Phụ nữ bị rong kinh 2 tháng có nguy hiểm không?
Tình trạng rong kinh 2 tháng là một biểu hiện kinh nguyệt bất thường mà các chị em cần phải lưu ý. Bởi rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm cần được thăm khám và điều trị ngay. Vậy phụ nữ bị rong kinh 2 tháng có nguy hiểm không ? Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cụ thể về vấn đề này !
- 1. RONG KINH LÀ NHƯ THẾ NÀO?
- 2. NGUYÊN NHÂN GÂY RA TÌNH TRẠNG RONG KINH 2 THÁNG
- 3. PHỤ NỮ BỊ RONG KINH 2 THÁNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
- 4. PHẢI LÀM SAO KHI BỊ RONG KINH 2 THÁNG?
RONG KINH LÀ NHƯ THẾ NÀO?
Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới sẽ kéo dài khoảng từ 28 – 32 ngày, thời gian hành kinh trung bình từ 3 – 7 ngày với lượng máu mất đi khoảng từ 50 – 80ml/ chu kỳ. Máu kinh chảy ra thường có màu đỏ thẫm, ở dạng lỏng và có mùi hơi tanh. Rong kinh là hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều, thời gian có kinh kéo dài trên 7 ngày và lượng máu mất đi vượt quá 80ml/chu kỳ.
Đôi khi tình trạng rong kinh kéo dài đến tận 2 tháng, khiến các chị em cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.
Để đánh giá lượng máu kinh chảy ra nhiều hay ít thì các chị em cần phải theo dõi số lượng và số lần thay băng vệ sinh mỗi ngày. Nếu các chị em phải thay băng vệ sinh liên tục mỗi giờ, thậm chí phải thức dậy vào ban đêm để thay băng thì tức là lượng máu kinh đang ra nhiều bất thường. Ngoài ra, khi bị rong kinh, nữ giới sẽ gặp thêm các triệu chứng khác như: Máu kinh đóng thành cục lớn, đau bụng dưới, mệt mỏi, choáng váng, hoa mắt, khó thở, da dẻ xanh xao nhợt nhạt,…
NGUYÊN NHÂN GÂY RA TÌNH TRẠNG RONG KINH 2 THÁNG
Tình trạng rong kinh kéo dài có thể xuất phát từ các nguyên nhân dưới đây:
- Sự thay đổi hormone
Tình trạng rong kinh kéo dài đến 2 tháng có thể xảy ra do vấn đề rối loạn nội tiết. Sự mất cân bằng hormone estrogen và progesterone sẽ có thể khiến lớp niêm mạc tử cung sẽ phát triển quá dày, dẫn đến tình trạng chu kỳ kinh kéo dài và lượng máu kinh ra nhiều.
Một số nguyên nhân có thể gây mất cân bằng hormone ở nữ giới là: Tuổi tác, căng thẳng, áp lực kéo dài; sử dụng các biện pháp tránh thai nội tiết, chế độ ăn uống không lành mạnh, môi trường bị ô nhiễm, độc hại,…
- U xơ tử cung
Đây là tình trạng xuất hiện các khối u lành tính ở cơ tử cung. Các khối u xơ nằm ở gần vị trí niêm mạc tử cung, thường có xu hướng chèn ép lớp niêm mạc. Từ đó, dẫn đến tình trạng rong kinh, rong huyết kéo dài. Ngoài ra, căn bệnh này còn gây ra một số biểu hiện bất thường khác như: Đau bụng kinh dữ dội, đau thắt lưng, đau và chảy máu khi giao hợp, tiểu nhiều lần, táo bón,…
- Polyp tử cung
Polyp tử cung được hình thành từ sự phát triển quá mức của các tế bào nội mạc tử cung. Kích thước của chúng dao động từ vài mm cho đến vài cm. Khối polyp được nối vào thành tử cung thông qua một chân rộng hoặc một cuống nhỏ. Đôi khi căn bệnh này không gây ra bất kỳ triệu chứng nào rõ rệt. Một số trường hợp dẫn tới hiện tượng rong kinh rong huyết kéo dài.
Polyp cổ tử cung là tình trạng tăng sinh bất thường của các tế bào trên cổ tử cung
- Viêm nội mạc tử cung
Bên trong tử cung có một lớp niêm mạc mềm, xốp, được gọi là niêm mạc tử cung. Viêm nội mạc tử cung là tình trạng lớp niêm mạc này bị viêm nhiễm do sự xâm nhập và tấn công của các loại vi khuẩn ( tụ cầu, lậu cầu, Chlamydia,…)
Biểu hiện đặc trưng của căn bệnh này là: Ra nhiều khí hư bất thường có mùi hôi tanh khó chịu, đau bụng dữ dội khi đến kỳ, đau bụng dưới, tiểu buốt, tiểu rắt, tiêu chảy, táo bón,… Khi bệnh tiến triển nặng thì bệnh nhân có thể gặp phải triệu chứng: Rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, chảy máu tử cung bất thường,…
XEM THÊM:
PHỤ NỮ BỊ RONG KINH 2 THÁNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Phụ nữ bị rong kinh 2 tháng có nguy hiểm không? Tình trạng rong kinh đến 2 tháng nếu không được thăm khám và can thiệp điều trị kịp thời thì sẽ có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như:
- Gây thiếu máu: Rong kinh kéo dài sẽ khiến cơ thể nữ giới bị mất máu nhiều, dẫn đến các triệu chứng như: Cơ thể mệt mỏi, choáng váng, hoa mắt, khó thở,…
- Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm: Tình trạng ra máu kéo dài có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các loại tác nhân gây hại sinh sôi, nảy nở và gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Vi khuẩn có thể di chuyển ngược dòng từ âm đạo lên các cơ quan sinh sản bên trên như: Tử cung, vòi trứng, buồng trứng và gây viêm nhiễm. Từ đó, làm suy giảm khả năng thụ tinh, dẫn đến nguy cơ vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới.
- Ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày: Tình trạng rong kinh kéo dài sẽ khiến các chị em cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, gây nhiều bất tiện cho đời sống sinh hoạt hàng ngày.
- Cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm: Rong kinh còn là dấu hiệu của một số bệnh lý phụ khoa như: U xơ tử cung, polyp tử cung, viêm nội mạc tử cung,… Nếu không được điều trị kịp thời thì các căn bệnh này sẽ gây ra nhiều biến chứng khó lường cho sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới.
Bị rong kinh kéo dài ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe phụ nữ
PHẢI LÀM SAO KHI BỊ RONG KINH 2 THÁNG?
Khi bị rong kinh đến 2 tháng, các chị em nên thực hiện những việc dưới đây:
- Nằm nghỉ ngơi nếu bị ra máu kinh quá nhiều.
- Chú ý ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, vận động nhẹ nhàng, tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
- Hạn chế tiêu thụ các món ăn chiên rán, các loại thực phẩm giàu chất béo, bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt, magie, kẽm, vitamin B1, B6 và vitamin E.
- Đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác và có biện pháp điều trị phù hợp, cho hiệu quả cao. Tránh để tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe cũng như khả năng sinh sản.
Hiện nay, tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế, địa chỉ 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội, các bác sĩ đã và đang điều trị hiệu quả tình trạng rong kinh bằng những phương pháp dưới đây:
- Đối với trường hợp rong kinh do rối loạn nội tiết tố thì các bác sĩ sẽ có chỉ định một số loại thuốc bổ sung hormone, giúp lấy lại sự cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.
- Đối với trường hợp rong kinh do mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thì các bác sĩ sẽ sử dụng công nghệ ánh sáng sinh học để tiêu viêm đa tầng, giúp âm đạo sạch sẽ, hết viêm đến 50% ngay sau lần làm đầu tiên mà chưa phải sử dụng kháng sinh hay tiêu viêm. Sau đó, căn cứ vào kết quả xét nghiệm để xác định tác nhân gây viêm nhiễm, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc chuyên khoa tây y phù hợp để loại bỏ tác nhân gây bệnh và cải thiện nhanh các triệu chứng.
- Trong trường hợp khối u xơ, polyp tử cung phát triển lớn, gây ra các triệu chứng rong kinh, rong huyết thì các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện can thiệp phẫu thuật để loại bỏ khối u xơ.
Sau đó, các bác sĩ sẽ kê thêm cho bệnh nhân một số bài thuốc y học cổ truyền giúp thông lâm, bổ huyết, cân bằng nội tiết tố, điều hòa kinh nguyệt, hỗ trợ hồi phục sức khỏe nhanh chóng và ngăn chặn bệnh tái phát.
Phòng khám Đa khoa Y Học Quốc Tế 12 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc tế, đơn vị trực thuộc sự quản lý của Sở Y tế với thế mạnh trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản, thăm khám và điều trị các bệnh lý phụ khoa, rối loạn kinh nguyệt, rong kinh,…ở nữ giới. Quá trình khám chữa bệnh do đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành, dày dặn kinh nghiệm trực tiếp tiến hành trong điều kiện thiết bị y tế hiện đại, thủ tục thăm khám nhanh gọn, chi phí hợp lý, được niêm yết công khai minh bạch phù hợp với quy định của Bộ Y tế.
Trên đây là các thông tin cụ thể về vấn đề phụ nữ bị rong kinh 2 tháng có nguy hiểm không? Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc gọi đến số 02438.255.599 – 0836.633.399 để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp thắc mắc và đặt lịch hẹn khám sớm nhất.
Cập nhật lần cuối: 08.11.2022
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ cũng là một trong những biểu hiện, dấu hiệu để nhận biết những vấn đề bệnh lý phụ khoa hoặc là dấu hiệu nhận biết mang thai sớm. Đôi khi sự chậm kinh sẽ là dấu hiệu hiệu của bệnh lý phụ khoa hoặc những viêm nhiễm, căng […]
Đọc tiếpChậm kinh, quan hệ ra máu hồng có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau ở phụ nữ, bao gồm nhưng không giới hạn chỉ với những vấn đề về sức khỏe sinh sản như viêm âm đạo, nhiễm trùng, u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, nội mạc tử cung […]
Đọc tiếpQuan hệ bằng tay có làm chậm kinh không là băn khoăn của rất nhiều người. Đây là một hình thức quan hệ tình dục khá phổ biến và mang lại nhiều khoái cảm cho cả hai giới. Tuy nhiên, chị em không nên coi thường dấu hiệu chậm kinh sau khi quan hệ bằng […]
Đọc tiếpVào những ngày có kinh nguyệt, nhiều chị em phụ nữ thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu bởi những cơn đau bụng kinh âm ỉ. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng công việc cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chị em. Theo đó, nhiều chị em […]
Đọc tiếpRong kinh là một tình trạng thường gặp ở phụ nữ khiến cho họ cảm thấy khó chịu và phiền muộn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc có thể gây tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, nhiều người đã tìm đến các phương pháp trị liệu bằng các loại thảo […]
Đọc tiếpBác sĩ Thắng tốt nghiệp bác sĩ Đa khoa ngoại – Sản tại trường Đại học Y Thái Bình, là bác sĩ Trưởng khoa Ngoại tổng hợp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Sau đó, bác sĩ tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I ngoại tại trường Đại học Y Hà Nội. Trải qua quá trình công tác nhiều năm, bác sĩ giữ nhiều chức vụ quan trọng: Là giảng viên tại trường Đại học Y Thái Bình, giảng viên BCH hội Thận – tiết niệu Việt Nam, tham gia nhiều khóa học (nội soi tiết niệu, nội soi ổ bụng…), các đề tài nghiên cứu khoa học… Bác sĩ từng công tác tại các phòng khám lớn của Thủ đô sau khi nghỉ hưu. Hiện tại bác sĩ công tác tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế Hà Nội với chuyên môn: Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn…
- Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn
- Tư vấn và điều trị rối loạn chức năng sinh lý: xuất tinh sớm, liệt dương
- Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam giới: lậu, sùi mào gà, giang mai, chlamydia
- Thực hiện cấp cứu thông thường cho bệnh nhân