Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn dứa không?

Ngày đăng: 28-10-2022 Tham vấn: Đinh Thị Quỳnh Huế Đăng bởi: Hiệp Trần

Dứa cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bà bầu thường băn khoăn không biết ăn dứa được không và thời điểm nào ăn dứa là thích hợp. Cùng các chuyên gia giải đáp thắc mắc mang thai 3 tháng đầu có nên ăn dứa không trong nội dung bài viết sau đây.

Mục lục
  • 1. Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn dứa không?
  • 2. Lợi ích của dứa đối với mẹ bầu
  • 3. Lưu ý khi ăn dứa khi mang thai 3 tháng đầu

Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn dứa không?

Mọi người thường cho răng ăn dứa khi mang thai dễ gây sảy thai bởi dứa chứa hàm lượng bromelain cao. Đây là một loại enzyme phá vỡ các protein trong cơ thể, làm mềm tử cung và ảnh hưởng đến thai nhi.

bà bầu ăn dứa có được không

Mang thai 3 tháng đầu có ăn dứa được không?

Vậy mang thai tháng đầu có nên ăn dứa không? Các chuyên gia cho biết, mẹ bầu 3 tháng đầu có thể ăn dứa vì hàm lượng bromelain chỉ xuất hiện trong lõi dứa nên mẹ dầu ăn phần thịt sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra, các chuyên gia cho biết dứa là một loại quả chứa nhiều vitamin và các dưỡng chất mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe:

  • Vitamin C trong dứa có tác dụng rất tốt giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tật và chứa các hợp chất chống oxy hóa giúp làn da của mẹ bầu đẹp hơn, khỏe hơn.
  • Mangan: Đây là loại khoáng chất rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu và có nhiều trong dứa.
  • Đồng: Có tác dụng hỗ trợ quá trình tạo tế bào máu và có nhiều chức năng quan trọng khác trong cơ thể.
  • Vitamin B9 có nhiều trong dứa rất tốt cho sự tăng trưởng mô vì thế rất tốt với mẹ bầu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng ốm nghén ở mẹ bầu.

Vì vậy mang bầu 3 tháng đầu có thể ăn dứa. Tuy nhiên, cần chú ý ăn dứa với lượng phù hợp, không ăn quá thường xuyên vì đây là loại thực phẩm có chứa lượng đường cao, nóng, nếu ăn nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Lợi ích của dứa đối với mẹ bầu

Dứa là một thực phẩm bổ dưỡng có hương vị thơm mát, đặc biệt đối dứa mang lại nhiều lợi ích cho thai kỳ, cụ thể:

  • Tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu, vì dứa chứa nhiều vitamin C. Một quả dứa có thể cung cấp gần như nhu cầu hàng ngày của phụ nữ mang thai, tức là đủ cung cấp 80-85 mg vitamin C trong thai kỳ. Mang thai 3 tháng đầu cần hạn chế sử dụng thuốc nên có một sức đề kháng tốt là điều rất quan trọng để giữ gìn sức khỏe tốt.
  • Tăng cường sản xuất collagen giúp giảm vết rạn da: Một quả dứa chứa khoảng 79 mg vitamin nên khi bà bầu ăn vào sẽ giúp tăng cường sản xuất collagen, có tác dụng tái tạo vết rạn da. Đặc biệt, collagen còn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển da, sụn, xương, gân của thai nhi.
  • Bổ sung các vitamin nhóm B như B1, B2, B3, B5, B6 và B9… Ngoài tác dụng giảm cảm giác ốm nghén mà còn giúp cung cấp kháng thể, sản sinh năng lượng cho bà bầu. Đặc biệt, vitamin B6 còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu và tạo hồng cầu. Đây là một trong những loại vitamin quan trọng và nên bổ sung cho bà bầu khi mang thai 3 tháng đầu.
  • Ngăn ngừa loãng xương: Do trong dứa chứa khoáng chất mangan – là một enzyme rất cần thiết cho việc phát triển xương khỏe mạnh cho mẹ bầu và cả thai nhi.
  • Cung cấp chất xơ, giảm táo bón: Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, việc ăn uống của mẹ cũng bị thay đổi, do đó nhiều mẹ bầu bị táo bón. Vì vậy, mẹ bầu cần ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ, mà dứa có 1,4 gam chất xơ sẽ giúp mẹ bầu giải quyết vấn đề này.

Lợi ích của dứa đối với mẹ bầu

Lợi ích của dứa với mẹ bầu

Ngoài những tác dụng đối với mẹ bầu thì ăn dứa còn mang lại nhiều lợi ích cho thai nhi:

  • Bổ sung đồng: Hàm lượng đồng trong dứa lên đến 18% chất dinh dưỡng, cần cho sự phát triển mạch máu, hệ xương, tim và hệ thần kinh của thai nhi. Mẹ bầu cần 1.15mg đồng mỗi ngày để hỗ trợ lưu lượng máu tăng lên trong thai kỳ.
  • Bổ sung sắt và axit folic: Đây là 2 thành phần không thể thiếu trong việc hình thành hồng cầu, phòng tránh dị tật ở thai nhi đặc biệt trong 3 tháng đầu mang thai.

Lưu ý khi ăn dứa khi mang thai 3 tháng đầu

lưu ý ăn dứa khi mang thai 3 tháng đầu

Những lưu ý ăn dứa khi mang thai 3 tháng đầu

  • Ăn uống điều độ, không quá nhiều để không gây nguy hiểm cho sức khỏe mẹ bầu như ợ chua, dị ứng, mẩn ngứa… ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nguy hiểm nhất là bệnh tật. Sinh non, sẩy thai.
  • Chỉ nên ăn dứa chín, không nên ăn dứa còn xanh: Khi dứa chuyển sang màu xanh dễ gây ngộ độc. Vì vậy, để đảm bảo an toàn sức khỏe, mẹ bầu nên chọn những quả dứa chín vàng.
  • Không nên ăn dứa khi đói để tránh đầy hơi, khó chịu và nóng rát, nhất là phụ nữ mang thai mắc một số bệnh về dạ dày.
  • Trong 3 tháng đầu bà bầu không nên ăn dứa để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Tuy nhiên, bà bầu có thể nhai một miếng dứa nhỏ để giảm ốm nghén.
  • Nếu bà bầu thích ăn dứa thì nên mua cả quả để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không nên mua dứa đã gọt vỏ ngoài chợ.Trước khi ăn dứa, chị em cần lưu ý rửa sạch dứa và lau khô. Sau đó dùng dao sắc để loại bỏ hoàn toàn phần mắt dứa và lưu ý cắt bỏ lõi để phòng tránh nguy cơ ngộ độc.
  • Mẹ bầu có thể ăn dứa sau bữa ăn như món tráng miệng. Thời điểm các tháng cuối thai kỳ thì mẹ bầu nên bổ sung nhiều dứa hơn trong khẩu phần ăn vì sẽ giúp cơ tử cung mềm, dễ sinh nở hơn.

Với những thông tin bài viết cung cấp, mong rằng đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc mang thai 3 tháng đầu có nên ăn dứa không. Ngoài ra, nếu như còn bất kỳ vấn đề nào khác chưa rõ hãy gọi đến số: 0836.633.399 hoặc CLICK [TẠI ĐÂY] để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất.

 

Nguồn tham khảo

Cập nhật lần cuối: 28.10.2022

Bài viết liên quan
Bị đông máu có uống được thuốc phá thai mifepristone 200mg không?

Mifepristone 200mg là một phương pháp phá thai an toàn bằng thuốc (phá thai nội khoa) được lựa chọn bởi nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đầy đủ thông tin về công dụng và tác dụng phụ của loại thuốc này. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu những […]

Đọc tiếp
Những tác dụng phụ của thuốc phá thai mifepristone 200mg cần lưu ý

Mifepristone 200mg là một loại thuốc chuyên khoa được sử dụng với mục đích chấm dứt sự phát triển của thai kỳ và kích thích tử cung co thắt để đẩy phôi thai đã dừng phát triển ra khỏi cơ thể. Mifepristone 200mg thực chất là thuốc như thế nào, tác dụng ra sao, những […]

Đọc tiếp
Cách chữa tiểu đêm bằng húng quế cực đơn giản

Tiểu đêm là một tình trạng phổ biến nhiều người gặp phải hiện nay. Tình trạng này có thể do các bệnh lý đòi hỏi phải có sự can thiệp y khoa, nhưng cũng có thể chỉ do sinh lý hoặc thói quen sinh hoạt. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể […]

Đọc tiếp
Bệnh tiểu đêm ở phụ nữ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Tiểu đêm ở phụ nữ là một trong những chứng bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng giấc ngủ và sức khỏe. Bệnh tiểu đêm ở phụ nữ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị như thế nào? Bệnh tiểu đêm ở phụ nữ: Nguyên nhân, dấu hiệu […]

Đọc tiếp
Đi tiểu bị đau hột le là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Hột le nằm ở “cửa ngõ” ra vào của vùng kín, tập trung nhiều dây thần kinh khoái cảm và giúp tăng hưng phấn khi quan hệ tình dục. Chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể gây tổn thương, viêm nhiễm hột le. Đặc biệt, nhiều chị em không biết đi tiểu bị […]

Đọc tiếp
Bác sĩ : Phan Văn Thắng Chuyên khoa Nam học - ngoại tiết niệu
Chức vụ bằng cấp

Bác sĩ Thắng tốt nghiệp bác sĩ Đa khoa ngoại – Sản tại trường Đại học Y Thái Bình, là bác sĩ Trưởng khoa Ngoại tổng hợp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Sau đó, bác sĩ tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I ngoại tại trường Đại học Y Hà Nội. Trải qua quá trình công tác nhiều năm, bác sĩ giữ nhiều chức vụ quan trọng: Là giảng viên tại trường Đại học Y Thái Bình, giảng viên BCH hội Thận – tiết niệu Việt Nam, tham gia nhiều khóa học (nội soi tiết niệu, nội soi ổ bụng…), các đề tài nghiên cứu khoa học… Bác sĩ từng công tác tại các phòng khám lớn của Thủ đô sau khi nghỉ hưu. Hiện tại bác sĩ công tác tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế Hà Nội với chuyên môn: Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn…

Sở trường chuyên môn
  • Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn
  • Tư vấn và điều trị rối loạn chức năng sinh lý: xuất tinh sớm, liệt dương
  • Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam giới: lậu, sùi mào gà, giang mai, chlamydia
  • Thực hiện cấp cứu thông thường cho bệnh nhân
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Đăng ký khám trực tuyến