Lưu ý kiêng cữ cho sản phụ sau khi mổ thai ngoài tử cung

Ngày đăng: 14-09-2022 Tham vấn: Đinh Thị Quỳnh Huế Đăng bởi: Hiệp Trần

Sau khi mổ thai ngoài tử cung cơ thể sản phụ sẽ yếu hơn, cổ tử cung bị tổn thương nên lúc này cần xây dựng chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Dưới đây là những lưu ý kiêng cữ cho sản phụ sau khi mổ thai ngoài tử cung được các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, hãy cùng theo dõi.

Mục lục
  • 1. Mổ thai ngoài tử cung nguy hiểm không?
  • 2. Lưu ý kiêng cữ cho sản phụ sau khi mổ thai ngoài tử cung
  • 3. Dấu hiệu nguy hiểm sau khi mổ thai ngoài tử cung

Mổ thai ngoài tử cung nguy hiểm không?

Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng đã thụ tinh tự làm tổ bên ngoài buồng tử cung, hầu hết các trường hợp mang thai ngoài tử cung xảy ra ở ống dẫn trứng.

Thai không thể phát triển ở ngoài tử cung nên các trường hợp phát hiện mang thai ngoài tử cung phải được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng thai phụ. Có khoảng 90% trường hợp thai ngoài tử cung phải điều trị bằng cách phẫu thuật, một số còn lại có thể xử lý bằng thuốc đẻ ngăn tình trạng này tiến triển.

Các bác sĩ sẽ dựa vào sự tiến triển của thai ngoài tử cung, vị trí của phôi thai và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, từ đó đưa ra phương pháp xử lý phù hợp.

Mổ thai ngoài tử cung có nguy hiểm không

Mổ thai ngoài tử cung là phương pháp điều trị phổ biến. Có 2 cách phẫu thuật được áp dụng là mổ nội soi hoặc mổ ổ bụng. Đây là các phương pháp an toàn cho chị em. Tuy nhiên, đây được xem là tình trạng cấp cứu, vì vậy sản phụ cần chọn những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, bác sĩ giàu kinh nghiệm, tay nghề cao để thực hiện và xử lý kịp thời.

Một số biến chứng có thể xảy ra sau khi mổ thai ngoài tử cung: vết mổ sưng, đau bụng dữ dội, sót thai, chảy máu,… Vậy nên, sau khi mổ thai ngoài tử cung, mẹ cần nghỉ ngơi và theo dõi các triệu chứng để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường và xử lý kịp thời. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ cho sản phụ làm xét nghiệm hCG để theo dõi mức độ hormone thai kỳ thường xuyên, đảm bảo đã trở về ngưỡng bình thường cũng như chăm sóc vết mổ cẩn thận.

Lưu ý kiêng cữ cho sản phụ sau khi mổ thai ngoài tử cung

Dù là mổ thai ngoài tử cung bằng phương pháp nào thì sản phụ cũng cần xây dựng chế độ sinh hoạt, vận động và dinh dưỡng phù hợp để tránh ảnh hưởng đến vết mổ. Ngoài ra, nếu như không được chăm sóc và kiêng cữ đúng cách có thể ảnh hưởng đến các cơ quan sinh sản. Lưu ý kiêng cữ cho sản phụ sau khi mổ thai ngoài tử cung:

Kiêng ăn gừng sau mổ thai ngoài tử cung

Gừng là gia vị quen thuộc đối với mọi người, nó mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Thậm chí gừng còn xuất hiện trong một số bài thuốc dân gian giúp chữa cảm, chóng ôn ói hiệu quả.

Kiêng ăn gừng sau mổ thai ngoài tử cung

Tuy nhiên, gừng lại chứa thành phần gây co thắt tử cung vì vậy mà không nên sử dụng gia vị này sau khi mổ thai ngoài tử cung vì nó sẽ khiến tử cung tổn thương, xuất huyết nghiêm trọng.

Kiêng ăn đậu nành

Mặc dù sữa đậu nành tốt cho phụ nữ, tuy nhiên đối với trường hợp sau khi mổ thai ngoài tử cung cần kiêng sữa đậu này do nó chứa chất phytate gây cản trở sự hấp thụ sắt, trong khi thời điểm này, thai phụ cần một lượng máu lớn cho cơ thể.

Vì vậy, tốt nhất chị em nên kiêng ăn đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành một thời gian.

Kiêng thực phẩm có tính hàn

Các món ăn như cua, ốc, ba ba, nha đam, đu đủ xanh, rau đay,…. đều là những thực phẩm có tính hàn không tốt cho phụ nữ sau khi mổ thai ngoài tử cung. Trong những thực phẩm này thường có chất gây ức chế sự ngưng tụ máu, không tốt cho đông máu, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục cơ thể.

Kiêng thực phẩm có tính hàn

Măng tây, dưa chuột, bông cải xanh, dưa hấu, cam,…. là những loại thực phẩm có tính hàn

Kiêng nhưng thực phẩm gây sẹo

Lưu ý kiêng cữ cho sản phụ sau khi mổ thai ngoài tử cung là các thực phẩm khiến vết mổ lâu lành. Những thực phẩm: đồ nếp, rau muống, trứng gà, thịt bò,… làm tăng quá trình tạo mủ viêm, vết mổ vì thế mà lâu lành hoặc gây sẹo lồi, mất thẩm mỹ.

Bên cạnh đó, nên kiêng uống rượu, bia, các chất kích thích và đồ ăn cay vì chúng ảnh hưởng đến sức khỏe sản phụ và khiến tử cung khó hồi phục hơn.

Thay vào đó nên chú ý uống nhiều nước để giảm sự mất nước cho cơ thể, tạo điều kiện cho các hoạt động trao đổi chất tốt hơn. Cần nạp thêm vitamin từ việc ăn nhiều rau tươi và trái cây để dễ dàng tiêu hóa, bổ sung protein để phòng tránh tình trạng thiếu máu do thiếu sắt bằng những thực phẩm như cá tươi, trứng, thịt lợn, sữa,…

Kiêng quan hệ tình dục

Sau khi mổ thai ngoài tử cung, sức khỏe của sản phụ sẽ bị ảnh hưởng, lúc này tử cung và vết mổ vẫn chưa lành nên nếu quan hệ tình dục sẽ gây tổn thương cho tử cung, tăng nguy cơ viêm nhiễm và biến chứng nguy hiểm.

Kiêng quan hệ tình dục sau mổ thai ngoài tử cung

Lưu ý kiêng cữ cho sản phụ sau khi mổ thai ngoài tử cung cần tránh quan hệ vợ chồng đến khi vết thương lành hẳn.

Kiêng vận động mạnh

Sản phụ cần lưu ý kiêng vận động mạnh, không làm việc quá sức, mang vác đồ vì sức khỏe còn yếu. nên nghỉ ngơi và đi lại nhẹ nhàng trọng nhà khi cần thiết để kích thích máu lưu thông làm lành vết mổ.

Ngoài ra, không ngồi 1 chỗ lâu hoặc đi xe trên những đoạn đường xóc, hạn chế cử động mạnh trong tuần đầu tiên sau khi mổ. Ngoài ra, người bệnh cũng cần kiêng tập thể dục trong 2 tháng đầu sau khi mổ.

Không để cơ thể nhiễm lạnh

Sau khi mổ thai ngoài tử cung cần kiêng tắm nước lạnh, không uống nước lạnh, không tắm khuya. Nên dùng nước ấm để tắm, lau người, uống nước ấm để tránh nhiễm lạnh.

Chị em cần theo dõi tình trạng sức khỏe, ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường thì cần đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và xử lý kịp thời.

Dấu hiệu nguy hiểm sau khi mổ thai ngoài tử cung

Trong tuần đầu tiên sau khi mổ thai ngoài tử cung, sản phụ cần chú ý nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe tốt vì lúc này vết mổ chưa lành, tình trạng mất máu và nhiễm trùng nguy cơ cao. Nếu như có các biểu hiện sau, chị em cần đến thăm khám để phòng biến chứng nguy hiểm:

  • Sốt cao: Sốt là một trong những dấu hiệu nguy hiểm của tình trạng viêm nhiễm. Nếu như sốt cao kèm theo dấu hiệu cơ thể mệt mỏi, đau nhức ngất xỉu thì có khả năng đây là biểu hiện nhiễm trùng máu hoặc bung chỉ.
  • Sưng quanh vết mổ: Quanh miệng vết mổ và vùng lân cận sưng là dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Đau bụng: Sau khi mổ thai ngoài tử cung, nếu như cảm thấy đau bụng dữ dội thì đây là các vấn đề xuất phát từ vết mổ, cần thăm khám để được kiểm tra ngay.
  • Chảy máu vết mổ: Xuất huyết vết mổ có thể khiến vết mổ chảy máu nhiều, lâu hồi phục, gây ra các vết sẹo bên trong cơ quan sinh dục, tại vị trí thực hiện phẫu thuật.

Bài viết đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về vấn đề kiêng cữ cho sản phụ sau khi mổ thai ngoài tử cung. Ngoài ra, nếu như còn bất kỳ vấn đề nào khác chưa rõ hãy gọi đến số: 0836.633.399 hoặc CLICK [TẠI ĐÂY] để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Nguồn tham khảo

Cập nhật lần cuối: 14.09.2022

Bài viết liên quan
Uống vitamin d3 nhiều có tốt không?

Vitamin D3 thường được sử dụng để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vitamin D. Vitamin D3 thường có tác dụng cao và thường được chỉ định với liều lượng và trong thời gian nhất định, để nhanh chóng cải thiện tình trạng thiếu hụt canxi của cơ thể. Chính vì vậy mà việc sử […]

Đọc tiếp
[BÁC SĨ HƯỚNG DẪN] Cách đặt thuốc viêm cổ tử cung chuẩn nhất?

Trong điều trị viêm cổ tử cung thì một trong những phương pháp điều trị phổ biến chính là sử dụng thuốc đặt âm đạo. Vậy đặt thuốc điều trị như thế nào để không khó chịu mà thuốc có thể phát huy được hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là những chia sẻ, hướng […]

Đọc tiếp
Cấy que tránh thai bị rong kinh 2 tháng có nguy hiểm không?

Cấy que tránh thai là phương pháp ngừa thai được đánh giá là mang lại hiệu quả cao và tương đối an toàn. Tuy nhiên cấy quen tránh thai cũng đi kèm với một số những tác dụng phụ ngoài ý muốn. Một số trường hợp chị em phụ nữ gặp phải tình trạng rong […]

Đọc tiếp
Siêu âm thai đã vào tử cung nhưng chưa có phôi thai là bị sao?

Mang thai và sinh con là niềm hạnh phúc thiêng liêng của bất kỳ người phụ nữ nào. Tuy nhiên, có một số trường hợp thai phụ khi đi siêu âm lại có kết quả thai đã vào tử cung nhưng chưa có phôi thai, điều này khiến các chị em cảm thấy vô cùng […]

Đọc tiếp
[Lưu ý của bác sĩ] Trước khi uống thuốc phá thai nên ăn gì?

Trước khi uống thuốc phá thai nên ăn gì? Trước khi phá thai bằng thuốc, có một số lưu ý mà bác sĩ khuyến cáo người phụ nữ nên thực hiện, bao gồm cả chế độ dinh dưỡng nhằm đảm bảo phương pháp diễn ra một cách hiệu quả và an toàn. Tổng quát ngắn […]

Đọc tiếp
Bác sĩ : Phan Văn Thắng Chuyên khoa Nam học - ngoại tiết niệu
Chức vụ bằng cấp

Bác sĩ Thắng tốt nghiệp bác sĩ Đa khoa ngoại – Sản tại trường Đại học Y Thái Bình, là bác sĩ Trưởng khoa Ngoại tổng hợp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Sau đó, bác sĩ tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I ngoại tại trường Đại học Y Hà Nội. Trải qua quá trình công tác nhiều năm, bác sĩ giữ nhiều chức vụ quan trọng: Là giảng viên tại trường Đại học Y Thái Bình, giảng viên BCH hội Thận – tiết niệu Việt Nam, tham gia nhiều khóa học (nội soi tiết niệu, nội soi ổ bụng…), các đề tài nghiên cứu khoa học… Bác sĩ từng công tác tại các phòng khám lớn của Thủ đô sau khi nghỉ hưu. Hiện tại bác sĩ công tác tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế Hà Nội với chuyên môn: Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn…

Sở trường chuyên môn
  • Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn
  • Tư vấn và điều trị rối loạn chức năng sinh lý: xuất tinh sớm, liệt dương
  • Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam giới: lậu, sùi mào gà, giang mai, chlamydia
  • Thực hiện cấp cứu thông thường cho bệnh nhân
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Đăng ký khám trực tuyến