Tại sao kinh nguyệt không đều? Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà

Ngày đăng: 19-07-2022 Tham vấn: Nguyễn Thị Minh Tâm Đăng bởi: Hiệp Trần

Kinh nguyệt không đều là hiện tượng nhiều chị em gặp phải, gây ra nhiều phiền toái cho phái đẹp. Tình trạng kinh nguyệt không đều ảnh hưởng không chỉ đến tâm lý, sức khỏe mà còn liên quan đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Hãy cùng các bác sĩ chuyên khoa giải đáp tại sao kinh nguyệt không đều? Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà ngay trong bài viết sau đây.

Mục lục
  • 1. Thế nào là kinh nguyệt không đều?
  • 2. Tại sao kinh nguyệt không đều?
  • 3. Điều trị rối loạn kinh nguyệt

Thế nào là kinh nguyệt không đều?

Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu âm đạo do lớp niêm mạc tử cung bong ra. Chu kỳ kinh nguyệt thường bắt đầu ở nữ giới độ tuổi từ 10 – 15 và kết thúc trong độ tuổi 45 – 55. Độ dài trung bình của một chu kỳ là khoảng 28 ngày. Tuy nhiên một số người có thể có kỳ kinh 24 ngày hoặc 35 ngày. Một chu kỳ thường kéo dài 5 ngày nhưng số ngày cũng có thể thay đổi từ 2 -7 ngày tùy theo cơ địa và sức khỏe từng người.

Thế nào là kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt không đều không phải là một bệnh lý nhưng nó lại là một hiện tượng phản ánh sức khỏe sinh sản của chị em.

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ có những đặc điểm:

  • Chu kỳ khoảng 28 ngày.
  • Chảy máu kinh nguyệt xảy ra 3 -5 ngày đầu của mỗi chu kỳ.
  • Lượng máu kinh sẽ mất khoảng 80 -100ml.
  • Máu kinh có màu đỏ tươi, hoặc đỏ thẫm.
  • Có khoảng 11 đến 13 kỳ kinh/ năm

Cơ thể nữ giới cần khoảng 2 năm để có 1 chu kỳ kinh đều đặn và sau tuổi dậy thì, hầu hết phụ nữ đều có một chu kỳ tương đối ổn định và giống nhau ở mỗi chu kỳ.

Như vậy, kinh nguyệt không đều là hiện tượng bị thay đổi về độ dài của kỳ kinh, máu kinh kéo dài hơn hoặc ngắn hơn 7 ngày, lượng máu kinh ra nhiều. Một số phụ nữ có thể gặp tình trạng rong kinh, chảy máu quá nhiều ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày, gây thiếu máu và cảnh báo một số bệnh lý tiềm ẩn.

Hầu hết các trường hợp rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu của sự mất cân bằng nội tiết tố hoặc bị ảnh hưởng của lối sống không lành mạnh và một số bệnh lý khác. Khi gặp phải tình trạng này, chị em nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được kiểm tra sức khỏe và có biện pháp điều trị phù hợp.

Tại sao kinh nguyệt không đều?

Phụ nữ ở mọi độ tuổi đều có thể gặp tình trạng kinh nguyệt không đều. Hiện tượng này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh sản của nữ giới nếu không tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng cách.

Do nguyên nhân sinh lý

Đối với nữ giới mới dậy thì, hoạt động của buồng trứng chưa được hoàn chỉnh và cần có thời gian làm quen. Chính vì vậy, chu kỳ kinh nguyệt thường diễn ra không đều kéo dài khoảng 2 -3 năm đầu. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường mà các bạn nữ không cần quá lo lắng.

Nguyên nhân tại sao kinh nguyệt không đều

Một trong những nguyên nhân thường gặp khi bị rối loạn kinh nguyệt là do sinh lý, đặc biệt là các bạn nữ trong độ tuổi dậy thì hoặc người trong thời kỳ tiền mãn kinh.

Trường hợp nữ giới tuổi mãn kinh cũng thường phải đối mặt với tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Nguyên nhân do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, thiếu hụt estrogen khiến chức năng buồng trứng suy giảm. Chủ yếu đối tượng thường gặp là phụ nữ ngoài 40 tuổi, biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là chu kỳ kinh kéo dài hơn bình thường với lượng máu ít hơn.

Ngoài ra, phụ nữ sau sinh cũng là đối tượng thường gặp tình trạng kinh nguyệt không đều. Do hormone prolactin giúp vận hành và sản xuất sữa mẹ nhưng lại gây cản trở quá trình rụng trứng nên mẹ bỉm sữa phải đối mặt với các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt rối loạn.

Chế độ sinh hoạt

Chế độ sinh hoạt cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em. Ăn uống không khoa học, khiến cân nặng tăng cảm đột ngột tác động đến sự sản sinh hormone, hậu quả là kinh nguyệt bị rối loạn.

Ngoài ra, tâm trạng không ổn định, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài cũng là nguyên nhân làm chậm kinh, kinh nguyệt không đều. Cơ thể lúc này sẽ tự động tiết ra hormone cortisol, chúng tác động đến nội tiết tố nữ, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Tác dụng phụ của thuốc

Kinh nguyệt không đều có thể do ảnh hưởng của một số loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc chống đông máu, hóa trị, thuốc chống trầm cảm,… Những loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ, làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt, khiến chị em bị đau bụng dữ dội.

Một số loại thuốc có tác dụng phụ làm kinh nguyệt không đều

Do một số bệnh lý

Tình trạng kinh nguyệt không đều có thể là cảnh báo một số bệnh lý như:

  • Đa nang buồng trứng: Đây là một dạng rối loạn nội tiết thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh tác động lên buồng trứng khiến chị em gặp tình trạng kinh nguyệt không đều, tăng nồng độ nội tiết tố nam, dẫn đến bên trong buồng trứng hình thành nhiều nang nhỏ.
  • Bệnh tuyến giáp: Tuyến giáp là cơ quan quản lý hoạt động của các nội tiết tố nữ. Khi mắc bệnh về tuyến giáp khiến chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng, kỳ kinh dài hơn và mất nhiều máu hơn bình thường. Ngược lại, một số trường hợp cường giáp sẽ có hiện tượng kinh nguyệt ra ít hơn.
  • U xơ tử cung: Phần lớn bệnh do nồng độ hormone estrogen trong cơ thể tăng cao, điều này cũng khiến kinh nguyệt bị rối loạn, ra nhiều máu, gây thiếu máu cấp tính hoặc mãn tính.
  • Lạc nội mạc tử cung: Tuy đây là nguyên nhân hiếm gặp khiến chu kỳ kinh nguyệt thất thường nhưng khi bị lạc nội mạc tử cung sẽ ảnh hưởng đến lớp niêm mạc tử cung, khiến kỳ kinh dài hơn, mất nhiều máu hơn bình thường.
  • Ung thư tử cung: Kinh nguyệt không đều cũng là một trong những dấu hiệu của ung thư tử cung. Đặc biệt, khi bị ra máu trong hoặc sau khi quan hệ kèm theo khí hư bất thường thì chị em không nên chủ quan vì đây là biểu hiện của ung thư tử cung nguy hiểm.

Ung thư cổ tử cung

Dù do bất kỳ nguyên nhân nào thì chị em cũng nên theo dõi tình trạng sức khỏe của mình và sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt để kịp thời thăm khám, điều trị bệnh, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản.

Điều trị rối loạn kinh nguyệt

Để cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều, chị em cần chú ý:

  • Khám phụ khoa định kỳ để theo dõi và phát hiện sớm những vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản, bao gồm cả hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn đủ chất, bổ sung đa dạng các loại thực phẩm, ưu tiên sử dụng vitamin, khoáng chất để tăng sức đề kháng, ổn định nội tiết tố.
  • Tập luyện khoa học để duy trì sức khỏe, không ảnh hưởng đến hoạt động của hệ nội tiết.
  • Uống nhiều nước giúp các hoạt động cơ quan của cơ thể được trơn tru, ổn định và đảm bảo cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể.
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…

Trên đây là tất cả thông tin liên quan đến vấn đề tại sao kinh nguyệt không đều? Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà. Ngoài ra, hãy gọi đến số: 0836.633.399 hoặc CLICK [TẠI ĐÂY] để được các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Nguồn tham khảo

Cập nhật lần cuối: 20.07.2022

Bài viết liên quan
Chậm kinh 5 ngày và quan hệ ra máu là bị sao?

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ cũng là một trong những biểu hiện, dấu hiệu để nhận biết những vấn đề bệnh lý phụ khoa hoặc là dấu hiệu nhận biết mang thai sớm. Đôi khi sự chậm kinh sẽ là dấu hiệu hiệu của bệnh lý phụ khoa hoặc những viêm nhiễm, căng […]

Đọc tiếp
Chậm kinh, quan hệ ra máu hồng có sao không và xử lý thế nào?

Chậm kinh, quan hệ ra máu hồng có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau ở phụ nữ, bao gồm nhưng không giới hạn chỉ với những vấn đề về sức khỏe sinh sản như viêm âm đạo, nhiễm trùng, u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, nội mạc tử cung […]

Đọc tiếp
Quan hệ bằng tay có làm chậm kinh không?

Quan hệ bằng tay có làm chậm kinh không là băn khoăn của rất nhiều người. Đây là một hình thức quan hệ tình dục khá phổ biến và mang lại nhiều khoái cảm cho cả hai giới. Tuy nhiên, chị em không nên coi thường dấu hiệu chậm kinh sau khi quan hệ bằng […]

Đọc tiếp
Uống nước ngải cứu chữa đau bụng kinh có đúng không?

Vào những ngày có kinh nguyệt, nhiều chị em phụ nữ thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu bởi những cơn đau bụng kinh âm ỉ. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng công việc cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chị em. Theo đó, nhiều chị em […]

Đọc tiếp
Dùng ngải cứu trị rong kinh như thế nào?

Rong kinh là một tình trạng thường gặp ở phụ nữ khiến cho họ cảm thấy khó chịu và phiền muộn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc có thể gây tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, nhiều người đã tìm đến các phương pháp trị liệu bằng các loại thảo […]

Đọc tiếp
Bác sĩ : Phan Văn Thắng Chuyên khoa Nam học - ngoại tiết niệu
Chức vụ bằng cấp

Bác sĩ Thắng tốt nghiệp bác sĩ Đa khoa ngoại – Sản tại trường Đại học Y Thái Bình, là bác sĩ Trưởng khoa Ngoại tổng hợp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Sau đó, bác sĩ tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I ngoại tại trường Đại học Y Hà Nội. Trải qua quá trình công tác nhiều năm, bác sĩ giữ nhiều chức vụ quan trọng: Là giảng viên tại trường Đại học Y Thái Bình, giảng viên BCH hội Thận – tiết niệu Việt Nam, tham gia nhiều khóa học (nội soi tiết niệu, nội soi ổ bụng…), các đề tài nghiên cứu khoa học… Bác sĩ từng công tác tại các phòng khám lớn của Thủ đô sau khi nghỉ hưu. Hiện tại bác sĩ công tác tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế Hà Nội với chuyên môn: Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn…

Sở trường chuyên môn
  • Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn
  • Tư vấn và điều trị rối loạn chức năng sinh lý: xuất tinh sớm, liệt dương
  • Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam giới: lậu, sùi mào gà, giang mai, chlamydia
  • Thực hiện cấp cứu thông thường cho bệnh nhân
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Đăng ký khám trực tuyến