Phụ nữ đang cho con bú ăn trứng vịt lộn được không?

Ngày đăng: 10-03-2023 Tham vấn: Hà Thị Huệ Đăng bởi: Hiệp Trần

Trứng vịt lộn hay còn được nhiều người gọi là hột vịt lộn. Đây cũng là một trong những món ăn yêu thích của không ít người. Tuy nhiên trứng vịt lộn cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro khi ăn và không phải ai cũng thích hợp để ăn được trứng vịt lộn. Vậy thì cùng theo dõi những nội dung dưới đây để tìm hiểu xem: phụ nữ đang cho con bú ăn trứng vịt lộn được không nhé. Lợi ích hay những tác dụng của món ăn ra sao với những bà mẹ bỉm sữa nhé.

Mục lục
  • 1. Phụ nữ đang cho con bú ăn trứng vịt lộn được không?
  • 2. Những lưu ý khi phụ nữ cho con bú ăn trứng vịt lộn
  • 3. Một số loại thực phẩm mà bạn không nên ăn khi đang cho con bú

Phụ nữ đang cho con bú ăn trứng vịt lộn được không?

Trứng vịt lộn được biết đến là một món ăn giàu chất dinh dương, với giá trị dinh dưỡng cao đạc biệt là hàm lượng đạm, sắt cao.

Phụ nữ đang cho con bú ăn trứng vịt lộn được không

Phụ nữ đang cho con bú ăn trứng vịt lộn được không?

Đối với những băn khoăn: Phụ nữ đang cho con bú ăn trứng vịt lộn được không? thì thực tế chưa có bằng chứng nào được chỉ ra, cho thấy trứng vịt lộn nguy hiểm với mẹ bỉm sữa đang cho con bú cả. Như vậy, phụ nữ đang cho con bú hoàn toàn có thể ăn được trứng vịt lộn như bình thường. Nhưng bạn chỉ nên ăn trứng vịt lộn sau thời gian sinh con khoảng từ 1-2 tháng, khi cơ thể đã dần quay về trạng thái ổn định.

  • XEM THÊM:

1 quả trứng vịt lộn bao nhiêu calo? Lòng đỏ trứng vịt lộn bao nhiêu calo?

Bị sốt có ăn trứng vịt lộn được không?

Không thể phủ nhận những giá trị dinh dưỡng mà trứng vịt lộn mang lại cho cơ thể, đây là một món ăn bổ dưỡng và rất tốt cho cơ thể đặc biệt là những phụ nữ sau sinh cần bổ sung dinh dưỡng để nhanh chóng phục hồi cở thể và có thêm chất dinh dương cho sữa mẹ.

Phụ nữ sau sinh không những có thể ăn được trứng vịt lộn như bình thường, mà trứng vịt lộn còn mang đến những lợi ích thiết thực như:

  • Trứng vịt lộn là nguồn năng lượng dồi dào đối với phụ nữ đang cho con bú, hàm lượng protein và chất béo khá cao sẽ giúp mẹ bỉm sữa có thêm năng lượng để chăm con nhỏ.
  • Trứng vịt lộn cũng là một cung cấp sắt rất tuyệt với cho phụ nữ đang cho con bú. Vì vậy phụ nữ sau sinh và cho con bú đều cần sắt để nhanh chóng phục hồi cơ thể sau khi vượt cạn.
  • Ngoài ra trứng vịt lộn cũng rất giàu vitamin A, vì vậy chúng có thể giúp mẹ cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng sau sinh và tốt cho hoạt động của mắt nữa.
  • Đồng thời trứng vịt lộn cũng có tác dụng cải thiện các chức năng sinh lý cho bà mẹ sau sinh rất hiệu quả.

lợi ích của trứng vịt lộn với phụ nữ sau sinh

Lợi ích của trứng vịt lộn với phụ nữ sau sinh

Những lưu ý khi phụ nữ cho con bú ăn trứng vịt lộn

Trứng vịt lộn là một thực phẩm dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích khác nhau cho sức khỏe. Tuy nhiên với mẹ đang cho con bú thì nên chú ý vì sau sinh cơ thể còn nhạy cảm và em bé cũng đang bú mẹ nên cần thận trọng và chú ý:

  • Đối với mẹ sau sinh khoảng 1-2 tháng thì bạn có thể ăn từ 1-2 quả một lần nhưng nhớ là không nên ăn quá 3 quả trứng vịt lộn/tuần. Thành phần dinh dưỡng của trứng vịt lộn có chứa nhiều vitamin A, nếu ăn quá nhiều có thể không chuyển hóa được hết và gây tích tụ dưới gan khiến bạn bị vàng da, tăng huyết áp, tăng nguy cơ nhồm máu, đột qụy…
  • Bà mẹ bỉm sữa đang cho con bú thì không nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối. Thay vào đó bạn nên ăn trứng vịt lộn và buổi sáng hoặc buổi trưa. Vì đây là những thời điểm trong ngày mà nhu cần năng lượng cũng như quá trình hấp thu dinh dưỡng của cơ thể là tốt nhất và hiệu quả nhất. Không nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối, bởi vì buổi tối là thời gian bạn lười vận động và có thể dẫn đến tích trữ năng lượng và khiến bạn bị béo bụng, tăng cân.
  • Đối với những bà mẹ đang cho con bú nhưng có tiền sử mắc bệnh huyết áp cao, các bệnh lý tim mạch, tiểu đường… thì không nên ăn trứng vịt lộn, vì chúng có thể khiến bạn tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim…
  • Trứng vịt lộn là một thực phẩm có tính hàn lạnh, có nếu bụng dạ bạn nhạy cảm, hệ tiêu hóa kém thì nên hạn chế, ăn nhiều có thể khiến bạn bị lạnh bụng, đau bụng hoặc rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy… Đồng thời khi ăn bạn nên trứng vịt lộn với gừng để làm ấm cơ thể, tuy nhiên đặc biệt không ăn trứng vịt lộn với rau răm vì có thể khiến bà mẹ bị mất sữa, tắc sữa.
  • Khi chế biến cần chế biến và chỉ ăn trứng vịt lộn khi đã được nấu chín kỹ, không nên ăn những quả trứng vịt lộn quá già, hàm lượng dinh dưỡng đã giảm đi và cũng khiến bạn cảm thất khó chịu khi ăn.

Những lưu ý khi phụ nữ cho con bú ăn trứng vịt lộn

Khi cho con bú ăn trứng vịt lộn nên lưu ý những gì?

Một số loại thực phẩm mà bạn không nên ăn khi đang cho con bú

Đối với phụ nữ sau sinh và thời gian nuôi con bằng sữa mẹ thì không phải thực phẩm, hay bất cứ món ăn nào cũng có thể ăn được. Để không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng sữa cho con bú thì mẹ nên tránh một số những loại thực phẩm sau:

  • Đồ uống chứa cồn và caffein: Khi đang cho con bú bà mẹ nên kiêng uống rượu, bia và những loại đồ uống có cồn. Đối với những loại độ uống có chứa caffein như: cà phê, nước ngọt có gas… cũng nên hạn chế. Bởi vì nếu mẹ sử dụng những chất này sẽ khiến chúng ảnh hưởng đến sữa và khiến em bé bứt rứt, khó chịu, quấy khóc, mất ngủ…
  • Một số loại cá, hải sản có hàm lượng thủy ngân cao: Lời khuyên cho những phụ nữ đang cho con bú là nên ăn cá thường xuyên, mỗi tuần nên ăn từ 200-400g cá. Vì cá chính là nguồn cung cấp omega-3 quan trọng cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên bạn nên chú ý và tránh ăn những loại cá hoặc hải sản có chứa nhiều thủy ngân như: cá kiếm, cá thu vua, cá ngừ…
  • Chocolate: Đây cũng là một trong những thực phẩm mà bạn cần tránh trong thời gian cho con bú. Thực tế bà mẹ cho con bú có thể ăn từ 1-2 viên chocolate để giảm stress nhưng không nên ăn quá nhiều.
  • Một số loại rau gia vị như lá lốt, mùi tây, bạc hà, tía tô…: Theo Đông y thì những loại rau gia vị này thường được sử dụng như một bài thuốc để làm ức chế quá trình sản xuất của sữa mẹ. Vì vậy nếu đang cho con bú thì bạn cần hạn chế và tránh những loại rau này, còn nếu muốn cai sữa cho con nhanh chóng hơn thì có thể ăn những loại rau này hoặc làm trà để uống.
  • Đồ ăn lên mem, muối chua: Các món ăn lên men, muối chua như cà muối, dưa muối, cóc bao tử, kim chi… đều là những món ăn hấp dẫn với hội chị em. Tuy nhiên chúng đều được các chuyển gia khuyến nghị là nên hạn chế ăn vào thời gian đang cho con bú. Nguyên nhân là do những món ăn này thường chứa hàm lượng acid cao, sinh ra trong quá trình lên men, muối chua có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ và cả bà mẹ.
  • Hạn chế sử dụng quá nhiều những gia vị cay nóng: Các loại gia vị khác nhau đa phần đều không ảnh hưởng đến chất lượng sữa của bà mẹ. Tuy nhiên những gia vị quá nồng, quá cay… có thể làm ảnh hưởng hoặc thay đổi hương vị của sữa mẹ. Nếu bạn thêm nhiều gia vị cay nóng, có mùi nồng thì thay vì vị ngọt thanh tự nhiên thì sữa mẹ sẽ có những vị khó chịu như hăng, đắng… Gia tăng thay đổi quá mức có thể khiến trẻ khó chịu, bỏ bú, quấy khóc…

Trên đây là những thông tin xoay quanh thắc mắc: Phụ nữ đang cho con bú ăn trứng vịt lộn được không?. Thực tế thì chưa có bằng chứng nào cho thấy trứng vịt lộn gây hại, hay gây ra những ảnh hưởng xấu đến phụ nữ đang cho con bú cũng như chất lượng sữa của bà mẹ. Như vậy phụ nữ đang cho con bú hoàn toàn có thể ăn được trứng vịt lộn. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn chỉ nên ăn trứng vịt lộn sau sinh khoảng 1-2 tháng và chỉ ăn với số lượng phù hợp, không ăn nên quá nhiều. Nếu có thể câu hỏi hay những băn khoăn, chị em phụ nữ có thể tham khảo thêm thông tin [tại đây].

Nguồn tham khảo

Cập nhật lần cuối: 10.03.2023

Bài viết liên quan
Cùng tìm hiểu: Có nên uống vitamin e mỗi ngày không?

Vitamin E là một trong những chất chống oxy hoá mạnh mẽ và cần thiết với cơ thể. Đặc biệt là đối với chị em phụ nữ. Tuy nhiên sử dụng vitamin E như thế nào để mang lại sức khoẻ cho cơ thể thì không phải ai cũng biết cách sử dụng. Vậy thì […]

Đọc tiếp
Bị đông máu không nên ăn gì?

Đông máu là cơ chế tự nhiên của cơ thể, giúp cơ thể cầm máu và tránh mất máu. Tuy nhiên việc hình thành máu đông bất thường hoặc hình thành máu đông tại những vị trí như: tim, phổi, não… sẽ rất nguy hiểm. Những cục máu đông cũng chính là nguyên nhân hàng […]

Đọc tiếp
Sốt xuất huyết bị đông máu có nguy hiểm không?

Sốt xuất huyết là một căn bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus dengue được truyền từ người bệnh sang người lành qua muỗi vằn. Bệnh này nếu không được điều trị đúng cách có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, trong đó có tình trạng rối […]

Đọc tiếp
Nên cho trẻ uống vitamin d vào lúc nào?

Vitamin D là loại vitamin đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển sức khỏe toàn diện của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thời điểm và cách cung cấp đủ vitamin D cho trẻ. Chính vì vậy, bài viết hôm nay sẽ đưa ra những thông tin hữu ích […]

Đọc tiếp
Bầu ăn sò lông được không? Ăn sò lông có tốt không?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình mang thai. Vì vậy, mẹ bầu cần lựa chọn những thực phẩm bổ dưỡng để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho cả mẹ và bé. Nhiều người băn khoăn không biết bầu ăn sò lâu được không? Ăn sò lông có […]

Đọc tiếp
Bác sĩ : Phan Văn Thắng Chuyên khoa Nam học - ngoại tiết niệu
Chức vụ bằng cấp

Bác sĩ Thắng tốt nghiệp bác sĩ Đa khoa ngoại – Sản tại trường Đại học Y Thái Bình, là bác sĩ Trưởng khoa Ngoại tổng hợp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Sau đó, bác sĩ tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I ngoại tại trường Đại học Y Hà Nội. Trải qua quá trình công tác nhiều năm, bác sĩ giữ nhiều chức vụ quan trọng: Là giảng viên tại trường Đại học Y Thái Bình, giảng viên BCH hội Thận – tiết niệu Việt Nam, tham gia nhiều khóa học (nội soi tiết niệu, nội soi ổ bụng…), các đề tài nghiên cứu khoa học… Bác sĩ từng công tác tại các phòng khám lớn của Thủ đô sau khi nghỉ hưu. Hiện tại bác sĩ công tác tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế Hà Nội với chuyên môn: Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn…

Sở trường chuyên môn
  • Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn
  • Tư vấn và điều trị rối loạn chức năng sinh lý: xuất tinh sớm, liệt dương
  • Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam giới: lậu, sùi mào gà, giang mai, chlamydia
  • Thực hiện cấp cứu thông thường cho bệnh nhân
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Đăng ký khám trực tuyến