Trễ kinh có nên uống nước ép dứa không?
Tình trạng trễ kinh khiến cho rất nhiều chị em lo lắng, hoang mang, khó chịu… Để điều hòa kinh nguyệt, chị em cần lựa chọn chế độ ăn hợp lý và lành mạnh. Ngoài ra nhiều người cũng đặt ra câu hỏi trễ kinh có nên uống nước dứa không với mong muốn tìm ra đáp án cho tình trạng trễ kinh của mình. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
- 1. Tại sao chị em bị trễ kinh?
- 2. Trễ kinh có nên uống nước ép dứa không?
- 3. Ngoài nước dứa, ta có thể uống nước gì để điều hòa kinh nguyệt giúp giảm tình trạng chậm kinh?
- 4. Trễ kinh nên hạn chế ăn uống những thực phẩm gì?
- 5. Chậm, tắc kinh bao lâu thì nên đi khám?
Tại sao chị em bị trễ kinh?
Trễ kinh là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ kéo dài hơn so với bình thường. Một chu kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ diễn ra trong khoảng 28-35 ngày tùy cơ địa. Chu ỳ kinh của chị em diễn ra quá 35 ngày có thể được coi là bị trễ kinh hoặc nếu như trong trường hợp bị chậm kinh quá 3 tháng chị em có thể đang mắc vô kinh và cần tới bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Có một vài nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng chậm kinh, tắc kinh ở phụ nữ như:
- Dấu hiệu mang thai:
Mang thai là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng chậm kinh ở nữ giới bởi trong quá trình mang thao người phụ nữ sẽ không xuất hiện kinh nguyệt. Tuy nhiên, để biết chính xác việc chậm kinh của bạn do có thai có đúng không thì cần phải dựa vào một số dấu hiệu khác của quá trình này và cần sử dụng que thử thai để biết được chính xác.
- Cân nặng tăng, giảm thất thường:
Chế độ ăn trong lúc bạn đang trong thời kỳ tăng hoặc giảm cân cũng làm ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Việc giảm đột ngột (trong quá trình tăng cân cân) hoặc giảm đột ngột (trong quá trình giảm cân) lượng estrogen sẽ khiến lớp nội mạc tử cung phát triển không ổn định dẫn đến tình trạng chậm kinh ở nữ giới.
- Vận động quá sức:
Việc tập luyện thể dục rất tốt cho sức khỏe những nếu nó diễn ra đột ngột với cường độ mạnh cũng sẽ khiến kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng. Nếu như tập luyện “quá chăm chỉ” và không bổ sung lượng calo cần thiết, bạn có thể không thể sản xuất đủ lượng estrogen cần thiết duy trì một chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
- Căng thẳng, stress:
Quá trình tạo estrogen và chức năng của vùng dưới đồi liên quan đến nhau trong kỳ kinh nguyệt, Chu kỳ của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các hormone gây ra bởi stress, căng thẳn ví dụ như adrenaline và cortisol.
- Chậm kinh do một số tác dụng phụ của thuốc:
Trong trường hợp bạn đang sử dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc nội tiết tố, thuốc tránh thai, thước chống loạn thần, corticosteroids và thuốc dùng trong hóa trị… có thể gây tình trạng trễ kinh của bạn.
- Sử dụng chất kích thích:
Rượu bia, thuốc lá, các loại chất kích thích có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe phụ nữ, là nguyên nhân gây ra một số tình trạng liên quan tới cgu kỳ inh nguyệt. bên cạnh đó chất nicotine trong khói thước cũng có tác dụng xấu đến vùng xương chậu, làm giảm phân phối oxy đến khu vực này và gây ảnh hưởng xấu tới lớp nội mạc tử cung. Không những thế, hút thuốc lâu ngày có thể khiến bạn gặp các vấn đề về ống dẫn chứng, có nguy cơ gây vô sinh ở nữ giới.
- Vùng kín bị viêm, nhiễm, mắc các bệnh phụ khoa:
Các bệnh phụ khoa cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng chậm kinh. Để nhận biết được những tình trạng bệnh này, bạn cần theo dõi sát sao tiến triển của bệnh và kịp thời tới bác sĩ để được chưa trị bệnh.
XEM THÊM:
Bị viêm nhiễm phụ khoa có làm chậm kinh không? Bác Sĩ Chuyên Khoa
Trễ kinh có nên uống nước ép dứa không?
Dứa là loại hoa quả chứa nhiều hàm lượng bromelain trong thành phần và đây chính là một loại enzyme có ảnh hưởng đến lượng estrogen ở phụ nữ. Ngoài ra, enzyme bromelain còn giúp giảm viên và cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt do viêm nhiễm phụ khoa gây ra.
Mặc dù vậy, để trả lời cho câu hỏi Trễ kinh có nên uống nước ép dứa không? Thì vẫn chưa có câu trả lời chính xác và nghiên cứu cụ thể nào cho việc này.
Ngoài nước dứa, ta có thể uống nước gì để điều hòa kinh nguyệt giúp giảm tình trạng chậm kinh?
- Bổ sung các loại nước ép hoa quả chứa vitamin C sẽ giúp hỗ trợ tình trạng chậm kinh:
Vitamin C có tác dụng vô cùng to lớn đối với cơ thể trong việc ngăn ngừa lão hóa tự nhiên, thúc đẩy sản xuất collagen, tăng cường hệ miễn dịch… Ngoài ra nó còn tác động tới các hormone sinh dục như estrogen, progesterone giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt . Các chuyên gia khuyến các nên bổ sung 60mg vitamin C cho cơ thể mỗi ngày. Các loại trái cây có múi như bưởi, cam, quýt, chanh,… hay rau có màu xanh đậm: cải xoăn, súp lơ, rau bó xôi là những loại rau quả chứ nhiều vitamin C rất tốt cho cơ thể.
- Uống trà gừng để cải thiện tình trạng chậm kinh:
Gừng là loại củ có thành phần làm kích thích tuần hoàn máu đến tử cung. zingiberen, gingerol và shogaol… có trong trà gừng sẽ giúp cải thiện tình trạng trễ kinh, điều hòa kinh nguyệt và làm giảm đau bụng kinh hiệu quả.
Uống trà gừng cải thiện tình trạng chậm kinh
Bạn nên uống trà gừng trước kỳ kinh nguyệt khoảng 3 ngày với tỉ lệ 2:1 gừng:nước.
- Rau mùi tây:
Trong lá mùi tây có chứa chất apiol và myristicin giúp tử cung co bóp tốt hơn và khắc phục tình trạng chậm kinh ở nữ giới.
- Rau ngải cứu:
Rau ngải cứu có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, là phương thuốc hữu hiệu phục hồi và cải thiện nhiều tình trạng bệnh đặc biệt là chậm kinh ở phụ nữ. bạn có thể kết hợp với các món ăn hoặc phơi khô, sắc lấy nước uống hàng ngày.
Trễ kinh nên hạn chế ăn uống những thực phẩm gì?
Bên cạnh những loại thực phẩm nên bỏ sung thêm vào thực đơn để có một chu kỳ khỏe mạnh, chị em cũng cần lưu ý hạn chế ăn uống những loại thực phẩm:
- Chậm kinh không nên ăn đồ cay nóng: Đồ cay nóng sẽ khiến cơ thể bị nóng trong, gây ra tình trạng mất cân bằng nội tiết tố từ đó dẫn đến tình trạng chậm trễ kinh ở phụ nữ
- Đồ chiên xào, đồ ăn mặn: Các đồ chiên, xào, đồ ăn mặn dễ gây cảm giác trướng bụng, khó tiêu. Ngoài ra những loại đồ ăn này còn là nguyên nhân bị tích nước cho bụng gây khó chịu và rong kinh.
- Không nên ăn đồ ăn lạnh trong giai đoạn trễ kỳ kinh nguyệt: Đồ ăn lạnh không những làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa mà còn làm tăng những cơn đau bụng trong ngày đèn đỏ và làm kinh nguyệt không đều. Một trong số những nguyên nhân khiến cho khí hư có mùi hôi chính là do chị em ăn nhiều kem, đá lạnh.
- Các loại chất kích thích khiến tình trạng trễ kinh tệ đi: Bia, rượu, cafe, thuốc là và các loại chất kích thích khác rất dễ gây mất cân bằng lượng hormone trong cơ thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt và làm chậm, tắc kinh. Ngoài ra chất nicotin và khói thuốc lá còn ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy đến vùng chậu gây ảnh hưởng đến tử cung và buồng trứng nên chị em tốt nhất không nên sử dụng.
Chậm, tắc kinh bao lâu thì nên đi khám?
Khi đã thử nhiều phương pháp hỗ trợ và cải thiện tình trạng chậm, tắc kinh mà vẫn không đem lại hiệu quả, chị em cần tới thăm khám và nhận những lời khuyên từ các chuyên gia, bác sĩ ngay. Trong trường hợp chị em đang nghi ngờ khả năng mang thai, cần tự kiểm tra trước hoặc đi khám. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống hoặc dùng các loại thực phẩm chức năng thúc đẩy kinh nguyệt.
Mong bạn đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi: “Trễ kinh có nên uống nước ép dứa không?” Phòng Khám Đa Khoa Y Học Quốc tế là cơ sở thăm khám và điều trị các bệnh phụ khoa nam khoa uy tín, được nhiều bệnh nhân tin tưởng điều trị. Mọi thông tin cần giải đáp hoặc đặt lịch tư vấn, thăm khám xin vui lòng liên hệ: 02438.255.599 hoặc 0836.633.399. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi, hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo.
Cập nhật lần cuối: 28.10.2022
Vitamin D3 thường được sử dụng để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vitamin D. Vitamin D3 thường có tác dụng cao và thường được chỉ định với liều lượng và trong thời gian nhất định, để nhanh chóng cải thiện tình trạng thiếu hụt canxi của cơ thể. Chính vì vậy mà việc sử […]
Đọc tiếpTrong điều trị viêm cổ tử cung thì một trong những phương pháp điều trị phổ biến chính là sử dụng thuốc đặt âm đạo. Vậy đặt thuốc điều trị như thế nào để không khó chịu mà thuốc có thể phát huy được hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là những chia sẻ, hướng […]
Đọc tiếpCấy que tránh thai là phương pháp ngừa thai được đánh giá là mang lại hiệu quả cao và tương đối an toàn. Tuy nhiên cấy quen tránh thai cũng đi kèm với một số những tác dụng phụ ngoài ý muốn. Một số trường hợp chị em phụ nữ gặp phải tình trạng rong […]
Đọc tiếpMang thai và sinh con là niềm hạnh phúc thiêng liêng của bất kỳ người phụ nữ nào. Tuy nhiên, có một số trường hợp thai phụ khi đi siêu âm lại có kết quả thai đã vào tử cung nhưng chưa có phôi thai, điều này khiến các chị em cảm thấy vô cùng […]
Đọc tiếpTrước khi uống thuốc phá thai nên ăn gì? Trước khi phá thai bằng thuốc, có một số lưu ý mà bác sĩ khuyến cáo người phụ nữ nên thực hiện, bao gồm cả chế độ dinh dưỡng nhằm đảm bảo phương pháp diễn ra một cách hiệu quả và an toàn. Tổng quát ngắn […]
Đọc tiếpBác sĩ Thắng tốt nghiệp bác sĩ Đa khoa ngoại – Sản tại trường Đại học Y Thái Bình, là bác sĩ Trưởng khoa Ngoại tổng hợp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Sau đó, bác sĩ tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I ngoại tại trường Đại học Y Hà Nội. Trải qua quá trình công tác nhiều năm, bác sĩ giữ nhiều chức vụ quan trọng: Là giảng viên tại trường Đại học Y Thái Bình, giảng viên BCH hội Thận – tiết niệu Việt Nam, tham gia nhiều khóa học (nội soi tiết niệu, nội soi ổ bụng…), các đề tài nghiên cứu khoa học… Bác sĩ từng công tác tại các phòng khám lớn của Thủ đô sau khi nghỉ hưu. Hiện tại bác sĩ công tác tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế Hà Nội với chuyên môn: Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn…
- Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn
- Tư vấn và điều trị rối loạn chức năng sinh lý: xuất tinh sớm, liệt dương
- Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam giới: lậu, sùi mào gà, giang mai, chlamydia
- Thực hiện cấp cứu thông thường cho bệnh nhân