Uống trà sữa tự làm có tốt không? 1 cốc trà sữa chứa bao nhiêu calo?

Ngày đăng: 21-11-2022 Tham vấn: Nguyễn Thị Minh Tâm Đăng bởi: Hiệp Trần

Mặc dù là thức uống khoái khẩu của nhiều bạn trẻ nhưng các chuyên gia khuyến cáo mọi người không nên uống trà sữa mua ngoài một cách thường xuyên vì có thể gây béo và tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Vậy uống trà sữa tự làm có tốt không? 1 cốc trà sữa chứa bao nhiêu calo?

Mục lục
  • 1. Uống trà sữa tự làm có tốt không? 1 cốc trà sữa chứa bao nhiêu calo?
  • 2. Các cách giúp việc uống trà sữa trở nên lành mạnh hơn

Uống trà sữa tự làm có tốt không? 1 cốc trà sữa chứa bao nhiêu calo?

Uống trà sữa tự làm có tốt không?

Trà sữa tự làm hay trà sữa handmade là dạng thức uống mà bản thân mỗi người có thể chủ động trong việc lựa chọn nguyên liệu, tỷ lệ, chế biến theo sở thích cá nhân.

Uống trà sữa tự làm có tốt không

Uống trà sữa tự làm có tốt không?

Thông thường, một cốc trà sữa tự làm bao gồm những thành phần cơ bản sau:

  • Trà: Bạn có thể chủ động lựa chọn loại trà ưa thích và phù hợp để chế biến thành món trà sữa hợp khẩu vị. Trà xanh, trà đen, trà trắng, trà ô long,… là các loại trà phổ biến có thể được dùng để pha chế trà sữa tự làm.
  • Sữa: Thay vì sử dụng kem béo như nhiều cửa hàng bán trà sữa trên thị trường, bạn có thể lựa chọn các loại sữa tươi, sữa hộp hoặc sữa có hương vị yêu thích để làm trà sữa.
  • Làm trân châu: Bạn có thể tự làm trân châu và điều chỉnh mức độ ngọt phù hợp theo sở thích.

Trên thực tế, uống trà sữa tự làm sẽ tốt hơn rất nhiều vì bạn hoàn toàn kiểm soát được các nguyên liệu làm nên trà sữa. Uống trà sữa tự làm cũng sẽ ngon hơn vì nó được làm theo công thức với các vị mà bạn yêu thích.

  • Với trà: Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được loại trà mà mình sử dụng. Đảm bảo trà sử dụng là trà tươi, không bị mốc, giữ được hương vị nguyên bản. Nhờ đó cốc trà sữa tự làm luôn đậm vị trà và ngon hơn so với khi mua tại các cửa hàng bán sẵn.
  • Với sữa: Để gia tăng lợi nhuận, các cửa hàng bán trà sữa thường dùng kem béo thay cho sữa. Kem béo không phải là sữa, mặc dù khi sử dụng cho hương vị thơm, béo ngậy như sữa nhưng lại có hàm lượng dưỡng chất rất thấp. Khi làm trà sữa tại nhà, bạn có thể chọn loại sữa ưa thích và phù hợp. Các loại sữa được lựa chọn giàu dinh dưỡng, nhờ đó mà trà sữa tự làm thường có giá trị dinh dưỡng cao.
  • Với trân châu: Bạn có thể chủ động lựa chọn các thành phần nguyên liệu sạch, tươi làm nên trân châu, giúp nó trở nên lành mạnh hơn. Bạn cũng có thể tùy chọn được hàm lượng đường phù hợp, giúp trân châu không quá ngọt. Giảm lượng đường trong trân châu cũng giúp giảm bớt lượng calo có trong trà sữa.

1 cốc trà sữa chứa bao nhiêu calo?

Lượng calo có trong trà sữa là vấn đề được nhiều người quan tâm đặc biệt bởi thức uống này là món khoái khẩu của giới trẻ và trẻ em. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, tính trung bình, một cốc trà sữa size M (khoảng 350 – 400 ml) với topping trân châu đường đen có thể cung cấp khoảng:

  • 350 calo
  • 3 gram chất béo
  • 55 gram carbohydrate
  • 50 gram đường

1 cốc trà sữa chứa bao nhiêu calo

Trà sữa càng ngọt và nhiều kem béo thì mức calo sẽ càng tăng cao

Đáng lưu ý là, đây chỉ là mức calo cơ bản bởi nguyên liệu cho vào cũng như công thức pha chế của các cửa hàng bán trà sữa là khác nhau nên mức calo trên thực tế cũng sẽ dao động ít nhiều. Nhưng nhìn chung, trà sữa càng ngọt, càng nhiều kem béo và được thêm vào càng nhiều topping thì mức calo của một cốc trà sữa sẽ càng tăng cao.

  • XEM THÊM:

Tại sao bị rong kinh không nên ăn đồ ngọt?

Các cách giúp việc uống trà sữa trở nên lành mạnh hơn

Trà sữa là thức uống giàu calo nhưng lại có hàm lượng dinh dưỡng rất thấp. Đó là lý do mà nó được phân loại là thức uống không có lợi, không nên uống thường xuyên vì có nguy cơ cao gây thừa cân/béo phì và nhiều chứng bệnh nguy hiểm.

Các cách giúp việc uống trà sữa trở nên lành mạnh hơn

Làm sao để uống trà sữa lành mạnh hơn?

Trên thực tế, đối với nhiều người, việc nói không với trà sữa có lẽ là một quyết định rất khó thực hiện. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thay vì nói không, có một số cách có thể giúp cho việc uống trà sữa trở nên lành mạnh hơn, bớt tổn hại tới sức khỏe.

Nó bao gồm:

  • Uống trà sữa tự làm: Như đã chia sẻ ở trên, việc tự làm trà sữa có thể giúp bạn chủ động lựa chọn được các nguyên liệu tốt, giàu dinh dưỡng. Tự làm trà sữa cũng giúp bạn điều chỉnh, kiểm soát được lượng calo có trong thức uống này, giúp nó trở nên lành mạnh hơn nhờ có thêm dinh dưỡng và giảm bớt calo.
  • Hạn chế uống trà sữa: Không phải ai cũng có thời gian để tự mình làm trà sữa tốt cho sức khỏe. Nếu bạn chỉ có thể mua trà sữa được làm sẵn, hãy giảm tần suất uống trà sữa của mình. 1 – 2 cốc mỗi tuần là tần suất phù hợp để giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng không tốt của trà sữa tới sức khỏe.
  • Lựa chọn các thương hiệu trà sữa uy tín: Việc lựa chọn các thương hiệu trà sữa có uy tín, bạn sẽ yên tâm hơn về nguồn gốc của nguyên liệu. Chúng cũng được đảm bảo hơn về vấn đề tươi mới.
  • Tùy chỉnh đường ở mức tối thiểu: Bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh lượng đường theo mong muốn với người bán hàng. Hãy uống ở mức đường tối thiểu dù điều này có thể khiến trà sữa kém hấp dẫn hơn nhưng nó giúp giảm bớt lượng calo dư thừa gây tăng cân.
  • Hạn chế tối đa việc cho thêm topping: Càng nhiều topping thì lượng calo có trong trà sữa càng tăng, do đó hãy hạn chế các topping khi uống trà sữa.
  • Lựa chọn các loại trà lành mạnh: Nên tìm hiểu và lựa chọn các loại trà có thành phần nguyên liệu lành mạnh hơn, giàu dinh dưỡng hơn.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi uống trà sữa tự làm có tốt không? 1 cốc trà sữa chứa bao nhiêu calo? Nếu bạn có thắc mắc khác về sức khỏe cần được tư vấn, hãy nhập thông tin [TẠI ĐÂY] hoặc gọi tới HOTLINE 02438.255.599 – 0836.633.399 để được tư vấn bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm bất cứ thời gian nào.

 

Nguồn tham khảo

Cập nhật lần cuối: 21.11.2022

Bài viết liên quan
Chậm kinh 5 ngày và quan hệ ra máu là bị sao?

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ cũng là một trong những biểu hiện, dấu hiệu để nhận biết những vấn đề bệnh lý phụ khoa hoặc là dấu hiệu nhận biết mang thai sớm. Đôi khi sự chậm kinh sẽ là dấu hiệu hiệu của bệnh lý phụ khoa hoặc những viêm nhiễm, căng […]

Đọc tiếp
Chậm kinh, quan hệ ra máu hồng có sao không và xử lý thế nào?

Chậm kinh, quan hệ ra máu hồng có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau ở phụ nữ, bao gồm nhưng không giới hạn chỉ với những vấn đề về sức khỏe sinh sản như viêm âm đạo, nhiễm trùng, u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, nội mạc tử cung […]

Đọc tiếp
Quan hệ bằng tay có làm chậm kinh không?

Quan hệ bằng tay có làm chậm kinh không là băn khoăn của rất nhiều người. Đây là một hình thức quan hệ tình dục khá phổ biến và mang lại nhiều khoái cảm cho cả hai giới. Tuy nhiên, chị em không nên coi thường dấu hiệu chậm kinh sau khi quan hệ bằng […]

Đọc tiếp
Uống nước ngải cứu chữa đau bụng kinh có đúng không?

Vào những ngày có kinh nguyệt, nhiều chị em phụ nữ thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu bởi những cơn đau bụng kinh âm ỉ. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng công việc cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chị em. Theo đó, nhiều chị em […]

Đọc tiếp
Dùng ngải cứu trị rong kinh như thế nào?

Rong kinh là một tình trạng thường gặp ở phụ nữ khiến cho họ cảm thấy khó chịu và phiền muộn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc có thể gây tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, nhiều người đã tìm đến các phương pháp trị liệu bằng các loại thảo […]

Đọc tiếp
Bác sĩ : Phan Văn Thắng Chuyên khoa Nam học - ngoại tiết niệu
Chức vụ bằng cấp

Bác sĩ Thắng tốt nghiệp bác sĩ Đa khoa ngoại – Sản tại trường Đại học Y Thái Bình, là bác sĩ Trưởng khoa Ngoại tổng hợp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Sau đó, bác sĩ tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I ngoại tại trường Đại học Y Hà Nội. Trải qua quá trình công tác nhiều năm, bác sĩ giữ nhiều chức vụ quan trọng: Là giảng viên tại trường Đại học Y Thái Bình, giảng viên BCH hội Thận – tiết niệu Việt Nam, tham gia nhiều khóa học (nội soi tiết niệu, nội soi ổ bụng…), các đề tài nghiên cứu khoa học… Bác sĩ từng công tác tại các phòng khám lớn của Thủ đô sau khi nghỉ hưu. Hiện tại bác sĩ công tác tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế Hà Nội với chuyên môn: Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn…

Sở trường chuyên môn
  • Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn
  • Tư vấn và điều trị rối loạn chức năng sinh lý: xuất tinh sớm, liệt dương
  • Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam giới: lậu, sùi mào gà, giang mai, chlamydia
  • Thực hiện cấp cứu thông thường cho bệnh nhân
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Đăng ký khám trực tuyến