Đàn ông ăn dứa có tác dụng gì?

Ngày đăng: 31-12-2022 Tham vấn: Nguyễn Văn Sướng Đăng bởi: Nguyễn Văn Sướng

Giàu các vitamin và khoáng chất, dứa là loại quả mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là cánh đàn ông. Đàn ông ăn dứa có tác dụng gì? Cùng tìm hiểu những lợi ích của dứa đối với sức khỏe nam giới trong nội dung bài viết dưới đây nhé.

Mục lục
  • 1. Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của quả dứa
  • 2. Đàn ông ăn dứa có tác dụng gì?
  • 3. Những lưu ý khi ăn dứa

Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của quả dứa

Dứa là loài thực vật nhiệt đới, được trồng từ lâu đời. Nơi sản xuất dứa lớn nhất là  Đông Nam Á, trong đó có Thái Lan và Việt Nam.

giá trị dinh dưỡng của quả dứa

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, 100 gram dứa có thể cung cấp 50 kcal calo, 0.54 gram protein, 13.52 gram carbohydrate, 1.40 gram chất xơ, 0.12 gram chất béo, 58 IU vitamin A, 47.8 mg vitamin C, 0.02 mg vitamin E, 0.07 μg vitamin K, 0.079 mg vitamin B1, 0.018 mg vitamin B2, 0.500 mg vitamin B3, 18 μg folate, 13 mg canxi, 0.29 mg sắt, 12 mg ma giê, 8 mg phốt pho, 109 mg kali, 1 mg natri, 0.12 mg kẽm, 0.11 mg đồng, 0.927 mg mangan, 0.1 μg selen,…

Đàn ông ăn dứa có tác dụng gì?

Trả lời câu hỏi đàn ông ăn dứa có tác dụng gì, các bác sĩ cho biết, nhiều thành phần trong dứa có lợi cho sức khỏe đàn ông. Bao gồm:

  • Đàn ông tăng dứa có tác dụng gì? Tăng cường chức năng tình dục và sinh sản: Đàn ông ăn dứa thường xuyên giúp cơ thể có mùi hấp dẫn bạn tình. Hàm lượng cao chất chống oxy hóa giúp tăng cường sự lưu lượng máu tới cơ quan sinh dục để cải thiện khả năng cương cứng của dương vật. Đặc biệt, dứa giàu mangan, bromelain và thiamine có tác dụng nâng cao mức testosterone, giúp cải thiện ham muốn và khả năng tình dục.

ăn dứa tăng cường chức năng tình dục cho nam giới

Ăn dứa tăng cường chức năng tình dục cho nam giới

  • Tăng cường chức năng tiêu hóa: Bromelain là một chất được tìm thấy trong dứa đã được chứng minh có tác dụng trung hòa dịch cơ thể. Bromelain đặc biệt điều chỉnh hoạt động của tuyến tụy, giúp hỗ trợ, tăng cường chức năng của hệ thống tiêu hóa.
  • Giúp giữ cho nướu răng khỏe mạnh hơn: Với hàm lượng vitamin C cao, ăn dứa có tác dụng làm giảm nguy cơ viêm nướu và các bệnh nha chu.
  • Làm giảm tình trạng viêm khớp: Giàu các chất chống viêm, nam giới ăn dứa đã được chứng minh giúp làm giảm đau do viêm khớp, bệnh gout và hội chứng ống cổ tay.
  • Phòng ngừa tình trạng tăng huyết áp: Đàn ông thường xuyên ăn dứa có thể giúp làm giảm huyết áp. Nguyên nhân bởi dứa có hàm lượng cao kali cao và mức natri thấp.
  • Giúp phòng ngừa ung thư: Quả dứa giàu các chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do gây ra các tế bào ung thư.
  • Phòng chống cảm lạnh: Lượng vitamin C dồi dào trong dứa có thể giúp cải thiện và tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể, nhờ đó làm giảm các bệnh cảm cúm, cảm lạnh thông thường. Chất bromelain có trong dứa cũng sẽ giúp hạn chế đờm nhầy và giảm ho khi bạn bị cảm lạnh.
  • Giảm nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng: Thoái hóa điểm vàng là một trong những nguyên nhân chính gây mù lòa ở người trưởng thành. Trong quả dứa giàu các beta carotene tốt cho mắt, giúp cải thiện thị lực và phòng ngừa thoái hóa điểm vàng.
  • Hỗ trợ giảm cân: Dứa là loại quả ít calo, natri, cholesterol, chất béo bão hòa, trong khi lại giàu giàu xơ nên rất hữu ích đối với những nam giới đang có ý định giảm cân. Ăn dứa giúp tạo cảm giác no lâu hơn và giảm cảm giác thèm ăn vặt.
  • Giảm tình trạng buồn nôn: Với những người bị say máy bay, say tàu xe thì dứa là một lựa chọn tốt giúp làm giảm cảm giác buồn nôn khó chịu.
  • Cải thiện tâm trạng: Các chất dinh dưỡng được tìm thấy trong dứa như carbohydrate cùng chất chống oxy hóa có tác dụng cải thiện tâm trạng, phòng ngừa trầm cảm. Nghiên cứu cho thấy, dứa giàu tryptophan, một loại acid amin được cơ thể sử dụng để sản xuất serotonin, hormone khiến con người cảm thấy hạnh phúc.

Những lưu ý khi ăn dứa

Một số loại thực phẩm không nên ăn cùng với dứa

  • Sữa với dứa: Dứa chứa nhiều axit, đặc biệt là axit ascorbic trong khi sữa giàu protein. Nếu ăn cùng lúc, protein trong sữa sẽ phản ứng với axit ascorbic có trong dứa gây ra tình trạng kích ứng dạ dày và ruột.
  • Trứng với dứa: Trứng cũng là thực phẩm giàu protein nên khi ăn trứng với dứa cũng sẽ gây ra các tình trạng liên quan tới hệ tiêu hóa.
  • Củ cải với dứa: Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, Ăn củ cải cùng lúc với dứa sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của 2 loại thực phẩm này. Cùng với đó là quá trình thúc đẩy chuyển đổi chất flavonoid có trong dứa thành axit dihydroxybenzoic và axit ferulic có thể gây ức chế chức năng tuyến giáp.
  • Hải sản với dứa: Các loại hải sản như tôm, cua, cá,… không nên ăn cùng với dứa. Nguyên nhân được lý giải là các loại hải sản thường có chứa asen pentavenlent, khi gặp vitamin C có trong dứa sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (thạch tín) gây ngộ độc thực phẩm.
  • Xoài với dứa: Xoài với dứa được biết tới đều là những thực phẩm có nguy cơ cao gây dị dứng nên khi ăn chung 2 loại quả này sẽ làm tăng nguy cơ cao hơn dị ứng.

Các đối tượng không nên ăn dứa

  • Những người mắc bệnh dạ dày: Những người mắc bệnh dạ dày không nên ăn nhiều dứa vì loại quả này có chứa nhiều axit hữu cơ cùng các enzyme có thể làm tăng nguy cơ viêm loét niêm mạc dạ dày và đường ruột.
  • Những người bị hen phế quản, viêm mũi-họng: Theo các bác sĩ, trong dứa có chứa một loại glucoside có thể gây kích ứng niêm mạc mạnh. Do đó, những người có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản,… nên hạn chế ăn dứa.

Khi ăn dứa:

  • Không ăn dứa dập nát: Dứa là loại cây mọc sát mặt đất, vỏ xù xì nên quả thường là nơi nấm cư trú. Trong trường hợp dứa bị dập nát sẽ tạo điều kiện cho nấm ở bên ngoài phát triển, xâm nhập sâu vào trong quả gây ngộ độc cho người ăn.
  • Không ăn dứa còn xanh: Dứa chưa chín có chứa chất gây hại, sau khi ăn có thể gây tiêu chảy nặng và nôn mửa.
  • Không ăn dứa khi bụng đói: Dứa giàu axit, khi ăn với bụng đói sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột dẫn tới tình trạng khó chịu, đau bụng,…
  • Không ăn dứa vào buổi tối: Dứa có chứa thành phần lợi tiểu, nên ăn dứa vào buổi tối có thể làm gia tăng tình trạng đi tiểu đêm gây ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Trên đây là giải đáp đàn ông ăn dứa có tác dụng gì? Nếu bạn có thắc mắc về sức khỏe cần được bác sĩ tư vấn miễn phí, hãy liên hệ tới số điện thoại 02438.255.599 – 0836.633.399 hoặc nhắn tin trực tiếp [TẠI ĐÂY].

Nguồn tham khảo

Cập nhật lần cuối: 31.12.2022

Bài viết liên quan
Cùng tìm hiểu: Có nên uống vitamin e mỗi ngày không?

Vitamin E là một trong những chất chống oxy hoá mạnh mẽ và cần thiết với cơ thể. Đặc biệt là đối với chị em phụ nữ. Tuy nhiên sử dụng vitamin E như thế nào để mang lại sức khoẻ cho cơ thể thì không phải ai cũng biết cách sử dụng. Vậy thì […]

Đọc tiếp
Bị đông máu không nên ăn gì?

Đông máu là cơ chế tự nhiên của cơ thể, giúp cơ thể cầm máu và tránh mất máu. Tuy nhiên việc hình thành máu đông bất thường hoặc hình thành máu đông tại những vị trí như: tim, phổi, não… sẽ rất nguy hiểm. Những cục máu đông cũng chính là nguyên nhân hàng […]

Đọc tiếp
Sốt xuất huyết bị đông máu có nguy hiểm không?

Sốt xuất huyết là một căn bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus dengue được truyền từ người bệnh sang người lành qua muỗi vằn. Bệnh này nếu không được điều trị đúng cách có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, trong đó có tình trạng rối […]

Đọc tiếp
Nên cho trẻ uống vitamin d vào lúc nào?

Vitamin D là loại vitamin đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển sức khỏe toàn diện của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thời điểm và cách cung cấp đủ vitamin D cho trẻ. Chính vì vậy, bài viết hôm nay sẽ đưa ra những thông tin hữu ích […]

Đọc tiếp
Bầu ăn sò lông được không? Ăn sò lông có tốt không?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình mang thai. Vì vậy, mẹ bầu cần lựa chọn những thực phẩm bổ dưỡng để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho cả mẹ và bé. Nhiều người băn khoăn không biết bầu ăn sò lâu được không? Ăn sò lông có […]

Đọc tiếp
Bác sĩ : Nguyễn Văn Sướng Chuyên khoa cấp I Tiết niệu – Nam học
Chức vụ bằng cấp
  • Tốt nghiệp Học viện Quân y năm 1993
  • Tốt nghiệp thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I Ngoại Tiết niệu bệnh viện Quân y.
  • Chủ nhiệm Khoa khám bệnh tại Bệnh viện Quân y 6.
  • Bác sĩ chuyên khoa Ngoại bệnh viện Quân y 354.
  • Chứng chỉ định hướng Ngoại – tiết niệu, Học viện Quân y
  • Chứng chỉ Nam khoa cơ bản, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
  • Chứng chỉ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ.
  • Gần 30 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh tiết niệu, nam khoa tại các bệnh viện của Quân y.
  • Tham dự nhiều hội thảo, hội nghị, khóa đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực Tiết niệu – Nam học cả trong và ngoài nước.
  • Có 4 đề tài nghiên cứu cấp Bộ, hơn 15 đề tài cấp cơ sở.
  • Được nhận nhiều bằng khen, giấy khen, danh hiệu do Sở, ban, ngành, bệnh viện trao tặng…
Sở trường chuyên môn
  • Tư vấn, chẩn đoán và điều trị các bệnh nam khoa, viêm nhiễm đường sinh dục
  • Điều trị các bệnh lý nhiễm trùng hệ tiết niệu, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, sỏi thận, sỏi bàng quang…
  • Điều trị các bệnh lý về tinh hoàn: viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh…
  • Điều trị các bệnh lý suy giảm chức năng sinh lý (xuất tinh sớm, liệt dương…) bằng kỹ thuật mới.
  • Khám, chẩn đoán các vấn đề gây vô sinh, hiếm muộn nam giới: tinh trùng yếu, tinh trùng ít,…
  • Chữa bệnh lây truyền qua đường tình dục bằng kỹ thuật hiện đại với tỷ lệ tái phát thấp.
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Đăng ký khám trực tuyến