Tại sao bị rong kinh không nên ăn đồ ngọt?

Ngày đăng: 17-11-2022 Tham vấn: Nguyễn Thị Minh Tâm Đăng bởi: Hiệp Trần

Hầu hết chị em phụ nữ đều có cảm giác thèm đồ ngọt mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt. Nhưng các bạn có biết, những loại thực phẩm ngọt sẽ khiến tăng lượng đường huyết trong máu và làm cho chu kỳ của chị em trải qua tồi tệ hơn? Như vậy, bị rong kinh có nên ăn đồ ngọt không? Tại sao bị rong kinh không nên ăn đồ ngọt? Chính là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ. Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Mục lục
  • 1. Bị rong kinh nên ăn đồ ngọt không?
  • 2. Tại sao bị rong kinh không nên ăn đồ ngọt?
  • 3. Làm thế nào để cải thiện tình trạng rong kinh?
  • 4. Những loại thực phẩm nên ăn khi bị rong kinh

Bị rong kinh nên ăn đồ ngọt không?

Đường có tính chất gây viêm và nó làm tăng lượng máu cung cấp trong tử cung của bạn. Điều này dẫn đến tình trạng giữ nước nhiều và tiếp tục dẫn đến đau bụng. Ngoài ra, nếu bạn đang có các triệu chứng khác trong chu kỳ thì đường có thể làm chúng nghiêm trọng hơn trong một vài trường hợp. Những trường hợp đường khiến cho tình trạng chu kỳ kinh nguyệt của bạn tệ đi có thể kể đến như:

Nguy cơ chuột rút trong chu kỳ:

Chuột rút là một trong số những tình trạng bạn gặp phải trong chu kỳ kinh nguyệt nếu như nạp quá nhiều đường vào cơ thể. Điều này xảy ra do estrogen và progesterone phản ứng với insulin khiến cơ thể có cảm giác thèm đồ ngọt và gây ra triệu chứng chuột rút.

bị rong kinh không nên ăn đồ ngọt

Nên tránh ăn đồ ngọt khi bị rong kinh

Tăng triệu chứng đầy hơi:

Triệu chứng đầy hơi trong chu kỳ kinh nguyệt do cơ thể trữ nước nhiều nhưng nếu bạn bổ sung nhiều đường có thể khiến các tình trạng này nghiêm trong hơn. Cụ thể như: đầy hơi, khó tiêu, ợ chua…

Mất cân bằng nội tiết tố:

Không chỉ trong chu kỳ, bình thường chị em nạp quá nhiều đường vào cơ thể cũng gây mất cân bằng nội tiết tố gây thừa lượng estrogen trong cơ thể.

Khiến phụ nữ mọc nhiều mụn hơn:

Trong thời gian có kinh, bạn có khả năng bị mụn cao hơn và việc bổ sung đường trong chế độ ăn uống ở thời điểm này cũng khiến tình trạng nghiêm trọng hơn. Theo một vài nghiên cứu, tiêu thụ quá nhiều đường cũng khiến mô da của bạn bị phá hủy và dễ chảy xệ hơn.

ăn đồ ngọt dễ mọc mụn

Ăn đồ ngọt trong thời điểm này cũng khiến phụ nữ dễ bị mọc mụn nhiều hơn

Tại sao bị rong kinh không nên ăn đồ ngọt?

Rong kinh khiến cho lượng kinh nguyệt tiết ra nhiều và kéo dài, có thể đi kèm với đau bụng kinh dữ dội dẫn đến thiều máu. Nhiều phụ nữ bị rong kinh nhưng không biết mình đang gặp phải tình trạng này bởi nó có những biểu hiện tương tự với đến kỳ. Bất kỳ biểu hiện nào sau đây cũng được coi là triệu chứng của rong kinh:

  • Chảy máu hơn bảy ngày
  • Chảy máu qua một hoặc nhiều băng vệ sinh hoặc miếng lót mỗi giờ
  • Bạn cần thay băng vệ sinh nhiều lần trong đêm
  • Bạn nhận thấy cục máu đông có kích thước bằng 1/4 hoặc lớn hơn

Nếu không được điều trị, chảy máu kinh nguyệt nhiều cũng có thể dẫn đến thiếu máu, đó là khi bạn không có đủ tế bào hồng cầu để lưu thông lượng oxy mà cơ thể cần. Điều này có thể gây ra các triệu chứng thể chất khác, chẳng hạn như: Mệt mỏi, lo lắng, khó thở.

lý do bị rong kinh không nên ăn đồ ngọt

Ăn nhiều đường có thể khiến tình trạng rong kinh kéo dài

Như đã nói ở trên, đường khiến lượng đường huyết tăng cao, có thể khiến tình trạng rong kinh kéo dài hơn gây cho chị em cảm giác đau bụng, buồn nôn và tăng thêm các triệu chứng của rong kinh như: đau bụng, buồn nôn… Vì vậy bị rong kinh các bạn không nên bổ sung nhiều đường vào cơ thể.

XEM THẬT:

Làm thế nào để cải thiện tình trạng rong kinh?

Tình trạng rong kinh diễn ra lâu dài sẽ gây ra những hiệu quả khôn lường. Một số trường hợp kinh nguyệt ra nhiều do bạn đang mắc u xơ hoặc lạc nội mạc tử cung. Để cải thiện tình trạng rong kinh, trước tiên bạn nên đến gặp bác sĩ từ đó xác nhận nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh và từ đó đưa ra một bài phương pháp điều trị. Một vài nguyên nhân gây ra triệu chứng rong kinh bao gồm: u xơ tử cung, mất cân bằng nội tiết tố, chu kỳ kinh nguyệt không đều, mang thai ngoài tử cung, u tuyến, sử dụng các loại thuốc chống đông máu, ung thư tử cung, ung thư cổ tử cung, bệnh gan…

cách cải thiện tình trạng rong kinh

Nên đến thăm khám và nhận chỉ định điều trị của bác sĩ khi mắc phải tình trạng rong kinh kéo dài

Biết được lý do cơ bản dẫn đến kinh nguyệt ra nhiều là chìa khóa để có được phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bạn, đó là lý do tại sao việc gặp gỡ với bác sĩ là rất quan trọng. Trong một số trường hợp, kinh nguyệt ra nhiều do u xơ, tăng trưởng hoặc lạc nội mạc tử cung thì tốt nhất nên điều trị bằng phẫu thuật. Nhưng thông thường, điều trị rong kinh là vấn đề thay đổi lối sống và dùng thuốc, chẳng hạn như:

  • Thuốc chống viêm không steroid – Chọn các loại thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen có thể làm giảm cơn đau do rong kinh và làm cho kinh nguyệt của bạn nhẹ hơn. Điều này là do chúng làm giảm lượng prostaglandin – hormone gây đau và chảy máu – trong niêm mạc tử cung của bạn. Mặc dù ibuprofen hữu ích, nhưng một số loại như aspirin có tác dụng làm loãng máu không nên được sử dụng cho mục đích này, vì chúng có thể làm cho tình trạng chảy máu trầm trọng hơn.
  • Kiểm soát sinh sản – Thuốc tránh thai, miếng dán, vòng tránh thai nội tiết tố và các hình thức kiểm soát sinh sản nội tiết tố khác cũng có thể điều chỉnh để điều hòa kinh nguyệt của bạn. Kiểm soát sinh sản bằng nội tiết tố có thể làm mỏng niêm mạc tử cung, làm giảm lượng máu và mô bạn bị mất trong chu kỳ kinh nguyệt. Kiểm soát sinh sản cũng có thể được sử dụng để điều chỉnh độ dài của chu kỳ của bạn, giảm bớt tình trạng chuột rút đau đớn hoặc thậm chí ngừng kinh nguyệt. Nếu bạn đang bước vào thời kỳ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh, biện pháp tránh thai có thể giúp kiểm soát các triệu chứng mãn kinh.
  • Liệu pháp hormone – Khi kinh nguyệt ra nhiều do mất cân bằng hormone, liệu pháp hormone có thể làm giảm chảy máu. Giống như biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố, liệu pháp hormone có thể được sử dụng thường xuyên để làm mỏng niêm mạc tử cung và giúp giữ cân bằng nội tiết tố của bạn. Liệu pháp hormone cũng có thể được sử dụng để điều trị các tình trạng như lạc nội mạc tử cung gây đau và chảy máu kinh nguyệt.
  • Các loại thuốc khác – Trong một số trường hợp, các loại thuốc khác cần có đơn của bác sĩ có thể được sử dụng để hỗ trợ điều trị các triệu chứng rong kinh. Có thể uống axit tranexamic vào đầu chu kỳ kinh nguyệt để giảm chảy máu, và desmopressin làm giảm chảy máu bằng cách giúp đông máu.
  • Thay đổi chế độ ăn uống – Mặc dù nó sẽ không ngăn chặn chứng rong kinh, nhưng ăn một chế độ ăn uống giàu chất sắt có thể giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Hãy thử ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt, hải sản, đậu, quả hạch, hạt và các loại rau lá xanh. Ăn thực phẩm có nhiều vitamin C như cam, ớt chuông và bông cải xanh có thể giúp cơ thể hấp thụ thêm chất sắt trong chế độ ăn uống của bạn. Ngoài ra, hãy cố gắng hết sức tránh các loại thực phẩm có đường đã qua chế biến, chất béo chuyển hóa và tinh bột. Những thực phẩm này có thể khiến triệu chứng rong kinh trở nên trầm trọng hơn.

XEM THÊM:

Những loại thực phẩm nên ăn khi bị rong kinh

Ngoài sắt là thành phần có trong máu, chị em cũng cần bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng khác qua những nhóm thực phẩm sau:

Nhóm thực phẩm cung cấp chất xơ, vitamin:

Chất xơ và các vitamin khoáng chất có trong ngũ cốc rất cần thiết cho sức khỏe của người đang bị rong kinh. Chị em có thể sử dụng những loại ngũ cốc như ngô, gạo lứt, yến mạch, các loại đỗ…

Những loại thực phẩm nên ăn khi bị rong kinh

Ngũ cốc còn chứa hàm lượng glycemic giúp giảm tình trạng nội tiết tố gây ra rong kinh kéo dài. Ngoài ra đây cũng là loại thực phẩm có chứa sắt, tốt cho quá trình tái tạo máu cho cơ thể.

Nhóm thực phẩm chứa vitamin B và C:

Vitamin B có tác dụng cải thiện sức khỏe, tăng sức đề kháng, phục hồi trạng thái cân bằng. Vitamin C có tác dụng như chất chống viêm tự nhiên, nâng cao miễn dịch giúp cơ thể cải thiện mệt mỏi. Các loại vitamin này thường có trong cà chua, bơ, bí, rau dền, măng tây…

Nhóm thực phẩm có chứa Omega 3:

Omega 3 không chỉ cải thiện hệ tim mạch, cân bằng nội tiết mà còn giúp tăng cường sản sinh tế bào máu, cực tốt cho chị em bị rong kinh. Các loại thực phẩm chứa omega 3 bao gồm: Các loại cá biển (cá trích, cá mòi, cá ngừ…) hạt óc chó, hạt lanh…

Nhóm thực phẩm có chứa Omega 3 chữa bệnh rong kinh

Ngoài việc điều chính chế độ ăn uống, chị em cũng cần chú ý tới thời gian nghỉ ngơi thư giãn, sinh hoạt khoa học. bên cạnh đó, nếu như tình trạng rong kinh kéo dài gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý và cuộc sống của bạn hãy đến thăm khám ngay tại Phòng khám y khoa quốc tế Kim Mã để được thăm khám, điều trị các tình trạng bệnh.

Phòng khám y khoa quốc tế 12 Kim Mã là địa chỉ uy tín được bộ y tế cấp phép với đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp, điều trị các bệnh phụ khoa, nam khoa, các bệnh xã hội và kế hoạch hóa gia đình. Tình trạng rong kinh cần được thăm khám và điều trị kịp thời để tránh những chuyển biến xấu. Liên hệ ngay Hotline: 02438.255.599 – 0836.633.399 để được tư vấn miễn phí và đặt lịch thăm khám.

 

Nguồn tham khảo

Cập nhật lần cuối: 17.11.2022

Bài viết liên quan
Chậm kinh 5 ngày và quan hệ ra máu là bị sao?

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ cũng là một trong những biểu hiện, dấu hiệu để nhận biết những vấn đề bệnh lý phụ khoa hoặc là dấu hiệu nhận biết mang thai sớm. Đôi khi sự chậm kinh sẽ là dấu hiệu hiệu của bệnh lý phụ khoa hoặc những viêm nhiễm, căng […]

Đọc tiếp
Chậm kinh, quan hệ ra máu hồng có sao không và xử lý thế nào?

Chậm kinh, quan hệ ra máu hồng có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau ở phụ nữ, bao gồm nhưng không giới hạn chỉ với những vấn đề về sức khỏe sinh sản như viêm âm đạo, nhiễm trùng, u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, nội mạc tử cung […]

Đọc tiếp
Quan hệ bằng tay có làm chậm kinh không?

Quan hệ bằng tay có làm chậm kinh không là băn khoăn của rất nhiều người. Đây là một hình thức quan hệ tình dục khá phổ biến và mang lại nhiều khoái cảm cho cả hai giới. Tuy nhiên, chị em không nên coi thường dấu hiệu chậm kinh sau khi quan hệ bằng […]

Đọc tiếp
Uống nước ngải cứu chữa đau bụng kinh có đúng không?

Vào những ngày có kinh nguyệt, nhiều chị em phụ nữ thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu bởi những cơn đau bụng kinh âm ỉ. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng công việc cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chị em. Theo đó, nhiều chị em […]

Đọc tiếp
Dùng ngải cứu trị rong kinh như thế nào?

Rong kinh là một tình trạng thường gặp ở phụ nữ khiến cho họ cảm thấy khó chịu và phiền muộn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc có thể gây tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, nhiều người đã tìm đến các phương pháp trị liệu bằng các loại thảo […]

Đọc tiếp
Bác sĩ : Phan Văn Thắng Chuyên khoa Nam học - ngoại tiết niệu
Chức vụ bằng cấp

Bác sĩ Thắng tốt nghiệp bác sĩ Đa khoa ngoại – Sản tại trường Đại học Y Thái Bình, là bác sĩ Trưởng khoa Ngoại tổng hợp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Sau đó, bác sĩ tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I ngoại tại trường Đại học Y Hà Nội. Trải qua quá trình công tác nhiều năm, bác sĩ giữ nhiều chức vụ quan trọng: Là giảng viên tại trường Đại học Y Thái Bình, giảng viên BCH hội Thận – tiết niệu Việt Nam, tham gia nhiều khóa học (nội soi tiết niệu, nội soi ổ bụng…), các đề tài nghiên cứu khoa học… Bác sĩ từng công tác tại các phòng khám lớn của Thủ đô sau khi nghỉ hưu. Hiện tại bác sĩ công tác tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế Hà Nội với chuyên môn: Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn…

Sở trường chuyên môn
  • Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn
  • Tư vấn và điều trị rối loạn chức năng sinh lý: xuất tinh sớm, liệt dương
  • Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam giới: lậu, sùi mào gà, giang mai, chlamydia
  • Thực hiện cấp cứu thông thường cho bệnh nhân
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Đăng ký khám trực tuyến