Phụ nữ mang thai bị viêm đường tiết niệu ảnh hưởng thế nào đến em bé?

Ngày đăng: 06-02-2023 Tham vấn: Nguyễn Thị Minh Tâm Đăng bởi: Nguyễn Thị Minh Tâm

Trong quá trình mang thai, do sức đề kháng bị suy yếu nên các mẹ bầu rất dễ mắc các bệnh lý viêm nhiễm, trong đó có bệnh viêm đường tiết niệu. Căn bệnh này nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì sẽ có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Vậy phụ nữ mang thai bị viêm đường tiết niệu ảnh hưởng thế nào đến em bé ? Cách điều trị căn bệnh này như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số thông tin cụ thể về vấn đề này !

Mục lục
  • 1. THẾ NÀO LÀ VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU KHI MANG THAI ?
  • 2. TẠI SAO PHỤ NỮ MANG THAI LẠI DỄ BỊ BỆNH VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU ?
  • 3. BỆNH VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU KHI MANG THAI CÓ BIỂU HIỆN NHƯ THẾ NÀO ?
  • 4. PHỤ NỮ MANG THAI BỊ VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO ĐẾN EM BÉ ?
  • 5. CÁCH ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU KHI MANG THAI AN TOÀN, HIỆU QUẢ
  • 6. CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU KHI MANG THAI

THẾ NÀO LÀ VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU KHI MANG THAI ?

Viêm đường tiết niệu khi mang thai xảy ra khi một trong những bộ phận thuộc hệ tiết niệu như: Thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo,… bị vi khuẩn xâm nhập, tấn công và gây viêm nhiễm.

viêm đường tiết niệu khi mang thai

Viêm đường tiết niệu khi mang thai

Bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì sẽ có thể khiến thai phụ phải đối mặt với những biến chứng như: Sinh non, sảy thai, nhiễm khuẩn sơ sinh,…Chính vì vậy, căn bệnh này cần phải được chẩn đoán và can thiệp điều trị ngày từ sớm để tránh những biến chứng khôn lường.

Đối với các trường hợp bị nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai, các bác sĩ thường sẽ chỉ định thai phụ sử dụng thuốc kháng sinh theo phác đồ điều trị chuyên biệt, để giúp đảm bảo an toàn cho thai kỳ.

TẠI SAO PHỤ NỮ MANG THAI LẠI DỄ BỊ BỆNH VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU ?

Theo bác sĩ CKI Sản phụ khoa Hà Thị Huệ cho biết: Bệnh viêm đường tiết niệu có thể xảy ra ở giai đoạn 3 tháng đầu, giữa và những tháng cuối của thai kỳ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do:

  • Do niệu đạo ngắn: Cấu trúc niệu đạo ở nữ giới thường ngắn, thẳng và gần với hậu môn. Do đó, nếu các chị em không chú ý vệ sinh vùng kín đúng cách, vệ sinh từ sau ra trước thì sẽ có thể vô tình đưa vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào niệu đạo và gây viêm đường tiết niệu.
  • Do áp lực lên bàng quang: Khi mang thai, tử cung của nữ giới sẽ ngày càng phát triển to lên, gây chèn ép vào niệu quản, bàng quang và khiến đường thoát của nước tiểu bị thu hẹp lại. Từ đó, gây ứ đọng nước tiểu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển mạnh mẽ và gây viêm nhiễm.
  • Việc quan hệ tình dục không an toàn khi mang thai cũng có thể tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập, tấn công vào vùng kín, đường tiết niệu của mẹ bầu và gây viêm nhiễm.
  • Sự thay đổi hormone: Sự gia tăng nồng độ hormone progesterone khi mang thai có thể làm giãn cơ ống niệu quản, làm chậm tốc độ chảy của nước tiểu. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi, nảy nở và gây viêm nhiễm.
  • Suy giảm sức đề kháng khi mang thai: Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ phải trải qua những sự thay đổi mạnh mẽ để thích nghi với sự phát triển của em bé trong bụng. Đây cũng chính là giai đoạn mà sức đề kháng của mẹ bầu bị suy yếu và dễ bị tấn công bởi các loại virus, vi khuẩn. Điều này khiến thai phụ dễ mắc các bệnh lý viêm nhiễm, trong đó có bệnh viêm đường tiết niệu.

BỆNH VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU KHI MANG THAI CÓ BIỂU HIỆN NHƯ THẾ NÀO ?

Đối với các bệnh viêm niệu đạo và viêm bàng quang thì thai phụ sẽ có các triệu chứng dưới đây:

  • Cảm thấy nóng rát khi đi tiểu, tiểu đau buốt, tiểu rắt, tiểu khó.
  • Đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ra mỗi lần khá ít.
  • Nước tiểu đục màu, có mùi khai nồng nặc, đôi khi kèm máu.
  • Cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ, ớn lạnh.
  • Đau tức ở vùng bụng dưới, đau thắt lưng, đau ở bên dưới xương sườn.

biểu hiện bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai

Nóng rát khi đi tiểu

Đau tức ở vùng bụng dưới, đau thắt lưng, đau ở bên dưới xương sườn

Đau tức vùng xương sườn

Trường hợp viêm thận, viêm bể thận: Bệnh viêm niệu đạo và viêm bàng quang nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ có thể dẫn đến biến chứng viêm thận, viêm bể thận với những biểu hiện như sau:

  • Sốt cao ( 39 – 40 độ C), rét run từng cơn, mạch nhanh, cơ thể suy nhược, môi khô nứt nẻ, lưỡi bẩn,…
  • Cảm thấy nóng rát khi đi tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt, đôi khi có thể bị tiểu ra máu.
  • Đau ở vùng thắt lưng, có thể đau âm ỉ nhưng cũng có thể đau dữ dội như bị dao đâm. Cơn đau có thể lan xuống vùng bàng quang, thậm chí lan ra cả bộ phận sinh dục ngoài.
  • Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, bụng trướng, cơ thể mệt mỏi rã rời.

viêm thận, viêm bể thận

Viêm thận cấp ở sản phụ

Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu trên, các mẹ bầu cần phải chủ động đi đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám, làm xét nghiệm và điều trị kịp thời. Việc điều trị bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai ngay từ sớm sẽ giúp đạt được kết quả điều trị tốt nhất, ngăn chặn các biến chứng phát sinh và tiết kiệm được thời gian, chi phí, công sức cho người bệnh.

PHỤ NỮ MANG THAI BỊ VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO ĐẾN EM BÉ ?

Bất kỳ tình trạng viêm nhiễm nào khi mang thai cũng đều tiềm ẩn những nguy cơ cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Và bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu cũng không phải ngoại lệ.

Bệnh viêm đường tiết niệu nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì sẽ có thể dẫn tới những biến chứng như: Viêm thận, viêm bể thận, làm tổn thương thận vĩnh viễn. Tình trạng viêm thận có thể khiến thai phụ bị suy thận, suy hô hấp, suy tuần hoàn,…Bên cạnh đó, người mẹ bị viêm đường tiết niệu cũng có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến thai nhi, làm tăng nguy cơ thai chết lưu, sảy thai, sinh non,…

CÁCH ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU KHI MANG THAI AN TOÀN, HIỆU QUẢ

Đối với những trường hợp thai phụ bị viêm niệu đạo và viêm bàng quang:

  • Các bác sĩ sẽ cho thai phụ sử dụng một số loại thuốc kháng sinh để điều trị bệnh mà không gây ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Kết hợp với việc điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng cường bổ sung các loại rau, quả giàu vitamin C và uống nhiều nước.

Đối với trường hợp bị viêm thận bể thận cấp:

  • Thai phụ phải được điều trị tích cực tại bệnh viện.
  • Các bác sĩ sẽ cho thai phụ sử dụng kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ
  • Kết hợp với việc kiểm tra, theo dõi tình trạng mạch, huyết áp, nhiệt độ, tim thai,…thường xuyên.

CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU KHI MANG THAI

Để phòng ngừa bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai, các mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Thực hiện xét nghiệm kiểm tra nước tiểu trong mỗi lần khám thai.
  • Uống đủ từ 1.5 đến 2 lít nước mỗi ngày, có thể sử dụng thêm các loại nước ép trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe để giúp loại bỏ vi khuẩn ra khỏi niệu đạo.
  • Đi tiểu ngay khi có nhu cầu. Cố gắng hạn chế việc nhịn tiểu vì sẽ gây ứ đọng nước tiểu, làm ảnh hưởng đến thận.
  • Bà bầu cần vệ sinh vùng kín đúng cách, từ trước ra sau để ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn ngược.
  • Vi khuẩn và nấm có thể sinh sôi, phát triển mạnh mẽ trong môi trường ẩm ướt. Do đó, các mẹ bầu nên chọn mặc quần lót rộng rãi, thoải mái, có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt để vùng kín luôn sạch sẽ, khô ráo.
  • Nếu thai phụ đang mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu,…thì nên điều trị tích cực, triệt để để tránh lây lan sang đường tiết niệu.

Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề phụ nữ mang thai bị viêm đường tiết niệu ảnh hưởng thế nào đến em bé ? Hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Mọi băn khoăn về vấn đề này, vui lòng liên hệ theo Hotline: 02438.255.599 – 0836.633.399 hoặc click chọn [Tư vấn trực tuyến] để được giải đáp cụ thể và đặt lịch khám sớm nhất.

Nguồn tham khảo

Cập nhật lần cuối: 06.02.2023

Bài viết liên quan
Cách chữa tiểu đêm bằng húng quế cực đơn giản

Tiểu đêm là một tình trạng phổ biến nhiều người gặp phải hiện nay. Tình trạng này có thể do các bệnh lý đòi hỏi phải có sự can thiệp y khoa, nhưng cũng có thể chỉ do sinh lý hoặc thói quen sinh hoạt. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể […]

Đọc tiếp
Bệnh tiểu đêm ở phụ nữ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Tiểu đêm ở phụ nữ là một trong những chứng bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng giấc ngủ và sức khỏe. Bệnh tiểu đêm ở phụ nữ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị như thế nào? Bệnh tiểu đêm ở phụ nữ: Nguyên nhân, dấu hiệu […]

Đọc tiếp
100g kim chi bao nhiêu calo? Ăn nhiều kim chi có tốt không?

Kim chi là một món ăn truyền thống của đất nước Hàn Quốc, tuy nhiên món ăn này được du nhập vào Việt Nam và tạo nên cơn sốt được nhiều người yêu thích bởi hương vị hấp dẫn, mùi vị mới lạ và độc đáo. Tuy nhiên, cũng không ít người khi ăn kim […]

Đọc tiếp
Top thực phẩm phụ nữ bị viêm đường tiết niệu nên ăn

Viêm đường tiết niệu là một loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra khiến toàn bộ đường tiết niệu và bàng quang, niệu quản, niệu đạo bị nhiễm trùng. Bệnh này có thể được chữa khỏi bằng loại thuốc phù hợp theo chỉ định của bác sĩ và kết hợp tuân thủi theo […]

Đọc tiếp
Tìm hiểu biểu hiện bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Viêm đường tiết niệu ở nữ giới là tình trạng khá phổ biến và thường gặp ở nữ giới, đặc biệt là nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Tuy tình trạng bệnh khá phổ biến và có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Nhưng nếu bệnh không được phát hiện kịp thời, tình trạng […]

Đọc tiếp
Bác sĩ : Nguyễn Thị Minh Tâm Chuyên khoa y học cổ truyền
Chức vụ bằng cấp
  • Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội khoa Y học cổ truyền
  • Từng có thời gian dài công tác tại Bệnh viện E Hà Nội, giữ chức vụ Trưởng khoa Y học cổ truyền cho đến khi về hưu tháng 9-2013 (thời gian giữ chức vụ trưởng khoa khoảng 10 năm).
  • Hiện nay đang công tác tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế.
Sở trường chuyên môn
  • Nhiều năm công tác trong lĩnh vực sản phụ khoa, nam khoa các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục, bác sĩ đã tích lũy được những kinh nghiệm phong phú trong công tác chẩn đoán, tư vấn và kết hợp điều trị bằng thuốc Đông y trong các bệnh lý: Phụ khoa (viêm nhiễm phụ khoa, bệnh lý cổ tử cung, vòi trứng, buồng trứng, rối loạn kinh nguyệt…); Kế hoạch hóa gia đình (khám, tư vấn tránh thai, đình chỉ thai nghén an toàn; nạo hút thai…); Các bệnh nam khoa (rối loạn chức năng sinh lý ở nam giới; viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn…); Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (sùi mào gà, lậu, herpes sinh dục…).
  • Khám bệnh kê đơn thuốc Đông Y.
  • Châm cứu cấy chỉ, thuỷ châm huyệt.
  • Xoa bóp, bấm huyệt, phục hồi chức năng.
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Đăng ký khám trực tuyến