Bị sốt xuất huyết có ăn được trứng gà không?
Chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và hồi phục cho người bệnh sốt xuất huyết. Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh cần cung cấp lượng chất đạm cao hơn bình thường để thúc đẩy quá trình phục hồi. Vậy bị sốt xuất huyết có ăn được trứng gà không? Cùng các chuyên gia giải đáp chi tiết qua bài viết sau đây.
- 1. Ăn trứng gà có tác dụng gì cho sức khỏe?
- 2. Người bị sốt xuất huyết có ăn được trứng gà không?
- 3. Nên ăn trứng gà như thế nào để tốt cho sức khỏe?
- 4. Bị sốt xuất huyết nên kiêng ăn gì?
- 5. Một số lưu ý của bác sĩ dành cho người bệnh sốt xuất huyết
Ăn trứng gà có tác dụng gì cho sức khỏe?
Trứng là nguồn cung cấp protein chất lượng cao và dễ tiêu hóa cùng các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Cơ thể cần cung cấp đầy đủ protein để hỗ trợ phản ứng miễn dịch và trứng rất tốt do chứa nhiều protein và cách chất dinh dưỡng thiết yếu để tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại virus và vi khuẩn.
Trứng gà là thực phẩm giàu dưỡng chất
Theo các chuyên gia, trứng gà chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt như protein, chất béo, vitamin B2, vitamin A, vitamin B5, vitamin B12, folate, selenium,… Thành phần dinh dưỡng có trong 1 quả trứng gà lớn bao gồm:
- Năng lượng: 72 calo
- Chất béo: 3.8g
- Tổng Carbohydrate: 0.4g
- Chất đạm: 6.3g
- Kali: 69mg
- Natri: 71mg
- Cholesterol: 186mg
- Canxi: 24.1mg
- Sửa: 4.9% Dv
- Vitamin A: 160mg
Các chất dinh dưỡng có trong lòng trắng và lòng đỏ trứng khác nhau. Lòng trắng trứng chủ yếu bao gồm priest, niacin, kali, magie,… tốt cho sức khỏe tổng thể.
Hầu hết các chất dinh dưỡng đều tập trung trong lòng đỏ trứng. Lòng đỏ trứng gà ít protein hơn nhưng lại có chứa các vitamin A, B6, B12, D, canxi, folate và omega 3, cung cấp cholesterol, axit béo thiết yếu cho cơ thể. ĐỒng thời, trong 1 quả trứng gà cỡ vừa cung cấp khoảng 55 calo.
Trứng chứa nhiều choline, một chất dinh dưỡng thiết yếu quan trọng cho chức năng não khỏe mạnh và đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe tim mạch. Những chất chống oxy hóa trong trứng gà giúp bảo vệ mắt, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt do tuổi tác.
Trứng cũng giàu protein và chứa sắt, folate, vitamin A, tất cả đều quan trọng đối với sự tăng trưởng, sửa chữa và phát triển của tế bào.
Người bị sốt xuất huyết có ăn được trứng gà không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn uống rất quan trọng đối với người bệnh sốt xuất huyết. Nó giúp nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng giảm nguy cơ bệnh chuyển nặng và giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi.
Khi bị sốt xuất huyết, cơ thể thường mệt mỏi, sức đề kháng giảm sút nên việc bổ sung dinh dưỡng và tăng cường thực phẩm giàu chất đạm có thể giúp người bệnh sốt xuất huyết bổ sung các chất dinh dưỡng bị mất đi và thúc đẩy quá trình hồi phục cơ thể.
Theo đó, người bệnh sốt xuất huyết cần cung cấp chất đạm cao hơn bình thường. Trong giai đoạn phục hồi, nên tăng cường bổ sung năng lượng và protein từ các thực phẩm như trứng gà, thịt, cá, sữa,…
Người bị sốt xuất huyết có thể ăn trứng gà
Như vậy, bị sốt xuất huyết có thể ăn trứng gà. Bởi protein là thành phần chính cấu tạo nên các tế bào và mô mới cho cơ thể. Để duy trì cơ thể khỏe mạnh và tái tạo các tế bào cần bổ sung đầy đủ chất đạm. Protein cũng cho phép cơ thể sản xuất các kháng thể mà nó cần để chống lại sự xâm nhập của virus và vi khuẩn. Trong khi đó, trứng gà là nguồn cung cấp protein dồi dào, phù hợp với người bị sốt xuất huyết.
- XEM THÊM:
-
-
Nên ăn trứng gà như thế nào để tốt cho sức khỏe?
Trứng gà rất dễ ăn và có nhiều cách chế biến. Người bệnh có thể ăn trứng gà luộc, cháo trứng, súp trứng gà, trứng gà rán,… Tuy nhiên, cần lưu ý không ăn trứng sống hoặc hòa tan trứng sống với canh hoặc cháo để tránh bị ngộ độc do nhiễm khuẩn. Ăn trứng gà sống hoặc chưa nấu chín có thể làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn Salmonella, đây là loại vi khuẩn được tìm thấy nhiều trên bỏ trứng và bên trong trứng gà.
Lựa chọn trứng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn và bảo quản trứng trong tủ lạnh. Loại bỏ quả trứng bị nứt hoặc trứng bẩn. Nấu chín trứng gà và các thức ăn có trứng trước khi ăn.
Người trưởng thành khỏe mạnh có thể ăn tối đa 1 quả trứng gà/ngày. Mặc dù trứng gà rất tốt với trẻ em nhưng chỉ nên ăn 1- 2 quả trứng mỗi ngày. Đối với người lớn tuổi mắc bệnh tim mạch, không nên ăn quá 2 quả trứng mỗi ngày. Đối với người bị cao huyết áp hoặc cholesterol máu cao vẫn có thể ăn trứng nhưng không ăn quá 1 quả/ lần và 1 tuần không ăn quá 2 lần.
Người bị gout không nên ăn quá 3 quả trứng/tuần, tuyệt đối không tiêu thụ các loại trứng lộn.
Bị sốt xuất huyết nên kiêng ăn gì?
Người bệnh sốt xuất huyết không cần phải kiêng khem quá nhiều mà chỉ cần chú ý cân đối đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, cần kiêng những thực phẩm sau đây để tránh ảnh hưởng đến quá trình hồi phục:
- Đồ chứa nhiều dầu mỡ: Ăn đồ chiên rán nhiều lần hoặc chứa nhiều dầu mỡ có thể dẫn đến tăng huyets áp và tăng lượng cholesterol. Điều này gây cản trở nhiều cho việc hồi phục cơ thể và làm hệ miễn dịch suy giảm. Ngoài ra, đồ nhiều dầu mỡ gây khó tiêu, ảnh hưởng nặng nề đến hệ tiêu hóa của người bệnh.
- Đồ cay nóng: Đây là điều kiêng kỵ đối với người bệnh sốt xuất huyết, việc tiêu thụ thực phẩm cay nóng làm axit tích tụ trong dạ dày dẫn đến tổn thương và loét thành mạch, cản trở quá trình hồi phục của cơ thể.
- Đồ uống có gas: Những thực phẩm này càng khiến cơ thể mệt mỏi hơn, phá vỡ cơ bắp… không có sức để chống chọi lại bệnh tật.
- Thực phẩm có màu sẫm: Một số loại thực phẩm sẫm màu như huyết heo, bò, gà, đồ có màu đỏ như củ dền, thanh long đỏ,… không tốt cho người bệnh vì nếu bị nôn, ói hoặc đi ngoài sẽ rất khó phân biệt hiện tượng xuất huyết hay không sẽ gây khó ăn cho bác sĩ chẩn đoán.
Lưu ý những thực phẩm không nên ăn khi bị sốt xuất huyết
Một số lưu ý của bác sĩ dành cho người bệnh sốt xuất huyết
Những nguyên tắc khi chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết trong việc nghỉ ngơi và ăn uống cần lưu ý:
- Uống đủ nước: Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường sốt cao, nguy cơ thoát huyết tương khiến máu khó đông và mất nước nhiều. Do đó, cần chú ý bủ nước, uống đủ lượng nước mà cơ thể cần, có thể bổ sung nước lọc, nước dừa, oresol,… Lưu ý không tự ý truyền nước khi không có chỉ định của bác sĩ.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất: Tình trạng chán ăn, mệt mỏi, hấp thu kém khi bị bệnh nên cần bổ sung các loại thực phẩm được chế biến ở dạng nhuyễn, lỏng và dễ ăn như soup, cháo,… hạn chế thực phẩm khô cứng. Việc bổ sung các thực phẩm này giúp bệnh nhân dễ hấp thu, bổ sung đủ dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
- Không tự ý sử dụng các thuốc giảm đau hạ sốt khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Theo bác sĩ Tường Vy, hiện nay có một số phụ huynh thường mua các loại thuốc giảm đau hạ sốt về dùng trong đó có aspirin và ibuprofen, tuy nhiên 2 loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, làm cho tình trạng xuất huyết ở bệnh nhân trầm trọng hơn, đặc biệt thuốc có thể gây xuất huyết dạ dày, ảnh hưởng đến tính mạng.
- Theo dõi kỹ tình trạng của bệnh, đặc biệt là nhiệt độ. Với trường hợp người bệnh sốt cần mặc quần áo thoáng, thấm hút mồ hôi, không đắp chăn quá kín, có thể lau ấm để hạ sốt cho cơ thể. Nếu bệnh nhân sốt trên 38,5 độ dùng thuốc chứa paracetamol để hạ sốt, liều lượng cần đúng với chỉ định của bác sĩ.
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề bị sốt xuất huyết có ăn được trứng gà không. Ngoài ra, nếu như còn bất kỳ vấn đề nào khác chưa rõ hãy gọi đến số: 0836.633.399 hoặc CLICK [TẠI ĐÂY] để được các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ miễn phí.
Cập nhật lần cuối: 27.02.2023
Mifepristone 200mg là một phương pháp phá thai an toàn bằng thuốc (phá thai nội khoa) được lựa chọn bởi nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đầy đủ thông tin về công dụng và tác dụng phụ của loại thuốc này. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu những […]
Đọc tiếpMifepristone 200mg là một loại thuốc chuyên khoa được sử dụng với mục đích chấm dứt sự phát triển của thai kỳ và kích thích tử cung co thắt để đẩy phôi thai đã dừng phát triển ra khỏi cơ thể. Mifepristone 200mg thực chất là thuốc như thế nào, tác dụng ra sao, những […]
Đọc tiếpTiểu đêm là một tình trạng phổ biến nhiều người gặp phải hiện nay. Tình trạng này có thể do các bệnh lý đòi hỏi phải có sự can thiệp y khoa, nhưng cũng có thể chỉ do sinh lý hoặc thói quen sinh hoạt. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể […]
Đọc tiếpTiểu đêm ở phụ nữ là một trong những chứng bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng giấc ngủ và sức khỏe. Bệnh tiểu đêm ở phụ nữ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị như thế nào? Bệnh tiểu đêm ở phụ nữ: Nguyên nhân, dấu hiệu […]
Đọc tiếpHột le nằm ở “cửa ngõ” ra vào của vùng kín, tập trung nhiều dây thần kinh khoái cảm và giúp tăng hưng phấn khi quan hệ tình dục. Chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể gây tổn thương, viêm nhiễm hột le. Đặc biệt, nhiều chị em không biết đi tiểu bị […]
Đọc tiếp- Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội khoa Y học cổ truyền
- Từng có thời gian dài công tác tại Bệnh viện E Hà Nội, giữ chức vụ Trưởng khoa Y học cổ truyền cho đến khi về hưu tháng 9-2013 (thời gian giữ chức vụ trưởng khoa khoảng 10 năm).
- Hiện nay đang công tác tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế.
- Nhiều năm công tác trong lĩnh vực sản phụ khoa, nam khoa các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục, bác sĩ đã tích lũy được những kinh nghiệm phong phú trong công tác chẩn đoán, tư vấn và kết hợp điều trị bằng thuốc Đông y trong các bệnh lý: Phụ khoa (viêm nhiễm phụ khoa, bệnh lý cổ tử cung, vòi trứng, buồng trứng, rối loạn kinh nguyệt…); Kế hoạch hóa gia đình (khám, tư vấn tránh thai, đình chỉ thai nghén an toàn; nạo hút thai…); Các bệnh nam khoa (rối loạn chức năng sinh lý ở nam giới; viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn…); Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (sùi mào gà, lậu, herpes sinh dục…).
- Khám bệnh kê đơn thuốc Đông Y.
- Châm cứu cấy chỉ, thuỷ châm huyệt.
- Xoa bóp, bấm huyệt, phục hồi chức năng.