Uống thuốc tránh thai hàng ngày bị rong kinh có làm sao không?
Nhiều chị em sau khi uống thuốc tránh thai hàng ngày bị rong kinh thường tỏ ra lo lắng triệu chứng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như làm giảm tác dụng phòng tránh mang thai ngoài ý muốn. Điều này có đúng không? Cần làm gì khi có hiện tượng rong kinh sau dùng thuốc tránh thai?
- 1. Rong kinh là hiện tượng gì?
- 2. Uống thuốc tránh thai hàng ngày bị rong kinh có làm sao không?
- 3. Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng rong kinh do dùng thuốc uống tránh thai hàng ngày?
Rong kinh là hiện tượng gì?
Theo bác sĩ sản phụ khoa Nguyễn Thị Luyện, Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế, rong kinh thuộc một trong những dấu hiệu bất thường của rối loạn kinh nguyệt.
Rong kinh là hiện tượng gì?
Bình thường, kỳ kinh nguyệt của các chị em sẽ diễn ra từ 28 đến 32 ngày. Thời gian hành kinh từ 3 đến 5 ngày với lượng máu mất đi khoảng 50 đến 80ml.
Trong trường hợp bị rong kinh, lượng máu ra trong giai đoạn có kinh nguyệt sẽ nhiều hơn bình thường (trên 80ml) và thời gian hành kinh cũng kéo dài hơn (trên 5 ngày).
Rong kinh có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm:
- Tình trạng khiến cho cơ thể mất máu kéo dài, dễ dẫn đến cơ thể bị thiếu máu
- Thiếu máu gây mệt mỏi, không có năng lượng, người xanh xao, chóng mặt
- Gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và tâm lý của các chị em phụ nữ do máu ra nhiều khiến các chị em phải thay băng liên tục
- Tình trạng tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại có cơ hội xâm nhập vào âm đạo gây viêm nhiễm phụ khoa. Nếu không được can thiệp điều trị kịp thời có thể dẫn tới hiếm muộn/vô sinh.
Uống thuốc tránh thai hàng ngày bị rong kinh có làm sao không?
Tình trạng rong kinh thường xảy ra đối với các chị em sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày.
Loại thuốc này trên thị trường có 2 dạng: Vỉ 21 viên và vỉ 28 viên (vỉ 28 viên có thêm 7 viên giả dược để tránh việc quên uống thuốc).
Thuốc chứa các hormone có tác dụng cản trở tinh trùng bơi qua cổ tử cung, vào vòi trứng tìm trứng nhờ làm dầy chất nhầy ở cổ tử cung cũng như khiến nội mạc tử cung mỏng đi, không tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình làm tổ của trứng và tinh trùng.
Nhiều chị em thắc mắc uống thuốc tránh thai hàng ngày bị rong kinh có làm sao không? Theo bác sĩ thì hiện tượng rong kinh là tác dụng phụ thường gặp của thuốc tránh thai hàng ngày. Triệu chứng sẽ được cho là bình thường, không cần phải can thiệp y tế nếu chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.
Uống thuốc tránh thai hàng ngày bị rong kinh là hiện tượng bình thường
Thường thì cơ thể của người phụ nữ sẽ cần khoảng 3 đến 6 tháng để có thể thích ứng với các thành phần của thuốc. Nếu như sau dùng thuốc, tình trạng rong kinh kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm kèm theo cảm giác đau tăng, người mệt mỏi,… thì cần tới cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân và xử lý kịp thời.
Trên thực tế, các nguyên nhân gây rong kinh kéo dài sau khi uống thuốc tránh thai có thể kể đến là:
- Các chị em sử dụng thuốc sai thời điểm: Thuốc tránh thai hàng ngày cần được uống vào một khung giờ cố định mỗi ngày. Do đó, trong trường hợp mỗi ngày người phụ nữ đều uống thuốc lệch với thời gian của ngày trước đó thì có thể gây ra tình trạng rong kinh.
- Thuốc tránh thai có thành phần không phù hợp với cơ thể: Cùng với một lượng hormone, tùy vào loại thuốc tránh thai mà nhà sản xuất có thể thêm bớt một số thành phần khác nhau nhằm mang lại công dụng phù hợp và mong muốn của người sử dụng. Một số thành phần có thể không phù hợp với cơ thể, từ đó gây ra tình trạng rong kinh cho các chị em phụ nữ.
- Là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm: Đôi khi các chị em có thể bị nhầm lẫn rong kinh do thuốc tránh thai gây ra. Một số bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, u xơ buồng trứng, polyp cổ tử cung,… cũng có thể gây ra hiện tượng rong kinh.
Uống thuốc tránh thai bị rong kinh có thể là dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm
Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng rong kinh do dùng thuốc uống tránh thai hàng ngày?
Theo khuyến cáo của bác sĩ Luyện, nguy cơ rong kinh do dùng thuốc tránh thai có thể được giảm bớt nếu chị em phụ nữ áp dụng các cách sau:
- Uống thuốc tránh thai cố định theo giờ mỗi ngày: Uống thuốc tránh thai cố định theo giờ mỗi ngày, đặc biệt là nên uống vào buổi tối hoặc buổi đêm vì nó sẽ giúp các chị em tránh được tình trạng phản ứng của thuốc với thực phẩm được ăn trong ngày.
- Uống đủ liều: Tình trạng rong kinh cũng có thể xảy ra nếu các chị em không uống đủ liều mỗi ngày. Không chỉ làm tăng nguy cơ rong kinh, việc quên uống thuốc cũng sẽ làm giảm đi tác dụng phòng tránh thai ngoài ý muốn.
- Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng mệt mỏi: Nguy cơ rong kinh sau uống thuốc có thể gia tăng nếu các chị em sinh hoạt không điều độ, thường xuyên stress. Do đó, việc cân đối thời gian làm việc, nghỉ ngơi thư giãn rất cần thiết. Các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga,… không chỉ giúp rèn luyện cơ thể mà còn có thể giúp làm giảm mức độ căng thẳng cho các chị em phụ nữ.
- Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học: Cùng với nghỉ ngơi hợp lý, xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, điều độ là yếu tố giúp cơ thể khỏe mạnh và giảm thiểu các tác dụng phụ của thuốc. Nên ăn uống đầy đủ, đa dạng các nhóm chất. Việc ăn uống thất thường có thể gây rối loạn hormone và dẫn tới các bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
- Không sử dụng đồ uống chứa cồn, chất kích thích: Cà phê, rượu, bia,.. là những thức uống không phù hợp vì có thể làm tăng nguy cơ rong kinh cho các chị em phụ nữ sau khi dùng thuốc tránh thai.
Xây dựng một lối sống lành mạnh giúp chị em giảm bớt tình trạng rong kinh sau uống thuốc tránh thai hàng ngày
Tóm lại, uống thuốc tránh thai hàng ngày bị rong kinh thì các chị em cần theo dõi triệu chứng, nếu biểu hiện không thuyên giảm thì cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân và chỉ định điều trị kịp thời.
Hãy để lại thông tin [TẠI ĐÂY] hoặc liên hệ theo HOTLINE: 02438.255.599 – 0836.633.399 nếu cần bác sĩ tư vấn, giải đáp các vấn đề liên quan tới sức khỏe nhé!
Cập nhật lần cuối: 12.11.2022
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ cũng là một trong những biểu hiện, dấu hiệu để nhận biết những vấn đề bệnh lý phụ khoa hoặc là dấu hiệu nhận biết mang thai sớm. Đôi khi sự chậm kinh sẽ là dấu hiệu hiệu của bệnh lý phụ khoa hoặc những viêm nhiễm, căng […]
Đọc tiếpChậm kinh, quan hệ ra máu hồng có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau ở phụ nữ, bao gồm nhưng không giới hạn chỉ với những vấn đề về sức khỏe sinh sản như viêm âm đạo, nhiễm trùng, u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, nội mạc tử cung […]
Đọc tiếpQuan hệ bằng tay có làm chậm kinh không là băn khoăn của rất nhiều người. Đây là một hình thức quan hệ tình dục khá phổ biến và mang lại nhiều khoái cảm cho cả hai giới. Tuy nhiên, chị em không nên coi thường dấu hiệu chậm kinh sau khi quan hệ bằng […]
Đọc tiếpVào những ngày có kinh nguyệt, nhiều chị em phụ nữ thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu bởi những cơn đau bụng kinh âm ỉ. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng công việc cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chị em. Theo đó, nhiều chị em […]
Đọc tiếpRong kinh là một tình trạng thường gặp ở phụ nữ khiến cho họ cảm thấy khó chịu và phiền muộn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc có thể gây tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, nhiều người đã tìm đến các phương pháp trị liệu bằng các loại thảo […]
Đọc tiếpBác sĩ Thắng tốt nghiệp bác sĩ Đa khoa ngoại – Sản tại trường Đại học Y Thái Bình, là bác sĩ Trưởng khoa Ngoại tổng hợp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Sau đó, bác sĩ tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I ngoại tại trường Đại học Y Hà Nội. Trải qua quá trình công tác nhiều năm, bác sĩ giữ nhiều chức vụ quan trọng: Là giảng viên tại trường Đại học Y Thái Bình, giảng viên BCH hội Thận – tiết niệu Việt Nam, tham gia nhiều khóa học (nội soi tiết niệu, nội soi ổ bụng…), các đề tài nghiên cứu khoa học… Bác sĩ từng công tác tại các phòng khám lớn của Thủ đô sau khi nghỉ hưu. Hiện tại bác sĩ công tác tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế Hà Nội với chuyên môn: Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn…
- Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn
- Tư vấn và điều trị rối loạn chức năng sinh lý: xuất tinh sớm, liệt dương
- Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam giới: lậu, sùi mào gà, giang mai, chlamydia
- Thực hiện cấp cứu thông thường cho bệnh nhân