tiếp
Sốt xuất huyết bị đông máu có nguy hiểm không?

Sốt xuất huyết là một căn bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus dengue được truyền từ người bệnh sang người lành qua muỗi vằn. Bệnh này nếu không được điều trị đúng cách có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, trong đó có tình trạng rối […]

Đọc tiếp
Nên cho trẻ uống vitamin d vào lúc nào?

Vitamin D là loại vitamin đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển sức khỏe toàn diện của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thời điểm và cách cung cấp đủ vitamin D cho trẻ. Chính vì vậy, bài viết hôm nay sẽ đưa ra những thông tin hữu ích […]

Đọc tiếp
Bầu ăn sò lông được không? Ăn sò lông có tốt không?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình mang thai. Vì vậy, mẹ bầu cần lựa chọn những thực phẩm bổ dưỡng để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho cả mẹ và bé. Nhiều người băn khoăn không biết bầu ăn sò lâu được không? Ăn sò lông có […]

Đọc tiếp
Bác sĩ : Nguyễn Thị Luyện Chuyên khoa cấp II Chuyên ngành Sản phụ khoa
Chức vụ bằng cấp
  • Tốt nghiệp đại học Y Hà Nội
  • Công tác tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La, từng giữ chức trưởng khoa của bệnh viện.
  • Công tác tại Trung tâm y tế quận Hoàn Kiếm, phòng khám Sản phụ khoa – Nam khoa chất lượng cao 36 Ngô Quyền – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
  • Năm 2016 bác sĩ có đề tài nghiên cứu khoa học trong Hội nghị sản phụ khoa Việt Pháp toàn quốc.
  • Bác sĩ đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa

 

Sở trường chuyên môn
  • Khám chữa bệnh về viêm nhiễm phụ khoa như: viêm âm đạo – âm hộ, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng.
  • Tư vấn và điều trị rối loạn kinh nguyệt, tiền mãn kinh…
  • Tư vấn và điều trị các bệnh lý như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng.
  • Thủ thuật về kế hoạch hoá gia đình (đình chỉ thai nghén an toàn dưới 12 tuần tuổi).
  • Tư vấn và điều trị các bệnh xã hội như: sùi mào gà, lậu, giang mai, mụn rộp sinh dục…
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Đăng ký khám trực tuyến