Cách phòng tránh bệnh lý cấp tính thai ngoài tử cung

Ngày đăng: 26-08-2022 Tham vấn: Phan Văn Thắng Đăng bởi: Hiệp Trần

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng trứng sau khi được thụ tinh không làm tổ trong buồng tử cung. Đây là bệnh nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng thai phụ. Cùng các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ cách phòng tránh bệnh lý cấp tính thai ngoài tử cung qua bài viết sau đây.

Mục lục
  • 1. Mang thai ngoài tử cung là gì?
  • 2. Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung
  • 3. Nguyên nhân thai ngoài tử cung
  • 4. Mang thai ngoài tử cung nguy hiểm không?
  • 5. Cách phòng tránh bệnh lý cấp tính thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là gì?

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng trứng sau khi đã được thụ tinh lại làm tổ và phát triển ở bên ngoài buồng tử cung. Tình trạng này có thể gây chảy máu ồ ạt trong bụng hoặc thậm chí đe dọa đến tính mạng thai phụ nếu không được can thiệp kịp thời.

Mang thai ngoài tử cung là gì

Một thai kỳ khỏe mạnh bình thường thì quá trình thụ tinh sẽ xảy ra bên trong ống dẫn trứng và sua đó đi vào tử cung làm tổ bên trong niêm mạc tử cung. Phôi thai phát triển thành thai nhi và sẽ ở lại bên trong tử cung đến khi sinh.

Tuy nhiên, khi trứng đã được thụ tinh nhưng lại làm tổ và phát triển ngoài buồng tử cung được gọi là bệnh lý cấp tính mang thai ngoài tử cung. Lúc này, thai có thể làm tổ ở nhiều bộ phận khác như buồng trứng, ổ bụng, hết sẹo mổ thai cũ hoặc vòi trứng.

Trường hợp phụ nữ mang thai ngoài tử cung, phôi thai sẽ không thể sống sót và phát triển bình thường, thậm chí dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung

Mẹ bầu gặp tình trạng mang thai ngoài tử cung sẽ có các dấu hiệu sau:

  • Chảy máu âm đạo: Ở nhiều người, khi mang thai sẽ xuất hiện một ít máu hồng bất thường ngoài chu kỳ kinh nguyệt, đây là hiện tượng máu báo thai. Tuy nhiên, nếu xuất hiện máu đỏ sẫm không trong chu kỳ kinh nguyệt thì mẹ nên thăm khám sớm vì đây có thể là hiện tượng mang thai ngoài tử cung.
  • Đau bụng dữ dội: Đau nhói bụng dưới, đau mót rặn giống như bị táo bón, đau bụng âm ỉ kéo dài, nhiều lúc đau dữ dội và có hiện tượng chảy máu âm đạo thì đây là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung nguy hiểm. Đau bụng thường do tình trạng căng dãn của vòi trứng, đau bụng âm ỉ ở một bên vùng bụng dưới rốn. Mức độ đau tỉ lệ thuận với mức độ phát triển của bào thai.

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung

Nhiều trường hợp mẹ bầu cảm thấy đau nhức vai, chân tay bủn rủn, toát mồ hôi, hoa mắt, chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu. Khi gặp tình trạng này mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để lâu khiến túi thai bị vỡ, chảy máu khắp ổ bụng, đe dọa tính mạng thai phụ.

Nguyên nhân thai ngoài tử cung

Thực tế, nguyên nhân mang thai ngoài tử cung chủ yếu liên quan đến các vấn đề ống dẫn trứng nhưng không phải lúc nào cũng có thể xác định rõ ràng. Một số trường hợp, các nguyên nhân gây mang thai ngoài tử cung:

  • Ống dẫn trứng bị tổn thương, hình thành sẹo, tắc nghẽn do nhiễm trùng hoặc phẫu thuật trước đó.
  • Vòi trứng bị lệch, tắc, hẹp bẩm sinh gây ảnh hưởng hoặc làm chậm quá trình di chuyển trứng xuống tử cung.
  • Nội tiết tố mất cân bằng hoặc do trứng đã thụ tinh phát triển bất thường.
  • Viêm vòi trứng do nạo phá thai nhiều lần hoặc viêm vùng chậu.
  • Hẹp vòi trứng khi tạo hình. Vòi trứng bị co thắt, có nhiều nhu động bất thường.
  • Trong lòng vòi trứng có khối u hoặc khối u ngoài vòi trứng đè lên khiến hẹp vòi trứng.
  • Phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao.
  • Phụ nữ đã từng có một lần mang thai ngoài tử cung.

Mang thai ngoài tử cung nguy hiểm không?

Mang thai ngoài tử cung có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không thăm khám và điều trị kịp thời. Cụ thể:

Xuất huyết ổ bụng

Vị trí làm tổ của thai không thuận lợi, vì vậy khi thai phát triển cần lấy nguồn dinh dưỡng từ mẹ thì các giai buộc phải phá hủy cấu trúc tổ chức mà thai đang bám vào làm tổ.

Đa số các trường hợp mang thai ngoài tử cung là thai làm tổ ở ống dẫn trứng, tổ chức này có cấu trúc mỏng nên khi gặp tình trạng thai nằm sai vị trí thì có thể gây rong huyết. Máu chảy ra ít một có màu đen. Thai ngoài tử cung có thể vỡ bất kỳ lúc nào khiến máu chảy ồ ạt, đau bụng dữ dội và dẫn đến ngất xỉu do mất nhiều máu, da xanh, mạch đập nhanh. Mẹ có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Có nguy cơ tái phát cao

Mẹ bầu đã có tiền sử mang thai ngoài tử cung sẽ có nguy cơ lặp lại tình trạng này cao hơn so với những người khác. Ngoài ra, thai ngoài dạ con rất khó để điều trị triệt để do mắc các bệnh lý liên quan như u xơ, viêm nhiễm, đặt vòng,…

Tăng nguy cơ vô sinh

Tỷ lệ vô sinh khi mang thai ngoài tử cung cao hơn bình thường do phát hiện muộn dẫn đến thai vỡ làm toàn bộ cấu trúc của tổ chức thai bám vào bị phá hủy. Trường hợp thai nằm trong ống dẫn trứng sẽ được xử lý theo chỉ định của bác sĩ, còn thai ở những vị trí khác cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản phụ nữ do quá trình nội soi lấy bào thai sẽ tác động lên ống dẫn trứng gây ra sẹo, từ đó ảnh hưởng đến quá trình gặp trứng của tinh trùng cũng như khả năng làm tổ của thai, có nguy cơ tái phát trở lại.

Thai ngoài tử cung có nguy hiểm không

Gây tử vong

Mang thai ngoài tử cung không được phát hiện và xử lý sớm, bào thai phân hủy bên trong sẽ sản sinh ra vi trùng gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục, lâu ngày những vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào máu gây ra hiện tượng nhiễm trùng máu đe dọa tính mạng thai phụ.

Cách phòng tránh bệnh lý cấp tính thai ngoài tử cung

Để phòng tránh bệnh lý cấp tính thai ngoài tử cung, chị em nên lưu ý không nạo phá thai, thay vào đó nên hạn chế nạo phá thai, sử dụng các biện pháp phòng tránh thai, giữ gìn vệ sinh vùng kín, đặc biệt trong thời gian sau khi sinh.

Khi có biểu hiện viêm nhiễm sinh dục, người bệnh nên đi khám để được điều trị đầy đủ.

Cách phòng tránh bệnh lý cấp tính thai ngoài tử cung_2

Thăm khám phụ khoa định kỳ để phòng tránh nguy cơ mang thai ngoài tử cung

Khám phụ khoa định kỳ và khám ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ viêm sinh dục để được điều trị thích hợp, tránh di chứng viêm dính tắc vòi trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau.

Sản phụ nên đi khám thai sớm khi bị đau bụng hay ra máu thất thường vào giai đoạn sớm của thai kỳ. Đặc biệt là những sản phụ đã từng bị thai ngoài tử cung hay có tình trạng viêm nhiễm sinh dục trước đó.

Việc phát hiện sớm khi thai ngoài tử cung chưa vỡ sẽ giúp bệnh nhân giảm được tình trạng mất máu do thai vỡ, giảm nguy cơ bị choáng và tử vong, gia tăng khả năng giữ lại được vòi trứng nhằm duy trì khả năng có thai lại bình thường.

Bài viết đã cung cấp những thông tin quan trong về cách phòng tránh bệnh lý cấp tính thai ngoài tử cung, từ đó giúp bạn đọc có thêm kiến thức để phòng tránh và xử lý khi gặp phải tình trạng này. Ngoài ra, nếu như còn bất kỳ vấn đề nào khác chưa rõ hãy gọi đến số: 0836.633.399 hoặc CLICK [TẠI ĐÂY] để được các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Nguồn tham khảo

Cập nhật lần cuối: 26.08.2022

Bài viết liên quan
Bị đông máu có uống được thuốc phá thai mifepristone 200mg không?

Mifepristone 200mg là một phương pháp phá thai an toàn bằng thuốc (phá thai nội khoa) được lựa chọn bởi nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đầy đủ thông tin về công dụng và tác dụng phụ của loại thuốc này. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu những […]

Đọc tiếp
Những tác dụng phụ của thuốc phá thai mifepristone 200mg cần lưu ý

Mifepristone 200mg là một loại thuốc chuyên khoa được sử dụng với mục đích chấm dứt sự phát triển của thai kỳ và kích thích tử cung co thắt để đẩy phôi thai đã dừng phát triển ra khỏi cơ thể. Mifepristone 200mg thực chất là thuốc như thế nào, tác dụng ra sao, những […]

Đọc tiếp
Cách chữa tiểu đêm bằng húng quế cực đơn giản

Tiểu đêm là một tình trạng phổ biến nhiều người gặp phải hiện nay. Tình trạng này có thể do các bệnh lý đòi hỏi phải có sự can thiệp y khoa, nhưng cũng có thể chỉ do sinh lý hoặc thói quen sinh hoạt. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể […]

Đọc tiếp
Bệnh tiểu đêm ở phụ nữ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Tiểu đêm ở phụ nữ là một trong những chứng bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng giấc ngủ và sức khỏe. Bệnh tiểu đêm ở phụ nữ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị như thế nào? Bệnh tiểu đêm ở phụ nữ: Nguyên nhân, dấu hiệu […]

Đọc tiếp
Đi tiểu bị đau hột le là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Hột le nằm ở “cửa ngõ” ra vào của vùng kín, tập trung nhiều dây thần kinh khoái cảm và giúp tăng hưng phấn khi quan hệ tình dục. Chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể gây tổn thương, viêm nhiễm hột le. Đặc biệt, nhiều chị em không biết đi tiểu bị […]

Đọc tiếp
Bác sĩ : Phan Văn Thắng Chuyên khoa Nam học - ngoại tiết niệu
Chức vụ bằng cấp

Bác sĩ Thắng tốt nghiệp bác sĩ Đa khoa ngoại – Sản tại trường Đại học Y Thái Bình, là bác sĩ Trưởng khoa Ngoại tổng hợp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Sau đó, bác sĩ tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I ngoại tại trường Đại học Y Hà Nội. Trải qua quá trình công tác nhiều năm, bác sĩ giữ nhiều chức vụ quan trọng: Là giảng viên tại trường Đại học Y Thái Bình, giảng viên BCH hội Thận – tiết niệu Việt Nam, tham gia nhiều khóa học (nội soi tiết niệu, nội soi ổ bụng…), các đề tài nghiên cứu khoa học… Bác sĩ từng công tác tại các phòng khám lớn của Thủ đô sau khi nghỉ hưu. Hiện tại bác sĩ công tác tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế Hà Nội với chuyên môn: Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn…

Sở trường chuyên môn
  • Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn
  • Tư vấn và điều trị rối loạn chức năng sinh lý: xuất tinh sớm, liệt dương
  • Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam giới: lậu, sùi mào gà, giang mai, chlamydia
  • Thực hiện cấp cứu thông thường cho bệnh nhân
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Đăng ký khám trực tuyến