Bị rong kinh sau khi tiêm thuốc tránh thai có nguy hiểm không?

Ngày đăng: 06-05-2023 Tham vấn: Hà Thị Huệ Đăng bởi: Hà Thị Huệ

Thuốc tránh thai dạng tiêm thực tế đã được nghiên cứu từ thập niêm 60 và được sử dung phổ biến ở những năm 70 và hiện tại vẫn được sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tiêm thuốc tránh thai cũng tương tự như một số phương phát tránh thai khác và phương pháp này cũng sẽ gây ra một số những tác dụng phụ khác đối với sức khoẻ của nữ giới. Bị rong kinh cũng chính là một trong những tác dụng phụ của phương pháp này. Vậy thì bị rong kinh sau khi tiêm thuốc tránh thai có nguy hiểm không?

Mục lục
  • 1. HIỀU VỀ THUỐC TRÁNH THAI DẠNG TIÊM?
  • 2. BỊ RONG KINH SAU KHI TIÊM THUỐC TRÁNH THAI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
  • 3. NÊN LÀM GÌ KHI BỊ RONG KINH SAU KHI TIÊM THUỐC TRÁNH THAI
  • 4. NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG NÊN TIÊM THUỐC TRÁNH THAI

HIỀU VỀ THUỐC TRÁNH THAI DẠNG TIÊM?

Thuốc tránh thai dạng tiêm cũng được đánh giá là một trong những biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả. Thuốc tránh thai dạng tiêm có tác dụng ức chế quá trình rụng trứng ở cơ thể của nữ giới, ngăn ngừa để tinh trùng gặp khó khăn khi xâm nhập vào trong tử cung, hạn chế không để bám và làm tổ trong tử cung.

tìm hiểu về thuốc tránh thai dạng tiêm

Tìm hiểu về thuốc tránh thai dạng tiêm

Thuốc tiêm tránh thai là loại thuốc tổng hợp tương tự với hormone progesterone, một loại nội tiết tự nhiên của cơ thể, được sản xuất bởi buồng trứng trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt.

Thông thường thuốc tiêm tránh thai sẽ được tiêm vào bắp tay hoặc mông. Mỗi mũi tiêm thường có tác dụng từ 12 đến 14 tuần, tương đương với khoảng hơn 3 tháng. Vì vậy sau 3 tháng bạn cần thăm khám lại và cần tiêm mũi mới để đảm bảo hiệu quả tránh thai.

Hiện nay có 2 nhóm thuốc tránh thai phổ biến là”

  • Nhóm I: loại thuốc có thành phần thuốc bao gồm hai loại hormone estrogen và progestin.
  • Nhóm II: loại thuốc mà thành phần chính của chỉ chứa progestin. Trong nhóm thuốc này thường có 2 loại thuốc là NETEN (Norethindrone Enanthate) và DMPA (Depot Medroxyprogesterone Acetate), trong đó loại thuốc DMPA được sử dụng thông dụng và phổ biến hơn.

BỊ RONG KINH SAU KHI TIÊM THUỐC TRÁNH THAI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Thuốc tiêm tránh thai là phương pháp tránh thai tạm thời sử dụng hormone để ức chế và ngăn ngừa mang thai. Thuốc tiêm tránh thai sẽ gây ra một số những tác dụng phụ không mong muốn, trong đó sau khi tiêm thuốc tránh thai có thể xuất hiện tình trạng rong kinh, vô kinh… nguyên nhân là do niêm mạc tử cung không phát triển dày lên, bong ra. Như vậy sau khi tiêm thuốc tránh thai nếu bạn rong kinh với lượng máu ít thì không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, cũng như khả năng sinh sản của chị em phụ nữ.

Bị rong kinh khi tiêm thuốc tránh thai, nguyên nhân là do thuốc tiêm tránh thai có chứa hormone, vì vậy có thể tác động đến nội tiết tố cũng nhu ảnh hưởng đến cơ chế sinh lý của cơ thể, rối loạn hormone và gây rong kinh, rong huyết, hoặc thậm chí là băng kinh.

bị rong kinh sau khi tiêm thuốc tránh thai có nguy hiểm không

Bị rong kinh sau khi tiêm thuốc tránh thai có nguy hiểm không?

Thông thường hầu hết khi tiêm mũi thuốc tránh thai đầu tiên thì chị em phụ nữ đều gặp phải tình trạng rong kinh. Đồng thời vào lần kinh nguyệt đầu tiên sau khi tiêm thuốc thì lượng máu kinh ra cũng nhiều hơn. Tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng, tình trạng máu kinh ra nhiều sẽ được cải thiện dần và lượng máu kinh cũng sẽ ổn định và kéo dài trong 5-7 ngày.

Trong trường hợp bạn bị rong ít một chút, lượng máu ít sau khi tiêm thuốc tránh thai thì không nên qua lo lắng. Thay vào đó bạn nên bổ sung và tăng cường những thực phẩm giàu sắt, hoặc bổ sung thêm viên uống bổ máu để hạn chế tình trạng thiếu máu do thiếu sắt gây ra. Đặc biệt không nên chủ quan, mà cần theo dõi tình trạng rong kinh để kịp thời khắc phục khi có những dấu hiệu bất thường.

bổ sung những thực phẩm giàu sắt khi bị rong kinh

Bổ sung những thực phẩm giàu sắt khi bị rong kinh

Trong một số trường hợp sau khi tiêm thuốc tránh thai, nếu bạn bị rong kinh kéo dài cộng thêm vào đó là tình trạng đau bụng và lượng máu kinh ra nhiều thì đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Trong trường hợp này bạn cần thăm khám chuyên khoa ngay để thăm khám, xác định tình trạng hiện tại và có biện pháp khắc phục hoặc can thiệp kịp thời.

NÊN LÀM GÌ KHI BỊ RONG KINH SAU KHI TIÊM THUỐC TRÁNH THAI

Thông thường sau khi tiêm thuốc tránh thai thì phần lớn chị em chị em phụ nữ sẽ gặp tình trạng rong kinh, đây cũng là một trong những biểu hiện, tác dụng phụ của phương pháp tiêm thuốc tránh thai.

Hầu hếu những trường hợp rong kinh sau khi tiêm thuốc tránh thai sẽ dần biến mất sau khoảng từ 7-10 ngày. Trong những trường hợp như vậy thì chị em phụ nữ không nên quá lo lắng, mà thay vào đó lên ăn uống đủ chất dinh dưỡng và nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ và chú ý đến vấn đề vệ sinh vùng kín, thường xuyên vệ sinh, thay băng vệ sinh để tránh tích tụ vi khuẩn gây viêm nhiêm.

Tuy nhiên có những trường hợp rong kinh kéo dài, lượng máu kinh nhiều mà không có dấu hiệu giảm bớt hoặc có xuất hiện thêm những dấu hiệu bất thường… Thì cần nhanh chóng thăm khám chuyên khoa để kịp thời khắc phục trước khi tình trạng diễn biến phức tạp và nguy nguy hiểm hơn.

nên làm gì khi bị rong kinh sau khi tiêm thuốc tránh thai

Bị rong kinh quá 10 ngày sau khi tiêm thuốc tránh thai là hiện tượng nguy hiểm

NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG NÊN TIÊM THUỐC TRÁNH THAI

Thuốc tránh thai dạng tiêm được đánh giá là phương pháp ngừa thai an toàn và cho hiệu quả cao. Tuy nhiên không phải bất cứ chị em phụ nữ nào cũng có thể sử dụng được phương pháp tránh thai này. Một số trường hợp chị em phụ nữ không nên tiêm thuốc tránh thai như sau, bạn nên cân nhắc trước và thăm khám kỹ càng trước khi sử dụng biện pháp tránh thai này.

Biện pháp tiêm thuốc tránh thai sẽ không được khuyến kích trong những trường hợp sau:

  • Trường hợp phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 6 tháng tuổi bằng sữa mẹ.
  • Chống chỉ định với trường hợp từng có tiền sử hoặc thuộc nhóm nguy cơ cao mắc ung thư vú. Nếu đã từng mắc ung thư vú và có những dấu hiệu, biểu hiện tái phát trong vòng 5 năm trở lại đây thì tuyệt đối không tiêm thuốc tránh thai.
  • Nhóm chị em phụ nữ có tiền sử hoặc nguy cơ mắc các bệnh mãn tính cao như: huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch, phụ nữ lớn tuổi, phụ nữ sử dụng thuốc lá …
  • Nhóm phụ nữ đang gặp phải những vấn đề về mạch máu, tình trạng thuyên tắc tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi, có nguy cơ hoặc đã từng xuất hiện tai biến mạch máu não, thiếu máu cơ tim…
  • Những chị em phị nữ bị lupus ban đỏ, có kháng thể kháng phospholipid (hoặc không làm xét nghiệm) hoặc có giảm tiểu cầu trầm trọng.
  • Trước đó nên có xuất hiện tình trạng âm đạo ra máu, chảy máu bất thường chưa rõ nguyên nhân thì cũng không nên tiêm thuốc tránh thai.
  • Nếu chị em phụ nữ đang mắc bệnh tiểu đường, và đặc biệt là từng có biến chứng về thận, thần kinh, võng mạc, mạch máu… Hoặc có tiền sử bệnh tiểu đường hơn 20 năm thì tuyệt đối không tiêm thuốc tránh thai.

Tiêm thuốc tránh thai sẽ xuất hiện tác dụng là tình trạng rong kinh, tuy có thể tự mất những bạn vẫn không nên chủ quan mà thay vào đó cần quan sát, theo dõi có thể mình một cách cẩn thận hơn. Đặc biệt nếu có những dấu hiệu bất thường đi kèm như: đau đầu, thường xuyên cảm thấy chóng váng, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi… Hay bất cứ biểu hiện bất thường nào khác, thì nên nhanh chóng liên hệ với bác sĩ và thăm khám, kiểm tra càng sớm càng tốt.

Ngoài ra để nhanh chóng khắc phục tình trạng rong kinh và nhanh chóng cân bằng lại nội tiết tố của cơ thể. Bạn cũng có tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng thêm viên uống bổ sung sắt, sản phẩn bổ sung Estrogen…

Trên đây là những thông tin về tình trạng rong kinh sau khi tiêm thuốc tránh thai. Hy vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về thuốc tiên tránh thai. Để biết tình trạng bị rong kinh sau khi tiêm thuốc của bạn có nguy hiểm không? Bạn nên liên hệ bác sĩ chuyên khoa hoặc trực tiếp thăm khám sớm để xác định tình trạng và có nhận được tư vấn cũng như biện pháp khắc phục kịp thời và phù hợp nhất. Khi có thêm thắc mắc hay những cau hỏi liên quan, bạn hãy liên hệ đến hotline: 6083.6633.399 hoặc chọn tư vấn trực tuyến để được hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Nguồn tham khảo

Cập nhật lần cuối: 06.05.2023

Bài viết liên quan
Chậm kinh 5 ngày và quan hệ ra máu là bị sao?

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ cũng là một trong những biểu hiện, dấu hiệu để nhận biết những vấn đề bệnh lý phụ khoa hoặc là dấu hiệu nhận biết mang thai sớm. Đôi khi sự chậm kinh sẽ là dấu hiệu hiệu của bệnh lý phụ khoa hoặc những viêm nhiễm, căng […]

Đọc tiếp
Chậm kinh, quan hệ ra máu hồng có sao không và xử lý thế nào?

Chậm kinh, quan hệ ra máu hồng có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau ở phụ nữ, bao gồm nhưng không giới hạn chỉ với những vấn đề về sức khỏe sinh sản như viêm âm đạo, nhiễm trùng, u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, nội mạc tử cung […]

Đọc tiếp
Quan hệ bằng tay có làm chậm kinh không?

Quan hệ bằng tay có làm chậm kinh không là băn khoăn của rất nhiều người. Đây là một hình thức quan hệ tình dục khá phổ biến và mang lại nhiều khoái cảm cho cả hai giới. Tuy nhiên, chị em không nên coi thường dấu hiệu chậm kinh sau khi quan hệ bằng […]

Đọc tiếp
Uống nước ngải cứu chữa đau bụng kinh có đúng không?

Vào những ngày có kinh nguyệt, nhiều chị em phụ nữ thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu bởi những cơn đau bụng kinh âm ỉ. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng công việc cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chị em. Theo đó, nhiều chị em […]

Đọc tiếp
Dùng ngải cứu trị rong kinh như thế nào?

Rong kinh là một tình trạng thường gặp ở phụ nữ khiến cho họ cảm thấy khó chịu và phiền muộn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc có thể gây tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, nhiều người đã tìm đến các phương pháp trị liệu bằng các loại thảo […]

Đọc tiếp
Bác sĩ : Hà Thị Huệ Chuyên khoa I Chuyên ngành Sản phụ khoa
Chức vụ bằng cấp
  • Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa tại đại học Y hà nội.
  • Bác sĩ lâm sàng khám và điều trị bệnh sản phụ khoa hơn âđ năm.
  • Bác sĩ tại Hộ sinh A – Trung tâm y tế quận Hoàn Kiếm
  • Tham gia các chương trình đào tạo quốc gia về chuyên ngành sản phụ khoa ( hội nghị sản phụ khoa Việt Pháp…)
  • Đạt lao động tiên tiến trong chuyên môn.
Sở trường chuyên môn
  • Tư vấn + khám và điều trị bệnh về viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung…
  • Tư vấn và điều trị rối loạn kinh nguyệt ,tiền mãn kinh…
  • Tư vấn và điều trị các bệnh lý như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng.
  • Kinh nghiệm phong phú trong công tác phá thai ngoài mong muốn và kế hoạch hoá gia đình.
  • Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: sùi mào gà,lậu,giang mai,Hecpet sinh dục…
  • Tư vấn và điều trị vô sinh hiếm muộn.
  • Phục hồi chức năng và thẩm mỹ vùng kín.
  • Siêu âm thai kỳ và siêu âm bệnh lý trong sản phụ khoa.
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Đăng ký khám trực tuyến