Bệnh xã hội là những bệnh gì? Lây qua đường nào

Ngày đăng: 18-07-2019 Tham vấn: Phan Văn Thắng Đăng bởi: Hiệp Trần

Lối sống “Tây hóa” cùng những tư tưởng phóng khoáng về tình dục cũng theo sự phát triển của xã hội xâm nhập vào tiềm thức của những người trẻ. Tạo điều kiện để các bệnh xã hội lây lan và hoành hành, mang đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe của con người.

Mục lục
  • 1. Bệnh xã hội là gì
  • 2. Nguyên nhân xây gây nên bệnh xã hội
    • 2.1. Quan hệ tình dục không an toàn
    • 2.2. Gián tiếp tiếp xúc với mầm bệnh
    • 2.3. Tiếp xúc trực tiếp nguồn bệnh như máu, dịch tiết, bệnh phẩm người bệnh
  • 3. Dấu hiệu bệnh xã hội gồm những biểu hiện gì
    • 3.1. Bệnh lậu
    • 3.2. Bệnh mụn rộp sinh dục
    • 3.3. Bệnh sùi mào gà
    • 3.4. Bệnh giang mai
  • 4. Bệnh xã hội lây qua đường nào
    • 4.1. Lây truyền qua đường tình dục
    • 4.2. Lây truyền qua đường máu
    • 4.3. Lây truyền từ mẹ sang con
    • 4.4. Lây truyền khi sử dụng chung những vật dụng cá nhân
  • 5. 4 Loại bệnh xã hội thường gặp nhất 
  • 6. Cách điều trị bệnh xã hội như thế nào hiệu quả?
    • 6.1. Điều trị triệt để bằng nội khoa
    • 6.2. Điều trị bệnh xã hội bằng dân gian
  • 7. Phòng tránh và xử lý bệnh xã hội

Quan hệ không an toàn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mắc các bệnh xã hội

Quan hệ không an toàn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mắc các bệnh xã hội

Trong bài viết này, Y học Quốc tế Hà Nội cung cấp với bạn đọc một số kiến thức về bệnh xã hội là những bệnh gì? Các dấu hiệu của bệnh, cách thức phòng tránh và xử lý thế nào khi mắc phải.

(Những thông tin trong bài viết này được chia sẻ từ bác sĩ Lê Văn Hốt với hơn 40 năm kinh nghiệm trong ngành Y)

Bệnh xã hội là gì

Bệnh xã hội là một thuật ngữ đề cập tới những bệnh lý nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao, lây lan nhanh trong cộng đồng. Những bệnh này chủ yếu lây lan qua đường tình dục còn được gọi là bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi ngày có hơn một triệu ca bệnh xã hội trên toàn thế giới. Mỗi năm có khoảng 357 triệu ca bệnh xã hội nhiễm mới.

Nguyên nhân xây gây nên bệnh xã hội

Theo bác sĩ Hốt , quan hệ tình dục bừa bãi, phóng kháng là nguyên nhân phổ biến nhất gây các bệnh xã hội. Tuy nhiên, đây không phải nguyên nhân duy nhất. Thực tế, người bệnh có thể mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục bới nhiều lý do khác nhau. Dưới đây là mội số nguyên nhân gây bệnh hay gặp nhất:

Quan hệ tình dục không an toàn

Quan hệ tình dục không an toàn chính là con đường khiến bạn bị mắc các bệnh xã hội nhanh nhất. Bởi cơ quan sinh dục là môi trường lý tưởng để vi khuân gây bệnh có thể xâm nhập và phát triển.

Quá trình giao hợp thường dễ gây xây xát ở các niêm mạc bên trong bộ phận sinh dục vốn mỏng và nhạy cảm. Vi khuẩn có thể dễ dàng tấn công vào cơ thể nếu không được bảo về bằng biện pháp an toàn.

Quan hệ tình dục không tan toàn là một trong những nguyên nhân hàng đầu của bệnh xã hội

Quan hệ tình dục không tan toàn là một trong những nguyên nhân hàng đầu của bệnh xã hội

Gián tiếp tiếp xúc với mầm bệnh

Đa số cho rằng bệnh xã hội lây nhiễm qua đường tình dục nên nếu không quan hệ trực tiếp sẽ không lây nhiễm. Điều này là không hoàn toàn đúng. Việc quan hệ bằng miệng, tay hoặc gián tiếp tiếp xúc với mầm bệnh vẫn có nguy cơ lây nhiễm như bình thường.

Tiếp xúc trực tiếp nguồn bệnh như máu, dịch tiết, bệnh phẩm người bệnh

Một vài vết thương hở trên cơ thể nếu vô tình tiếp xúc với mầm bệnh có thể dễ dàng khiến bạn mắc các bệnh xã hội. Bởi vậy, khi có những vết thương hở như bị trầy xước, xây xát… bạn cũng nên chú ý cẩn trọng.

Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh là cách bảo vệ bản thân khỏi bệnh xã hội

Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh là cách bảo vệ bản thân khỏi bệnh xã hội

Một đặc điểm chung của các bệnh xã hội đó là trong thời gian ủ bệnh thường không có biểu hiện gì. Bởi vậy, nhiều trường hợp mắc bệnh những vẫn không hề hay biết.

Dấu hiệu bệnh xã hội gồm những biểu hiện gì

Bằng những kinh nghiệm tích lũy được trong 40 năm công tác và cống hiến trong ngành y. Bs. Hốt sẽ chia sẻ với bạn đọc triệu chứng của một số bệnh xã hội điển hình , cụ thể như sau:

Bệnh lậu

Thông thường, sau khoảng 3-5 ngày ủ bệnh, người mắc bệnh lậu sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng:

  • Tiểu đau, tiểu buốt, tiểu rắt, buổi sáng sẽ thấy nước tiểu bị vẩn đục do lẫn mủ.
  • Sưng tấy, đỏ rát cơ quan sinh dục
  • Đau khi quan hệ, đau khi xuất tinh (đối với nam giới).

Bệnh mụn rộp sinh dục

Với bệnh lý này, người bệnh thường xuất hiện những đám mụn nước , có hình dạng giống chùm nho, căng và chứa đầy nước. Những nốt mụn này rất dễ vỡ, khi vỡ gây loét, chảy dịch, chảy máu, ngứa rát, nhất là khi quan hệ hoặc khi đi tiểu.

Bệnh sùi mào gà

Sau thời gian ủ bệnh khá dài từ 2-9 tháng, người mắc bệnh sùi mào gà bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Ban đầu, bô phận sinh dục xuất hiện u nhú nhỏ màu hồng, mềm và ẩm ướt, không đau ngứa gì. Sau đó, những u nhú lan rộng thành từng mảng sùi lớn trông như mào gà. Bề mặt của u nhú thường sần sùi, khi vỡ ra thường chảy máu và mủ, kèm theo mùi khó chịu và ngứa, đau rát.

Bệnh giang mai

  • Đầu tiên, bộ phận sinh dục xuất hiện vết trợt màu đỏ nông, bờ nhắn, hình tròn hoặc bầu dục.
  • Sau đó, đào ban xuất hiện trên toàn cơ thể, kèm theo các vết sần, phòng nước, lở loét…
  • Đồng thời xuất hiện triệu chứng toàn thân khác như   sốt cao, mệt mỏi, đau họng, đau đầu, nổi hạch,…

Bệnh xã hội lây qua đường nào

Trên thực tế, có nhiều con đường lây truyền bệnh xã hội khác nhau, cụ thể:

Lây truyền qua đường tình dục

Theo số liệu thống kê, có đến 85% các trường hợp mắc bệnh xã hội là lây truyền qua đường tình dục. Những hành vi tình dục phóng khoáng, không an toàn thường là nguyên nhân khiến bệnh dễ dàng truyền nhiễm.

  • Quan hệ tình dục không sử dung biện pháp bảo vệ (như bao cao su)
  • Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình
  • Quan hệ tình dục bằng đường miệng.

Lây truyền qua đường máu

Trong máu của những người mắc bệnh xã hội sẽ tồn tại một lượng lớn các loại vi khuẩn, virut gây bệnh. Bởi vậy, nếu dùng chung kim tiêm, hoặc truyền máu,… có thể dễ dang lây nhiễm cho mọi người tiếp xúc.

Lây truyền từ mẹ sang con

Nếu người mẹ mắc bệnh xã hội có thể lây nhiễm sang cho thai nhi, ảnh hưởng trực tiếp đến bào thai. Nhiều trường hợp gây sảy thai, nếu sinh ra, thai nhi cũng sẽ bị dị tật.

Lây truyền khi sử dụng chung những vật dụng cá nhân

Việ sử dụng chung những vật dụng cá nhân như khăm tắm, đồ lót, … có thể tạo cơ hội thuận lợi để bệnh xã hội lây nhiễm. Bởi vì, những loại vi khuẩn, virut gây bệnh có thể tồn tại ngoài môi trường trong một thời gia nhất định.

4 Loại bệnh xã hội thường gặp nhất 

Ước tính hiện nay, có khoảng 20 loại bệnh xã hội khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất vẫn là 04 bệnh: lậu, giang mai, mụn rộp sinh dục, sùi mào gà,…

  • Bệnh lậu là một bệnh lý nhiễm khuẩn do vi khuẩn song cầu Gram (-) Neisseria Gonorrheae gây nên. Vi khuẩn lậu phân chia rất nhanh: 15 phút 1 lần, thời gian ủ bệnh chỉ 3-5 ngày. Bệnh lậu ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, biến bội nhiễm, vô sinh.
  • Mụn rộp sinh dục gây ra bởi Virus Herpes Simplex (HSV). HSV gây viêm nhiễm đường tiết niệu và các cơ quan sinh dục. Gây biến chứng vô sinh – hiếm muộn. Nếu trong thai kì  mắc HSV rất dễ bị sảy thai, sinh non. Trẻ được sinh ra cũng bị nhiễm HSV và dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn về đường hô hấp.
  • Sùi mào gà: Virut Human Papilloma (HPV) chính là “thủ phạm” gây sùi mào gà. Bệnh lý này nếu để lâu có thể gây viêm nhiễm toàn bộ cơ quan sinh dục, dẫn tới vô sinh. Trường hợp nặng có thể biến chứng gây ung thư, đe dọa đến tính mạng.
  • Bệnh giang mai do xoắn khuẩn giang mai Treponema Pallidum gây nên. Đây là bệnh được đánh giá là nguy hiểm bậc nhất, gây nhiều biến chứng nghiêm trọng gây vô sinh – hiếm muộn. Nếu nhiễm khuẩn ngược dòng gây ảnh hưởng đến gan, thân, bàng quang, tim mạch… có thể dẫn tới tử vong.

Cách điều trị bệnh xã hội như thế nào hiệu quả?

Hiện nay, y học phát triển kéo theo nhiều phương pháp điều trị bệnh xã hội ra đời. Một số phương pháp điều trị bệnh như: chữa bệnh bằng thuốc tây, thuốc nam, đông tây y kết hợp … Tuy nhiên, việc điều trị hiệu quả cần phụ thuốc vào nguyên nhân và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Điều trị triệt để bằng nội khoa

Phương pháp này thường được chỉ định cho trường hợp mắc bệnh lậu, mụn rộp sinh dục và giang mai. Bác sĩ chỉ định thuốc kháng sinh thông thường hoặc thuốc kháng sinh kết hợp để điều trị.

Xu hướng Y tế mới hướng đến sự An toàn - Tự Nhiên - Hiệu Quả

Xu hướng Y tế mới hướng đến sự An toàn – Tự Nhiên – Hiệu Quả

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh thường gây nhiều tác dụng phụ như cơ thể mệt mỏi, hao mòn thể trạng. Bởi vậy, Y học Quốc tế Hà Nội đã áp dụng điều trị theo kháng sinh đồ theo đúng tiêu chuẩn Y TẾ XANH. Hạn chế tối đa việc dùng thuốc kết hợp sử dụng thêm những vị thảo dược Đông y. Thuốc đông y có tác dụng giảm tác dụng phụ, tự nhiên, an toàn cho người bệnh. Đồng thời giúp tăng sức đề kháng, ngăn ngừa khả năng tái phát, tiết kiệm chi phí và thời gian điều trị.

Điều trị bệnh xã hội bằng dân gian

Từ xa xưa, dân gian đã lưu truyền nhiều bài thuốc chữa các bệnh xã hội. Với ưu điểm là dễ tìm, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí, những bài thuốc dân gian được nhiều người tin dùng. Một số cách chữa bệnh xã hội bằng dân gian được lan truyền nhiều nhất đó là:

  • Trị lậu bằng cây chó đẻ răng cưa (cây diệp hạ châu)
  • Trị lậu bằng rễ cỏ tranh
  • Trị sùi mào gà bằng vỏ chuối
  • Trị sùi mào gà bằng giấm táo

Tuy nhiên, trên thực tế, chưa có nghiên cứu nào chứng minh tính an toàn và khoa học của những bài thuốc này. Hơn nữa, việc tự ý sử dụng có thể dẫn tới áp dụng sai loại thuốc, sai phương pháp, gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sức khỏe sinh sản của người bệnh, thậm chí dẫn đến vô sinh hoặc đe dọa cả tính mạng.

Bởi vậy, khi có dấu hiệu mắc các bệnh xã hội, người bệnh cần tìm đến cơ sở y tế sớm nhất để đươc thăm khám và hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Phòng tránh và xử lý bệnh xã hội

Những bệnh xã hội thường rất dễ lây nhiễm và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Bởi vậy, Bs. Hốt cũng đưa ra một số lời khuyên về những biện pháp phòng tránh bệnh đạt hiệu quả:

  • Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su, tránh quan hệ ngoài luồng.
  • Tuyệt đối không dùng chung đồ dung cá nhân như khăn măt, bàn chải, khăn tắm, đồ lót với người nhiễm bệnh
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, nhất là trước và sau khi quan hệ và trong kì kinh nguyệt (đối với nữ giới).
  • Có lối sống khoa học, lành mạnh là yếu tổ phòng giúp nâng cao thể trạng toàn diện
  • Khám sức khỏe nam khoa/ phụ khoa định kì đều đặn để phát hiện được bệnh sớm và tầm soát bệnh tốt hơn.

Hi vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức bổ ích và nắm được bệnh xã hội là gì. Mọi thắc mắc xin liên hệ: (024)38 255 599 – 0836 633 399 (miễn phí, 24/7) hoắc ấn VÀO ĐÂY.

Y học Quốc tế Hà Nội – Địa chỉ: 12 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội.

Nguồn tham khảo

Cập nhật lần cuối: 29.07.2019

Bài viết liên quan
Dương vật ra mủ màu vàng báo hiệu bệnh gì?

Dương vật chảy mủ màu vàng là hiện tượng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Các bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì sẽ có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe và khả năng sinh sản của nam giới. Vậy dương vật […]

Đọc tiếp
Nốt sùi mào gà bị vỡ phải làm sao? Hướng dẫn cách xử lý mụn sùi bị vỡ tại nhà

Sùi mào gà là một căn bệnh xã hội nguy hiểm, rất dễ lây lan và gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe. Biểu hiện đặc trưng của căn bệnh này là các nốt mụn thịt màu hồng nhạt, mềm ở vùng sinh dục, khi cọ xát mạnh thì các nốt mụn này […]

Đọc tiếp
Vết thương hở ăn ốc được không? Ăn có bị sẹo lồi không?

Khi có vết thương hở, bên cạnh việc chăm sóc và xử lý vết thương đúng cách thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Nếu người bệnh có chế độ ăn uống khoa học, phù hợp thì sẽ giúp cho quá trình hồi phục vết thương diễn ra nhanh […]

Đọc tiếp
Ăn khoai lang sấy nhiều có béo không?

Khoai lang từ lâu đã được biết đến với công dụng giảm cân hiệu quả. Bên cạnh đó, món khoai lang sấy cũng được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn làm món ăn vặt hàng ngày. Ăn khoai lang sấy nhiều có béo không? là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Hãy […]

Đọc tiếp
1 củ khoai lang bao nhiêu calo? Ăn khoai lang có mập không?

Khoai lang là thực phẩm quen thuộc đối với nhiều người. Tuy nhiên, do khoai lang chứa nhiều tinh bột và đường nên những người đang có vấn đề về cân nặng thường e ngại. Vậy 1 củ khoai mang bao nhiêu calo? Ăn khoai lang có mập không? Hãy cùng các chuyên gia giải […]

Đọc tiếp
Bác sĩ : Phan Văn Thắng Chuyên khoa Nam học - ngoại tiết niệu
Chức vụ bằng cấp

Bác sĩ Thắng tốt nghiệp bác sĩ Đa khoa ngoại – Sản tại trường Đại học Y Thái Bình, là bác sĩ Trưởng khoa Ngoại tổng hợp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Sau đó, bác sĩ tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I ngoại tại trường Đại học Y Hà Nội. Trải qua quá trình công tác nhiều năm, bác sĩ giữ nhiều chức vụ quan trọng: Là giảng viên tại trường Đại học Y Thái Bình, giảng viên BCH hội Thận – tiết niệu Việt Nam, tham gia nhiều khóa học (nội soi tiết niệu, nội soi ổ bụng…), các đề tài nghiên cứu khoa học… Bác sĩ từng công tác tại các phòng khám lớn của Thủ đô sau khi nghỉ hưu. Hiện tại bác sĩ công tác tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế Hà Nội với chuyên môn: Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn…

Sở trường chuyên môn
  • Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn
  • Tư vấn và điều trị rối loạn chức năng sinh lý: xuất tinh sớm, liệt dương
  • Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam giới: lậu, sùi mào gà, giang mai, chlamydia
  • Thực hiện cấp cứu thông thường cho bệnh nhân
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Đăng ký khám trực tuyến