Bị sốt xuất huyết có uống bia được không?

Ngày đăng: 07-12-2022 Tham vấn: Đinh Thị Quỳnh Huế Đăng bởi: Hiệp Trần

Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết trên cả nước đang diễn biến vô cùng phức tạp. Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, cho đến cuối tháng 10/2022, số ca mắc sốt xuất huyết tăng mạnh lên đến 1.200 – 1.400 ca/tuần. Bên cạnh việc chủ động đi thăm khám sớm và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng giúp bệnh nhân rút ngắn thời gian hồi phục. Liệu bị sốt xuất huyết có uống bia được không? Bệnh nhân sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng ăn gì? Hãy cùng giải đáp trong bài viết dưới đây. 

Mục lục
  • 1. SỐT XUẤT HUYẾT LÀ GÌ?
  • 2. BỊ SỐT XUẤT HUYẾT CÓ UỐNG BIA ĐƯỢC KHÔNG?
  • 3. BỊ SỐT XUẤT HUYẾT NÊN ĂN GÌ ĐỂ NHANH KHỎI?

SỐT XUẤT HUYẾT LÀ GÌ?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính xảy ra phổ biến ở vùng khí hậu nhiệt đới do virus Dengue gây ra. Loại virus này có 4 chủng huyết thanh: DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Nguyên nhân lây lan bệnh sốt xuất huyết là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh.

Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm nhưng thời điểm mắc bệnh nhiều nhất là vào mùa mưa, mùa sinh sản của muỗi. Bệnh có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Khi bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng sau:

  • Sốt rất cao (có thể lên đến 40,5 độ C), sốt liên tục và rất khó hạ sốt.
  • Đau nhức đầu, mắt, xương khớp và các cơ bắp rất dữ dội.
  • Buồn nôn và nôn mửa.
  • Phát ban, nổi mẩn đỏ.
  • Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, trong phân có lẫn máu,…

sốt xuất huyết là bệnh gì

Phát ban là một trong những triệu chứng của sốt xuất huyết

Người mắc bệnh sốt xuất huyết thường trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm, giai đoạn hồi phục.

Giai đoạn sốt: Trong 3 – 4 ngày đầu, bệnh nhân thường bị sốt cao liên tục hoặc sốt cao đột ngột từ 39 -40 độ C, uống thuốc hạ sốt nhưng không thấy giảm sốt. Bên cạnh đó, bệnh nhân sốt xuất huyết còn gặp phải các triệu chứng đi kèm như: đau đầu; mệt mỏi; đau nhức hốc mắt, khớp, cơ; chán ăn; buồn nôn; da xung huyết; chảy máu chân răng; chảy máu mũi; phát ban,…

Giai đoạn nguy hiểm: Giai đoạn này diễn ra từ ngày 3 – 7 sau khi bị sốt ngày đầu tiên. Bệnh nhân có thể giảm sốt hoặc vẫn còn sốt, có thể xuất hiện các dấu hiệu xuất huyết từ nhẹ đến nặng như: xuất huyết dưới da, xuất huyết ở niêm mạc, xuất huyết nội tạng; có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: tràn dịch màng phổi, tràn dịch bụng, gan to,…

Giai đoạn hồi phục: Bệnh nhân hết sốt trên 48h, cảm thấy đỡ mệt mỏi, thể trạng tốt lên, thèm ăn, và đi tiểu nhiều. Xét nghiệm tiểu cầu thấy các chỉ số bắt đầu tăng.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, người bệnh nên đến cơ sở y tế ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết để được thăm khám, chẩn đoán chính xác và được hướng dẫn điều trị phù hợp. Người bệnh không tự ý mua thuốc hạ sốt, giảm đau về dùng vì có thể làm cho tình trạng xuất huyết trầm trọng hơn, gây nguy hiểm đến tính mạng.

khi có dấu hiệu mắc sốt xuất huyết nên tới cơ sở y tế để thăm khám

Đến cơ sở y tế để thăm khám ngay khi có dấu hiệu mắc bệnh

Cho đến nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng để hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh và giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục.

BỊ SỐT XUẤT HUYẾT CÓ UỐNG BIA ĐƯỢC KHÔNG?

Bia là một loại thức uống có chứa cồn, là chất gây nghiện làm ức chế hoạt động của não bộ và hệ thống thần kinh trung ương. Uống nhiều bia không tốt cho sức khỏe con người, do đó, bị sốt xuất huyết không nên uống bia. Các chất kích thích có trong thức uống này sẽ làm suy giảm hệ thống miễn dịch và sức đề kháng, khiến cơ thể người bệnh trở nên mệt mỏi hơn và không đủ sức khỏe để chống lại các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết. Bên cạnh đó, bệnh nhân sốt xuất huyết cũng nên tránh sử dụng các chất kích thích khác như: rượu, cà phê, thuốc lá,…

  • XEM THÊM:

Uống bia có làm chậm kinh không?

bị sốt xuất huyết không nên uống bia

Bị sốt xuất huyết không nên uống bia vì bia gây suy giảm hệ thống miễn dịch và sức đề kháng

Ngoài việc không sử dụng bia và các thực phẩm có chứa chất kích thích trên, người bệnh sốt xuất huyết cũng cần kiêng một số thực phẩm sau để tránh gây cản trở quá trình hồi phục bệnh:

  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ

Những đồ ăn nhiều dầu mỡ không có lợi cho sức khỏe, dễ khiến người bệnh gặp phải tình trạng khó tiêu, đầy bụng,… ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tiêu hóa của bệnh nhân. Bên cạnh đó, tiêu thụ những loại đồ ăn này có thể làm tăng huyết áp và tăng lượng cholesterol, từ đó làm suy yếu hệ miễn dịch và khiến bệnh lâu khỏi hơn.

  • Đồ uống ngọt

Các loại đồ uống ngọt như: nước soda hay mật ong, các loại đường tự nhiên,… là những thức uống mà bệnh nhân sốt xuất huyết không nên sử dụng. Nguyên nhân là do việc tiêu thụ đường sẽ khiến cho các tế bào máu trắng diệt khuẩn chậm hơn, từ đó khiến bệnh diễn biến nghiêm trọng và lâu khỏi.

bị sốt xuất huyết không nên uống đồ uống ngọt

  • Đồ ăn cay, nóng

Đồ ăn cay nóng là thực phẩm “cấm kỵ” đối với người bị sốt xuất huyết. Nhóm thực phẩm này sẽ làm tích tụ axit trong dạ dày và dẫn đến tổn thương và loét thành mạch. Ngoài ra, đồ ăn cay nóng sẽ tiêu hao nhiều năng lượng của người bệnh và làm tăng nhiệt độ bên trong cơ thể. Từ đó khiến bệnh trở nên nghiêm trọng và lâu hồi phục hơn.

  • Đồ ăn có màu đen, đỏ hoặc sẫm màu

Bệnh nhân sốt xuất huyết nên hạn chế tiêu thụ một số thực phẩm sẫm màu như: huyết heo, bò, gà, củ dền, thanh long đỏ,… bởi trong bệnh cảnh sốt xuất huyết sẽ có xuất huyết tiêu hóa. Nếu người bệnh ăn những thực phẩm này thì khi nôn hoặc đi ngoài sẽ rất khó nhận biết xem có hiện tượng xuất huyết hay không và gây khó khăn cho bác sĩ chẩn đoán.

Bệnh nhân sốt xuất huyết nên hạn chế tiêu thụ một số thực phẩm sẫm màu

  • Trà hoặc trà sữa

Những chất có trong trà sẽ khiến não rơi vào trạng thái bị kích thích và làm tăng huyết áp. Nếu uống trà hoặc trà sữa khi bị sốt xuất huyết, thuốc hạ sốt sẽ bị giảm tác dụng và khiến tình trạng sốt của người bệnh càng trầm trọng hơn.

  • Trứng

Trứng là loại thực phẩm có khả năng tạo nhiệt lớn trong cơ thể. Do đó, những người đang bị sốt xuất huyết sốt cao, đặc biệt là trẻ em nên hạn chế ăn trứng để tránh khiến tình trạng sốt lâu khỏi.

BỊ SỐT XUẤT HUYẾT NÊN ĂN GÌ ĐỂ NHANH KHỎI?

Để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bệnh nhân sốt xuất huyết nên bổ sung một số loại thực phẩm sau:

  • Cháo, súp

Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn những thực phẩm dạng lỏng như: cháo, súp để dễ nuốt và dễ tiêu hóa hơn. Bên cạnh đó, cháo, súp còn giúp bổ sung thêm nước vào cơ thể, từ đó giúp người bệnh có thêm nhiều năng lượng và cảm thấy khỏe mạnh hơn.

Khi chế biến cháo, súp cho người bệnh sốt xuất huyết, bạn nên kết hợp với bí ngô để bổ sung vitamin A, hoặc một số loại thịt cá để bổ sung thêm đạm và protein cho người bệnh nhằm tăng sức đề kháng giúp cơ thể có sức chống chọi các triệu chứng của bệnh.

  • Uống nhiều nước

Người bệnh sốt xuất huyết thường bị sốt cao và kèm theo mất nước, do đó, việc bổ sung nước trong giai đoạn này rất quan trọng. Bệnh nhân có thể uống nước lọc, oresol hoặc bổ sung các loại nước ép trái cây, rau củ như: nước chanh, nước dừa, nước cam,…

  • Rau xanh

Rau xanh rất tốt cho sức khỏe, nhất là đối với những bệnh nhân bị sốt xuất huyết. Một số loại rau xanh có khả năng sản sinh tiểu cầu và chứa nhiều vitamin, dưỡng chất cần thiết mà bạn nên bổ sung vào thực đơn khi bị bệnh là: súp lơ xanh, rau cải bó xôi,…

  • Trái cây tươi

Trái cây, đặc biệt là những loại trái cây có múi và giàu vitamin C rất tốt cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Chúng có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, kích thích vị giác và bổ sung những dưỡng chất có lợi cho người bệnh. Một số loại trái cây tốt bạn nên ưu tiên lựa chọn: kiwi, lựu, cam, đu đủ,… Người bệnh có thể ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước nếu cảm thấy khó nhai, nuốt.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Bị sốt xuất huyết có uống bia được không?” và biết thêm sốt xuất huyết nên ăn gì và không nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này, vui lòng nhấp chuột chọn TƯ VẤN TRỰC TUYẾN hoặc gọi đến số 02438.255.599 – 0836.633.399 để được các bác sĩ hỗ trợ, tư vấn và đặt lịch hẹn khám sớm nhất.

Nguồn tham khảo

Cập nhật lần cuối: 07.12.2022

Bài viết liên quan
Chậm kinh 5 ngày và quan hệ ra máu là bị sao?

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ cũng là một trong những biểu hiện, dấu hiệu để nhận biết những vấn đề bệnh lý phụ khoa hoặc là dấu hiệu nhận biết mang thai sớm. Đôi khi sự chậm kinh sẽ là dấu hiệu hiệu của bệnh lý phụ khoa hoặc những viêm nhiễm, căng […]

Đọc tiếp
Chậm kinh, quan hệ ra máu hồng có sao không và xử lý thế nào?

Chậm kinh, quan hệ ra máu hồng có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau ở phụ nữ, bao gồm nhưng không giới hạn chỉ với những vấn đề về sức khỏe sinh sản như viêm âm đạo, nhiễm trùng, u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, nội mạc tử cung […]

Đọc tiếp
Quan hệ bằng tay có làm chậm kinh không?

Quan hệ bằng tay có làm chậm kinh không là băn khoăn của rất nhiều người. Đây là một hình thức quan hệ tình dục khá phổ biến và mang lại nhiều khoái cảm cho cả hai giới. Tuy nhiên, chị em không nên coi thường dấu hiệu chậm kinh sau khi quan hệ bằng […]

Đọc tiếp
Uống nước ngải cứu chữa đau bụng kinh có đúng không?

Vào những ngày có kinh nguyệt, nhiều chị em phụ nữ thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu bởi những cơn đau bụng kinh âm ỉ. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng công việc cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chị em. Theo đó, nhiều chị em […]

Đọc tiếp
Dùng ngải cứu trị rong kinh như thế nào?

Rong kinh là một tình trạng thường gặp ở phụ nữ khiến cho họ cảm thấy khó chịu và phiền muộn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc có thể gây tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, nhiều người đã tìm đến các phương pháp trị liệu bằng các loại thảo […]

Đọc tiếp
Bác sĩ : Phan Văn Thắng Chuyên khoa Nam học - ngoại tiết niệu
Chức vụ bằng cấp

Bác sĩ Thắng tốt nghiệp bác sĩ Đa khoa ngoại – Sản tại trường Đại học Y Thái Bình, là bác sĩ Trưởng khoa Ngoại tổng hợp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Sau đó, bác sĩ tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I ngoại tại trường Đại học Y Hà Nội. Trải qua quá trình công tác nhiều năm, bác sĩ giữ nhiều chức vụ quan trọng: Là giảng viên tại trường Đại học Y Thái Bình, giảng viên BCH hội Thận – tiết niệu Việt Nam, tham gia nhiều khóa học (nội soi tiết niệu, nội soi ổ bụng…), các đề tài nghiên cứu khoa học… Bác sĩ từng công tác tại các phòng khám lớn của Thủ đô sau khi nghỉ hưu. Hiện tại bác sĩ công tác tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế Hà Nội với chuyên môn: Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn…

Sở trường chuyên môn
  • Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn
  • Tư vấn và điều trị rối loạn chức năng sinh lý: xuất tinh sớm, liệt dương
  • Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam giới: lậu, sùi mào gà, giang mai, chlamydia
  • Thực hiện cấp cứu thông thường cho bệnh nhân
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Đăng ký khám trực tuyến