1 quả trứng vịt lộn bao nhiêu calo? Lòng đỏ trứng vịt lộn bao nhiêu calo?
Trứng vịt lộn là một món ăn đường phố “quốc dân” được rất nhiều người Việt Nam yêu thích. 1 quả trứng vịt lộn bao nhiêu calo? Lòng đỏ trứng vịt lộn bao nhiêu calo? là những câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là những người đang trong chế độ ăn giảm cân cần kiểm soát lượng calo. Thấu hiểu được điều này, bài viết dưới đây của Đa khoa Y học Quốc tế sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề trên.
- 1. TRỨNG VỊT LỘN LÀ GÌ?
- 2. 1 QUẢ TRỨNG VỊT LỘN BAO NHIÊU CALO?
- 3. LÒNG ĐỎ TRỨNG VỊT LỘN BAO NHIÊU CALO?
- 4. ĂN TRỨNG VỊT LỘN CÓ BÉO KHÔNG
- 5. ĂN TRỨNG VỊT LỘN NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG CÁCH?
- 6. NHỮNG AI KHÔNG NÊN ĂN TRỨNG VỊT LỘN?
TRỨNG VỊT LỘN LÀ GÌ?
Trứng vịt lộn (hay còn được gọi là hột vịt lộn) là món ăn được chế biến từ quả trứng vịt khi phôi đã phát triển thành hình (phôi thai vịt già từ 9 -11 ngày tuổi). Trứng vịt lộn thường được ăn cùng rau răm, muối tiêu khô hoặc muối tiêu vắt chanh (tắc), gừng thái chỉ, một số nơi còn ăn kèm với đồ muối chua ngọt. Ngày nay, trứng vịt lộn còn có các món biến thể khác như: trứng gà lộn, trứng cút lộn, trứng vịt lộn nhúng lẩu, trứng vịt lộn chiên,… Món ăn này thường được bán rong hoặc tại các góc phố, các quán ăn nhỏ.
Trứng vịt lộn
Tại Việt Nam, người dân mỗi vùng miền có cách thưởng thức trứng vịt lộn khác nhau. Tại Hà Nội, trứng vịt lộn sẽ được gỡ khỏi vỏ và bỏ vào một chiếc bát nhỏ, thêm gia vị và dùng thìa xắn từng miếng ăn. Ở miền Nam, trứng vịt lộn (người miền Nam thường gọi là hột vịt lộn) sau khi luộc sẽ được đặt trên một cái chén nhỏ, đầu to của quả trứng hướng lên trên. Để ăn trứng, người ta sẽ chỉ bóc vỏ ở phần đầu trên này rồi dùng thìa xúc ăn với các gia vị đi kèm. Ở Đà Nẵng, người ta thường hay ăn trứng vịt lộn với nước mắm và đu đủ chua ngọt, thêm vào đó là rau răm, ớt thiểm, gừng để giảm bớt mùi vị tanh của trứng. Ở Phan Thiết, người ta ăn trứng vịt lộn kèm với đồ chua ngọt làm từ cà rốt và củ cải cùng với những gia vị thông thường khác.
Trứng vịt lộn đem lại nhiều công dụng cho sức khỏe như: tu âm, dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể phát triển nhanh chóng. Bên cạnh đó, rau răm ăn kèm trứng vịt lộn sẽ giúp trừ hàn, tiêu thực, sáng mắt, sát trùng, ấm bụng, chữa đầy bụng khó tiêu… Trong y học cổ truyền, người xưa còn thường ăn trứng vịt lộn để cải thiện chứng thiếu máu, suy nhược, còi cọc, đau đầu chóng mặt, yếu sinh lý…
1 QUẢ TRỨNG VỊT LỘN BAO NHIÊU CALO?
Theo nghiên cứu và tính toán của các chuyên gia dinh dưỡng, một quả trứng vịt lộn có chứa khoảng 182 calo. Bên cạnh đó, chúng còn có chứa các thành phần dinh dưỡng khác:
- Protein: 13,6 gram
- Lipit: 12,4 gram
- Cholesterol: 600 mg
- Photpho: 212 mg
- Canxi: 82 mg
- Betacaroten: 435µg
- Sắt
- Vitamin A
- Vitamin B1
- Vitamin C
- …
Một quả trứng vịt lộn có chứa khoảng 182 calo
Có thể thấy trứng vịt lộn có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Ăn 1 quả trứng vịt lộn vào buổi sáng sẽ giúp mọi người có năng lượng dồi dào để hoạt động hết công suất trong một ngày dài. Bên cạnh đó, món ăn này còn chứa nhiều chất đạm và chất béo rất phù hợp với những người đang muốn tăng cân hoặc cần bồi bổ cho cơ thể. Tuy nhiên, chính vì giá trị dinh dưỡng và hàm lượng calo trong trứng vịt lộn tương đối cao nên bạn cần ăn đúng cách và ăn với lượng vừa phải để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- XEM THÊM:
Ăn trứng vịt lộn có tốt cho sinh lý không? Ăn trứng vịt lộn có tác dụng gì?
LÒNG ĐỎ TRỨNG VỊT LỘN BAO NHIÊU CALO?
Các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá lòng đỏ trứng vịt lộn là phần tinh túy, bổ dưỡng và chiếm mức calo cao nhất trong 1 quả trứng vịt lộn. Trung bình lòng đỏ trứng vịt lộn sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 90 calo.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm hàm lượng calo có trong món trứng vịt lộn rang me. Khi chế biến món này, người ta sẽ cần dùng đến dầu mỡ, me và các loại gia vị, do đó hàm lượng calo cũng cao hơn rất nhiều. 1 quả trứng vịt lộn rang me sẽ có chứa khoảng 276 calo.
ĂN TRỨNG VỊT LỘN CÓ BÉO KHÔNG
Hàm lượng calo trong 1 quả trứng vịt lộn được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là khá cao, chưa kể đến lượng chất béo lên đến 12,4g cùng nhiều thành phần dinh dưỡng khác. Do đó, ăn trứng vịt lộn nhiều chắc chắn sẽ gây tăng cân. Đặc biệt là nếu bạn không có một chế độ ăn phù hợp, ăn quá nhiều, ăn không đúng thời điểm thì sẽ càng khiến cơ thể bạn bị tích tụ mỡ thừa dẫn đến tăng cân mất kiểm soát, béo phì.
Ăn trứng vịt lộn không đúng cách có thể gây tăng cân
Do đó, nếu bạn là người thích ăn trứng vịt lộn nhưng không muốn bị tăng cân thì cần phải có những mẹo ăn đúng cách.
ĂN TRỨNG VỊT LỘN NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG CÁCH?
Để vừa được thưởng thức hương vị thơm ngon của món trứng vịt lộn vừa không lo bị béo, bạn nên:
- Tránh ăn trứng vịt lộn vào buổi tối vì đây là thời điểm cơ thể cần nghỉ ngơi. Do đó, nếu ăn vào lúc này, cơ thể bạn sẽ không thể tiêu hao năng lượng và rất dễ bị tích tụ mỡ thừa, gây tăng cân mất nhanh chóng. Bên cạnh đó, ăn trứng vịt lộn vào buổi tối sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
- Thay vào đó, bạn nên ăn trứng vịt lộn vào bữa sáng, có thể ăn kèm 1 bát cháo hay bánh mì để cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho một ngày hoạt động.
- Nếu bạn ăn quá nhiều trứng vịt lộn thì chắc chắn bạn sẽ bị tăng cân. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên ăn trứng vịt lộn với liều lượng vừa phải từ 2 -3 quả/ tuần, tuyệt đối không ăn quá nhiều cùng lúc để tránh bị dư thừa canxi và mắc các bệnh khác như: sỏi thận, gai cột sống,…
- Kết hợp ăn trứng vịt lộn với tập thể dục thể thao để cơ thể luôn săn chắc, khỏe mạnh, dẻo dai, giúp duy trì cân nặng và vóc dáng như mong muốn.
NHỮNG AI KHÔNG NÊN ĂN TRỨNG VỊT LỘN?
- Trẻ em dưới 5 tuổi
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ em dưới 5 tuổi không nên ăn trứng vịt lộn vì lúc này hệ tiêu hoá của trẻ còn chưa phát triển hoàn thiện nên có thể dẫn đến tình trạng trướng bụng, rối loạn tiêu hoá, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
Trẻ từ 5 tuổi trở lên cũng không nên ăn nhiều trứng vịt lộn. Bố mẹ hãy chỉ cho bé ăn mỗi lần 1/2 quả, mỗi tuần 1 – 2 lần là đủ. Ăn trứng vịt lộn thường xuyên sẽ khiến lượng vitamin A dư thừa tích luỹ dưới da, gan, gây vàng da, bong tróc biểu bì và ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển xương của trẻ.
- Người mắc bệnh tim mạch
Trứng vịt lộn có chứa hàm lượng lớn chất đạm và cholesterol. Do đó, ăn trứng vịt lộn sẽ làm gia tăng lượng cholesterol xấu trong máu, từ đó ảnh hưởng đến tim mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch, tắc nghẽn động mạch gây đột quỵ, nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người mắc bệnh tim mạch không nên ăn trứng vịt lộn.
- Người mắc bệnh về gan, tỳ vị
Gan và tỳ vị là hai cơ quan có vai trò sàng lọc chất độc hại trong cơ thể. Trứng vịt lộn có tính hàn sẽ khiến người mắc bệnh về gan và tỳ vị gặp phải tình trạng đầy hơi, khó tiêu, thậm chí là bị đau bụng dữ dội.
- Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai không nên ăn trứng vịt lộn kèm rau răm, gừng tươi. Nguyên nhân là do rau răm sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, gừng tươi có thể gây sảy thai đầu thai kỳ, đặc biệt là ở những thai phụ có cơ địa yếu.
Vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu không nên ăn trứng vịt lộn thường xuyên để tránh bị tích tụ quá nhiều đạm gây chậm tiêu và tránh sản sinh nhiều cholesterol xấu trong máu.
- Người đang bị sốt
Trứng vịt lộn cung cấp hàm lượng protein tương đối lớn. Chất này khi đi vào cơ thể sẽ phân huỷ và sinh nhiệt cao hơn 30% so với bình thường, do đó khiến nhiệt độ cơ thể những người đang bị sốt tăng cao hơn, dễ gây hiện tượng co giật và gây biến chứng nguy hiểm lên não.
Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết có thể giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “1 quả trứng vịt lộn bao nhiêu calo? Lòng đỏ trứng vịt lộn bao nhiêu calo?”. Mọi thắc mắc về vấn đề này, bạn vui lòng liên hệ HOTLINE: 02438.255.599 – 0836.633.399 hoặc nhấp chuột TẠI ĐÂY để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và hỗ trợ miễn phí.
Cập nhật lần cuối: 02.02.2023
Sưng tinh hoàn là một vấn đề khá phổ biến ở trẻ sơ sinh nam. Đây là một tình trạng mà tinh hoàn của bé sưng to hơn bình thường. Mặc dù sưng tinh hoàn thường không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được xử lý đúng cách, nó có thể gây ra […]
Đọc tiếpBị vẩy nến ở háng là tình trạng phổ biến nhiều người gặp phải, gây ra nhiều khó chịu và phiền toái trong cuộc sống, nhất là đời sống tình dục. Tình trạng này nếu không điều trị sớm có thể gây tổn thương da nghiêm trọng và tăng nguy cơ viêm nhiễm. Theo đó, […]
Đọc tiếpDương vật bị bong tróc da, vẩy nến có thể khiến nam giới tự ti và rất nhạy cảm khi tìm kiếm thông tin cũng như đi thăm khám vì vậy có thể khiến tính trạng bệnh diễn biến nghiêm trọng và dẫn đến những hệ quả không mong muốn. Bị tróc da, vẩy nến […]
Đọc tiếpNgày nay, liệt dương là một tình trạng xảy ra phổ biến ở nam giới và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Liệt dương không chỉ mang lại nhiều phiền phức cho cuộc sống người bệnh mà còn có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Tuy […]
Đọc tiếpLiệt dương là một trong những căn bệnh liên quan đến rối loạn chức năng sinh dục ở nam giới. Liệt dương khiến dương vật không thể cương cứng được hoặc có cương cứng nhưng không đủ cứng để có thể thực hiện quan hệ tình dục. Vậy nguyên nhân gây liệt dương là do […]
Đọc tiếpBác sĩ Thắng tốt nghiệp bác sĩ Đa khoa ngoại – Sản tại trường Đại học Y Thái Bình, là bác sĩ Trưởng khoa Ngoại tổng hợp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Sau đó, bác sĩ tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I ngoại tại trường Đại học Y Hà Nội. Trải qua quá trình công tác nhiều năm, bác sĩ giữ nhiều chức vụ quan trọng: Là giảng viên tại trường Đại học Y Thái Bình, giảng viên BCH hội Thận – tiết niệu Việt Nam, tham gia nhiều khóa học (nội soi tiết niệu, nội soi ổ bụng…), các đề tài nghiên cứu khoa học… Bác sĩ từng công tác tại các phòng khám lớn của Thủ đô sau khi nghỉ hưu. Hiện tại bác sĩ công tác tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế Hà Nội với chuyên môn: Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn…
- Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn
- Tư vấn và điều trị rối loạn chức năng sinh lý: xuất tinh sớm, liệt dương
- Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam giới: lậu, sùi mào gà, giang mai, chlamydia
- Thực hiện cấp cứu thông thường cho bệnh nhân