Giảm cảm giác thèm ăn khi mang thai là gì
Trong giai đoạn mang thai cơ thể người phụ nữ có những thay đổi cực kì lớn từ vóc dáng cho đến tâm sinh lý. Tuy nhiên cũng rất nhiều mẹ bầu bị giảm cảm thèm ăn khi mang thai mặc dù trước đó có thể có sức ăn uống rất tốt. Vậy giảm cảm giác thèm ăn khi mang thai là gì, cách khắc phục hiệu quả nhất hiện tượng này ra sao. Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết sau đây.
- 1. Giảm cảm giác thèm ăn khi mang thai là gì?
- 2. Nguyên nhân giảm cảm giác thèm ăn khi mang thai
- 2.1. Ốm nghén
- 2.2. Thay đổi hormone khi mang thai
- 2.3. Giải pháp cho mẹ bầu khi giảm cảm giác thèm ăn khi mang thai
Giảm cảm giác thèm ăn khi mang thai là gì?
Giảm cảm giác thèm ăn khi mang thai là người mẹ không có cảm giác đói, ăn uống không có cảm giác ngon miệng, chán ăn khi mang thai. Thậm chí có rất nhiều mẹ bầu ngửi thấy mùi đồ ăn lập tức có hiện tượng khó chịu, buồn nôn…điều này không tốt cho sức khỏe của người mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi trong bụng.
Trường hợp hay cảm thấy tình trạng trên dân gian thường gọi là giai đoạn ốm nghén hay gặp trong mang thai 3 tháng đầu tiên. Đây cũng là giai đoạn mà rất nhiều ông chồng tá hỏa khi thấy vợ mình cứ liên tục bỏ bữa, nghén ăn khiến không ít người sốt ruột.
Xem thêm
Nguyên nhân giảm cảm giác thèm ăn khi mang thai
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sinh sản khuyên mẹ bầu nên bổ sung nhiều chất dinh dưỡng khi mang thai bởi lúc này cơ thể của người mẹ có sự xuất hiện của thai nhi trong bụng, nội tiết tố thay đổi dẫn tới tình trạng sức khỏe suy giảm. Thêm vào đó thai nhi cần được hấp thụ chất dinh dưỡng của người mẹ thông qua đường dây rốn để hình thành cấu trúc hoàn thiện cơ thể.
Tuy nhiên nhiều mẹ bầu mặc dù rất muốn bổ sung chất dinh dưỡng thông qua thức ăn để đảm bảo sức khỏe nhưng không có cảm giác thèm ăn. Thông thường cảm giác chán ăn thường xảy ra trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là do:
Ốm nghén
Ốm nghén là tình trạng buồn nôn, chóng mặt, cơ thể giảm sức đề kháng, mẹ bầu dị ứng với mùi của đồ ăn, cảm thấy việc ăn uống có thể trở thành nỗi ám ảnh. Nguyên nhân do mang thai cơ thể người mẹ nhạy cảm hơn bình thường.
Thay đổi hormone khi mang thai
Hormone beta- hCG là hormone sẽ làm thay đổi mạnh mẽ sinh lý trong cơ thể người mẹ, đặc biệt là khi mang thai. Loại hormone này thể tăng lên 10-20 lần khi mang thai. Sự thay đổi này dẫn tới việc làm sức khỏe cũng như cảm giác của người mẹ thay đổi, cảm thấy buồn nôn, chán ăn. Thay đổi hormone được coi là nguyên nhân chính dẫn tới việc chị em cảm thấy giảm cảm giác thèm ăn.
Thay đổi mạnh mẽ về sinh lý dẫn đến giảm cảm giác thèm ăn khi mang thai
Đọc thêm
Giải pháp cho mẹ bầu khi giảm cảm giác thèm ăn khi mang thai
Việc giảm cảm giác thèm ăn có nguy hại đối với sức khỏe của người mẹ, đặc biệt ảnh hưởng tới thai nhi, khiến thai nhi chậm phát triển, không phát triển toàn diện. Chính vì vậy, khi mang thai có cảm giác chán ăn, mẹ bầu cần tìm giải pháp cụ thể
Không bỏ bữa: dù không thèm ăn, thậm chí buồn nôn khi ngửi thấy mùi thức ăn, nhưng mẹ bầu tuyệt đối không được bỏ bữa. Ban đầu có thể ăn ít, ăn chậm nhưng tuyệt đối không được bỏ bữa đặc biệt là 3 bữa chính: sáng, trưa tối.
Chia nhỏ bữa ăn: nếu như cảm thấy việc ăn khó khăn, mẹ bầu hãy chia nhỏ thành nhiều bữa, có thể 5-6 bữa trong ngày, mỗi lần một chút, sẽ không làm mẹ bầu có cảm giác ngấy khi nhìn thấy nhiều đồ ăn.
Tránh đồ ăn có mùi: khi mang thai cơ thể rất nhạy cảm, thường dị ứng với mùi đồ ăn, thậm chí ngửi thấy buồn nôn. Cách tốt nhất, mẹ mẹ bầu nên tránh những đồ ăn gây mình mình cảm thấy khó chịu. Như vậy mẹ bầu có thể ăn thêm một chút.
Đảm bảo đủ vitamin: vitamin rất cần thiết đối với sức khỏe và sự hình thành cấu trúc cơ thể của thai nhi. Bởi vậy, mẹ bầu nên ăn nhiều loại hoa quả, trái cây có chứa nhiều vitamin để bổ sung chất dinh dưỡng. ngoài ra mẹ bầu có thể kết hợp uống các loại vitamin theo chỉ định của bác sĩ.
Ăn nhiều đồ ăn chứa tinh bột và protein: tinh bột và protein rất quan trọng, vậy nên nếu như chán ăn, mẹ bầu nên chọn các sản phẩm chứa nhiều tinh bột và protein để đảm bảo chất dinh dưỡng.
Uống nhiều nước: nước bổ sung khoáng chất rất tốt cho cơ thể, chắc chắn mẹ bầu có thể không thèm ăn nhưng chắc chắn uống nước sẽ không thấy sợ hoặc cảm giác buồn nôn khi uống nước. Vậy nên hãy uống ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày khi mang thai.
Nên ăn ngay khi thèm đồ ăn: Rất nhiều trường hợp chị em mang thai giảm cảm giác thèm ăn nhưng bất chợt thèm một thứ gì đó, cách tốt nhất nên tìm kiếm, mua và ăn ngay bởi nếu không rất có thể cơn thèm sẽ qua nhanh.
Quá trình nghén ăn hay giảm cảm giác thèm ăn là điều bình thường nhưng nên nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng đến không ảnh hưởng đến thai kì
Trên đây là những giải đáp về vấn đề giảm cảm giác thèm ăn khi mang thai cũng như những giải pháp tốt nhất khắc phục tình trạng này. Ngoài ra, để hạn chế cơ thể khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện, mẹ bầu nên suy nghĩ tích cực, làm việc có điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, nên tập thể dục nhẹ nhàng. Đặc biệt nên lên lịch khám và siêu âm thai theo định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của người mẹ.
Xem thêm
TẠI SAO: Siêu âm 4d tuần 22 quan trọng bậc nhất trong thai kỳ
REVIEW: Siêu âm 4d bao nhiêu tiền một lần
Cập nhật lần cuối: 03.09.2019
Vitamin D3 thường được sử dụng để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vitamin D. Vitamin D3 thường có tác dụng cao và thường được chỉ định với liều lượng và trong thời gian nhất định, để nhanh chóng cải thiện tình trạng thiếu hụt canxi của cơ thể. Chính vì vậy mà việc sử […]
Đọc tiếpTrong điều trị viêm cổ tử cung thì một trong những phương pháp điều trị phổ biến chính là sử dụng thuốc đặt âm đạo. Vậy đặt thuốc điều trị như thế nào để không khó chịu mà thuốc có thể phát huy được hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là những chia sẻ, hướng […]
Đọc tiếpCấy que tránh thai là phương pháp ngừa thai được đánh giá là mang lại hiệu quả cao và tương đối an toàn. Tuy nhiên cấy quen tránh thai cũng đi kèm với một số những tác dụng phụ ngoài ý muốn. Một số trường hợp chị em phụ nữ gặp phải tình trạng rong […]
Đọc tiếpMang thai và sinh con là niềm hạnh phúc thiêng liêng của bất kỳ người phụ nữ nào. Tuy nhiên, có một số trường hợp thai phụ khi đi siêu âm lại có kết quả thai đã vào tử cung nhưng chưa có phôi thai, điều này khiến các chị em cảm thấy vô cùng […]
Đọc tiếpTrước khi uống thuốc phá thai nên ăn gì? Trước khi phá thai bằng thuốc, có một số lưu ý mà bác sĩ khuyến cáo người phụ nữ nên thực hiện, bao gồm cả chế độ dinh dưỡng nhằm đảm bảo phương pháp diễn ra một cách hiệu quả và an toàn. Tổng quát ngắn […]
Đọc tiếpBác sĩ Thắng tốt nghiệp bác sĩ Đa khoa ngoại – Sản tại trường Đại học Y Thái Bình, là bác sĩ Trưởng khoa Ngoại tổng hợp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Sau đó, bác sĩ tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I ngoại tại trường Đại học Y Hà Nội. Trải qua quá trình công tác nhiều năm, bác sĩ giữ nhiều chức vụ quan trọng: Là giảng viên tại trường Đại học Y Thái Bình, giảng viên BCH hội Thận – tiết niệu Việt Nam, tham gia nhiều khóa học (nội soi tiết niệu, nội soi ổ bụng…), các đề tài nghiên cứu khoa học… Bác sĩ từng công tác tại các phòng khám lớn của Thủ đô sau khi nghỉ hưu. Hiện tại bác sĩ công tác tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế Hà Nội với chuyên môn: Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn…
- Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn
- Tư vấn và điều trị rối loạn chức năng sinh lý: xuất tinh sớm, liệt dương
- Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam giới: lậu, sùi mào gà, giang mai, chlamydia
- Thực hiện cấp cứu thông thường cho bệnh nhân