Mang thai 6 tuần ra dịch màu hồng có nguy hiểm không?
Mang thai 6 tuần ra dịch màu hồng có nguy hiểm không? Trên thực tế, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra dịch hồng mà có thể không nguy hiểm hoặc nguy hiểm với các mức độ khác nhau.
- 1. Mang thai 6 tuần đầu ra dịch màu hồng có nguy hiểm không?
- 2. Nguyên nhân mang thai 6 tuần đầu ra dịch màu hồng
- 3. Mang thai 6 tuần đầu có hiện tượng ra dịch màu hồng cần làm gì?
- 4. Một số lưu ý cho bà bầu khi mang thai ở những tháng đầu
Mang thai 6 tuần đầu ra dịch màu hồng có nguy hiểm không?
Giải đáp câu hỏi mang thai 6 tuần đầu ra dịch màu hồng có nguy hiểm không, các bác sĩ cho biết, ước tính, có khoảng 1/3 mẹ bầu có hiện tượng bị ra dịch màu hồng trong giai đoạn mang thai 6 tuần đầu. Hiện tượng này trên thực tế chỉ an toàn đối với mẹ bầu khi không kèm theo các triệu chứng bất thường, chẳng hạn như bị đau bụng dưới, chảy máu âm đạo kéo dài, buồn nôn, nôn, chóng mặt, khí hư có màu lạ, mùi khó chịu,…
Mang thai 6 tuần ra dịch hồng có sao không>
Ngược lại, trong trường hợp nếu như mẹ bầu bị ra dịch màu hồng kèm theo các triệu chứng kể trên, mẹ bầu cần đi khám ngay để có biện pháp điều trị kịp thời vì chúng là những dấu hiệu khá nguy hiểm.
Nguyên nhân mang thai 6 tuần đầu ra dịch màu hồng
- Bào thai đã làm tổ thành công ở tử cung: Theo các bác sĩ, mang thai 6 tuần đầu nếu có hiện tượng ra dịch màu hồng thì rất có thể là dấu hiệu thai đã làm thổ thành công ở tử cung. Trứng được thụ tinh trở thanh phôi thai sẽ di chuyển vào buồng tử cung. Niêm mạc tử cung chứa nhiều mạch máu nhỏ nên khi phôi thai cấy sâu vào tử cung có thể gây chảy máu, máu này hòa lẫn với dịch tiết từ cổ tử cung, âm đạo sẽ làm xuất hiện dịch màu hồng nhạt.
- Do màng rụng: Các bác sĩ cho biết tình trạng màng rụng thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai tuần thứ 6 với biểu hiện dịch âm đạo có màu hồng. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng liên quan tới hormone progesterone tăng cao khiến cho màng tử cung bong dần.
- Tử cung bị tác động do khi quan hệ: Hoạt động tình dục có thể khiến cho tử cung bị kích thích, thậm chí xây xát gây chảy máu tạo dịch màu hồng.
- Khám thai gây kích thích tử cung: Khi khám thai, các bác sĩ có thể sử dụng đầu dò hoặc mỏ vịt để kiểm tra âm đạo. Những dụng cụ này có thể gây kích thích khu vực âm đạo, cổ tử cung, thành tử cung và trong một số trường hợp có thể dẫn tới tổn thương làm xuất hiện dịch có màu hồng.
- Nhiễm trùng ở âm đạo: Tình trạng nhiễm trùng ở âm đạo do các tác nhân gây hại như nấm, vi khuẩn,… có thể gây tổn thương cho âm đạo, cổ tử cung-tử cung dẫn tới hiện tượng mang thai 6 tuần đầu ra dịch màu hồng. Nếu có nhiễm trùng ở âm đạo, ngoài hiện tượng ra dịch màu hồng, bà bầu có thể còn có triệu chứng ngứa ở vùng kín, mùi hôi khó chịu, đi tiểu buốt,… Mang thai 6 tuần đầu nếu bị nhiễm trùng ở đường âm đạo có thể làm tăng nguy cơ sảy thai và sinh non. Do đó, mẹ bầu cần đi khám và điều trị đúng phác đồ của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con.
- Tụ máu ở màng đệm: Tình trạng tụ máu màng đệm (hay còn gọi là tụ máu nhau thai) là một tình trạng không thể coi thường. Nguyên nhân gây ra tình trạng này theo các bác sĩ do trứng làm tổ trong tử cung nhưng lại bị bong ra một phần, làm xuất hiện chút dịch hồng. Ở mức độ nghiêm trọng, tình trạng có thể dẫn tới bong nhau thai và sảy thai.
- Do mang thai ngoài tử cung: Hiểu một cách đơn giản, mang thai ngoài tử cung là tình trạng thai không làm tổ, nằm ở trong tử cung mà lại nằm ở các vị trí khác, điển hình như vòi trứng. Khi bị mang thai ngoài tử cung, người phụ nữ có thể xuất hiện các triệu chứng như ra dịch hồng, đau bụng âm ỉ ở vùng hạ vị.
- Tình trạng dọa sảy thai: Mang thai 6 tuần đầu ra dịch màu hồng có thể là dấu hiệu sớm của tình trạng sảy thai, hay còn gọi là dọa sảy thai. Khả năng dẫn tới sảy thai cao hơn nếu như mẹ bầu có kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng dưới, đau thắt lưng, khí hư mùi bất thường,…
- Hiện tượng bong nút nhầy cổ tử cung: Khi gần đến thời điểm lâm bồn, cổ tử cung của người mẹ sẽ bắt đầu mỏng đi và mở ra. Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mẹ mà việc xuất hiện dịch có màu hồng do bong nút nhầy ở cổ tử cung có thể xảy ra vào trước ngày lâm bồn từ một cho đến vài tuần hoặc chỉ cách đó khoảng vài giờ.
- Không rõ nguyên nhân: Nhiều trường hợp, các bác sĩ không thể xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng xuất hiện dịch nhầy màu hồng khi mang thai ở tuần thứ 6.
Những nguyên nhân mang thai 6 tuần ra dịch hồng
Mang thai 6 tuần đầu có hiện tượng ra dịch màu hồng cần làm gì?
Trên thực tế, mang thai 6 tuần đầu là thời điểm khá nhạy cảm, bất kỳ một khác thường nào cũng có thể gây nguy hiểm đối với sức khỏe của thai nhi và bà bầu. Trong trường hợp bà bầu thấy mình có biểu hiện ra dịch màu hồng trong giai đoạn đầu mang thai, mẹ bầu cần:
- Đi khám bác sĩ ngay: Khi gặp phải tình trạng này, mẹ bầu đầu tiên không nên quá sợ hãi, hoang mang. Điều cần làm là nên sắp sếp thời gian tới các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và can thiệp điều trị kịp thời. Bà bầu tuyệt không tự ý dùng thuốc tại nhà khi chưa có chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
- Tránh quan hệ tình dục và hạn chế đi lại: Nếu có hiện tượng ra dịch màu hồng, trước mắt mẹ bầu nên tránh quan hệ tình dục cho đến khi thăm khám, bác sĩ xác định được nguyên nhân gây ra triệu chứng. Thông thường, các bác sĩ thường khuyến cáo mẹ bầu nên kiêng quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Từ tháng thứ 4, mẹ bầu có thể quan hệ trở lại. Tuy nhiên, mẹ bầu cần chú ý trong việc lựa chọn tư thế quan hệ tình dục phù hợp, cường độ nhẹ nhàng. Trong sinh hoạt hàng ngày, mẹ bầu cần hạn chế vận động, nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, khi đi lại cần nhẹ nhàng, tránh làm việc nặng nhọc.
- Nếu đi khám phụ khoa, cần thông báo với bác sĩ về việc mình vừa mới mang thai: Khi biết bản thân có thai, bà bầu cần thông báo cho bác sĩ biết để tránh việc đưa những dụng cụ y tế vào sâu trong âm đạo, hạn chế việc gây kích thích âm đạo dẫn tới hiện tượng chảy máu.
Thăm khám bác sĩ ngay khi có hiện tượng ra dịch màu hồng khi mang thai 6 tuần
Một số lưu ý cho bà bầu khi mang thai ở những tháng đầu
Để đảm bảo sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi, bà bầu cần lưu ý:
- Bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất cho cơ thể, bao gồm tinh bột, đạm, chất béo lành mạnh, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
- Cân nhắc việc uống viên vitamin bổ sung. Tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chỉ định khi cần thiết.
- Đảm bảo cung cấp chất sắt mỗi ngày để phòng ngừa tình trạng thiếu máu khi mang thai.
- Sử dụng các loại sữa cho bà bầu để bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là canxi và vitamin D.
- Ăn nhiều nguồn thực phẩm có chứa vitamin C để cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.
- Dành thời gian vận động hợp lý với các bài tập phù hợp trong thời gian mang thai.
- Khám thai định kỳ theo lịch hẹn của các bác sĩ.
Trên đây là giải đáp mang thai 6 tuần ra dịch màu hồng có nguy hiểm không?. Nếu bạn có thắc mắc về sức khỏe cần nhận tư vấn từ bác sĩ, vui lòng gọi HOTLINE: 02438.255.599 – 0836.633.399 hoặc nhắn tin ngay [TẠI ĐÂY].
Cập nhật lần cuối: 13.04.2023
Mifepristone 200mg là một phương pháp phá thai an toàn bằng thuốc (phá thai nội khoa) được lựa chọn bởi nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đầy đủ thông tin về công dụng và tác dụng phụ của loại thuốc này. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu những […]
Đọc tiếpMifepristone 200mg là một loại thuốc chuyên khoa được sử dụng với mục đích chấm dứt sự phát triển của thai kỳ và kích thích tử cung co thắt để đẩy phôi thai đã dừng phát triển ra khỏi cơ thể. Mifepristone 200mg thực chất là thuốc như thế nào, tác dụng ra sao, những […]
Đọc tiếpTiểu đêm là một tình trạng phổ biến nhiều người gặp phải hiện nay. Tình trạng này có thể do các bệnh lý đòi hỏi phải có sự can thiệp y khoa, nhưng cũng có thể chỉ do sinh lý hoặc thói quen sinh hoạt. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể […]
Đọc tiếpTiểu đêm ở phụ nữ là một trong những chứng bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng giấc ngủ và sức khỏe. Bệnh tiểu đêm ở phụ nữ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị như thế nào? Bệnh tiểu đêm ở phụ nữ: Nguyên nhân, dấu hiệu […]
Đọc tiếpHột le nằm ở “cửa ngõ” ra vào của vùng kín, tập trung nhiều dây thần kinh khoái cảm và giúp tăng hưng phấn khi quan hệ tình dục. Chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể gây tổn thương, viêm nhiễm hột le. Đặc biệt, nhiều chị em không biết đi tiểu bị […]
Đọc tiếp- Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa tại đại học Y hà nội.
- Bác sĩ lâm sàng khám và điều trị bệnh sản phụ khoa hơn âđ năm.
- Bác sĩ tại Hộ sinh A – Trung tâm y tế quận Hoàn Kiếm
- Tham gia các chương trình đào tạo quốc gia về chuyên ngành sản phụ khoa ( hội nghị sản phụ khoa Việt Pháp…)
- Đạt lao động tiên tiến trong chuyên môn.
- Tư vấn + khám và điều trị bệnh về viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung…
- Tư vấn và điều trị rối loạn kinh nguyệt ,tiền mãn kinh…
- Tư vấn và điều trị các bệnh lý như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng.
- Kinh nghiệm phong phú trong công tác phá thai ngoài mong muốn và kế hoạch hoá gia đình.
- Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: sùi mào gà,lậu,giang mai,Hecpet sinh dục…
- Tư vấn và điều trị vô sinh hiếm muộn.
- Phục hồi chức năng và thẩm mỹ vùng kín.
- Siêu âm thai kỳ và siêu âm bệnh lý trong sản phụ khoa.