Quá trình siêu âm đầu dò có đau không?
Siêu âm đầu dò là siêu âm sử dụng sóng âm thanh tần số cao tập trung tại đầu nguồn phát có hình trụ dài đầu tù. Siêu âm đầu dò chủ yếu sử dụng trong sản khoa và các loại thăm khám trong khi không thể sử dụng thước các phương thức thăm khám và siêu âm thông thường.
- 1. Quá trình siêu âm đầu dò có đau không?
- 2. Mục đích của việc siêu âm đầu dò
- 3. Khi nào cần siêu âm đầu dò âm đạo?
Quá trình siêu âm đầu dò có đau không?
Siêu âm đầu dò có đau không là câu hỏi của nhiều chị em trước khi lên bàn khám. Thủ thuật này yêu cầu người cán bộ y tế phải đưa phần đầu dò của máy siêu âm vào bên trong âm đạo. Đầu dò của máy siêu âm có chiều rộng khoảng 2cm khi đi qua đường âm đạo, người phụ nữ có thể sẽ cảm thấy hơi tức một chút tuy nhiên thủ thuật nay không gây đau nếu đường âm đạo không có gì bất thường.
Xem thêm 📘
Chỉ số siêu âm 4d tuần 22 phát hiện sớm những yếu tổ nguy cơ
Siêu âm đầu dò có đau không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng viêm nhiễm âm đạo, cấu trúc đường âm đạo bất thường, tăng trương lực cơ vùng âm đạo do lo lắng quá dẫn đến các cơ thành ống âm đạo có thắt bó chặt lấy đầu dò gây đau cho người phụ nữ.
Siêu âm đầu dò đau hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tổ của sản phụ
Mục đích của việc siêu âm đầu dò
Việc siêu âm đầu dò trong âm đạo nhằm mục đích xác định hình thể và những dấu hiệu bất thường năm bên trong âm đạo. Đây cũng là một loại siêu âm có tính chính xác cao và mang lại nhiều giá trị thăm khám. Tuy nhiên phương pháp này chỉ được áp dụng đối với phụ nữ đã quan hệ tình dục, không thể siêu âm thường hoặc siêu âm thường khó đưa ra chẩn đoán.
Xem thêm 📘
👉 Trước khi đi siêu âm thai có được ăn gì không?
👉 REVIEW: Siêu âm 4d bao nhiêu tiền một lần
Siêu âm đầu dò mang lại những hình ảnh chuẩn xác có giá trị chẩn đoán cao. Chính vì thế mà siêu âm này thường được sử dụng trong việc chẩn đoán những bệnh lý khó phát hiện như u sơ tử cung, u nang buồng trứng hoặc đánh giá tình trạng tử cung và buồng trứng của người phụ nữ.
Đối với siêu âm thai, siêu âm đầu do thường được áp dụng trong giai đoạn tuổi thai nhỏ chưa hình thành. Việc siêu âm ổ bụng gây ra khó khan trong việc phát hiện và chẩn đoán.
Khi nào cần siêu âm đầu dò âm đạo?
Siêu âm đầu dò được chỉ định trong sản phụ khoa với những triệu chứng bất thường khó xác định bằng cách siêu âm hoặc thăm khám thông thường:
- Thăm khám để kiểm tra những bất thường ở vùng chậu
- Đau vùng xương chậu
- Mang thai ngoài tử cung
- Kiểm tra u nang buồng trứng hoặc u xơ tử cung
- Kiểm tra vị trí thích hợp để đặt vòng tránh thai
- Bác sĩ cũng có thể chỉ định thực hiện siêu âm đầu dò âm đạo trong thai kỳ để:
- Theo dõi nhịp tim của thai nhi
- Quan sát cổ tử cung để phát hiện những bất thường có thể dẫn tới biến chứng thai kỳ như sẩy thai hoặc sinh non.
- Xác định nguyên nhân gây chảy máu bất thường
- Chẩn đoán sẩy thai
Trong những trường hợp này, siêu âm đầu dò được chỉ định trong giai đoạn sớm, lúc này phôi thai vẫn còn nhỏ nên siêu âm thành bụng sẽ không hiển thị hình ảnh.
Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm đến bài viết này! Like 👋 cho mình nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích nhé! 😍😍😍
Tài liệu tham khảo
👉 https://vi.wikipedia.org/wiki/Siêu_âm_3D
Cập nhật lần cuối: 31.08.2019
Siêu âm là việc làm không thể thiếu trong quá trình mang thai. Siêu âm giúp bà mẹ và bác sĩ theo dõi và nắm được sự phát triển của thai qua từng giai đoạn. Hiện nay khi nền y học ngày càng phát triển, hình thức và các thiết bị siêu âm cũng ngày […]
Đọc tiếpSiêu âm thai được biết tới là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn để xem xét, theo dõi, kiểm tra sự phát triển của thai nhi trong tử cung. Nhiều chị em thắc mắc thai 12 tuần nên siêu âm 2D hay 4D? Sự phát triển của thai nhi 12 tuần […]
Đọc tiếpSiêu âm 4D thai 12 tuần là một kiểm tra cần thiết nhằm đánh giá sự phát triển của em bé vào cuối tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ. Vào tuần thứ 12, các cơ quan và hệ thống cơ thể của em bé được hình thành và mẹ bầu có thể thực […]
Đọc tiếpSiêu âm là việc làm không thể thiếu trong quá trình mang thai. Hiện nay khi nền y học ngày càng phát triển, hình thức siêu âm cũng ngày càng đa dạng và hiện đại hơn rất nhiều. Siêu âm 4D là một trong những phương pháp siêu âm hiện đại nhất hiện nay. Tuy […]
Đọc tiếpSiêu âm tuần 23 là một trong những mốc siêu âm quan trọng nhất trong suốt thai kỳ. Bởi đây được xem là thời điểm “vàng” để phát hiện sớm những dị tật thai nhi qua đó có hướng can thiệp kịp thời. Vậy những chỉ số siêu âm 4d thai 23 tuần phát hiện […]
Đọc tiếpBác sĩ Thắng tốt nghiệp bác sĩ Đa khoa ngoại – Sản tại trường Đại học Y Thái Bình, là bác sĩ Trưởng khoa Ngoại tổng hợp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Sau đó, bác sĩ tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I ngoại tại trường Đại học Y Hà Nội. Trải qua quá trình công tác nhiều năm, bác sĩ giữ nhiều chức vụ quan trọng: Là giảng viên tại trường Đại học Y Thái Bình, giảng viên BCH hội Thận – tiết niệu Việt Nam, tham gia nhiều khóa học (nội soi tiết niệu, nội soi ổ bụng…), các đề tài nghiên cứu khoa học… Bác sĩ từng công tác tại các phòng khám lớn của Thủ đô sau khi nghỉ hưu. Hiện tại bác sĩ công tác tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế Hà Nội với chuyên môn: Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn…
- Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn
- Tư vấn và điều trị rối loạn chức năng sinh lý: xuất tinh sớm, liệt dương
- Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam giới: lậu, sùi mào gà, giang mai, chlamydia
- Thực hiện cấp cứu thông thường cho bệnh nhân