Bao quy đầu của trẻ bị đỏ: Nguyên nhân và cách chữa trị

Ngày đăng: 12-12-2022 Tham vấn: Nguyễn Phương Hồng Đăng bởi: Nguyễn Phương Hồng

Bao quy đầu của trẻ bị đỏ là tình trạng thường gặp khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về bao quy đầu nguy hiểm, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng sức khỏe của bé. Trong bài viết dưới đây, Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Phương Hồng – chuyên khoa Nam học, tiết niệu sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về hiện tượng bao quy đầu của trẻ bị đỏ: Nguyên nhân và cách chữa trị.

Mục lục
  • 1. Tìm hiểu về đặc điểm bao quy đầu của trẻ
  • 2. Nguyên nhân bao quy đầu của trẻ bị đỏ.
  • 3. Cách chữa trị bao quy đầu của trẻ bị đỏ 

Tìm hiểu về đặc điểm bao quy đầu của trẻ

Bao quy đầu là bộ phận nằm trong cấu trúc ngoài cơ quan sinh dục của nam giới. Thực chất đây là một lớp da mỏng ôm trọn quy đầu có nhiệm vụ bảo vệ dương vật tránh khỏi những tác nhân gây bệnh. Từ khi chào đời các bé nam đã có bao quy đầu với cấu tạo 2 lớp là lớp da bên ngoài và lớp niêm mạc bên trong. Bao quy đầu và phần đầu dương vật dính với nhau trong những năm đầu đời của trẻ.

bao quy đầu của trẻ

Bao quy đầu và phần đầu dương vật sẽ dính với nhau trong những năm đầu đời của trẻ

Khi trẻ phát triển lớn dần lên đến độ tuổi nhất định thì lớp bao da này sẽ tự động tách rời đầu dương vật để lộ ra quy đầu. Đây là hiện tượng bong tế bào ở bề mặt mỗi lớp hay còn gọi là lột bao quy đầu tự nhiên. Thông thường, quá trình tách rời này sẽ mất khoảng 5-10 năm. Nam giới đến tuổi dậy thì từ 16-18 tuổi đã số sẽ tự lột bao quy đầu do tác động của hormone nội tiết, sự phát triển của cơ thể và sự thay đổi kích thước của “cậu nhỏ”.

Tuy nhiên, một số trường hợp nam giới đến tuổi trưởng thành nhưng bao quy đầu vẫn phủ toàn bộ dương vật. Tình trạng này được gọi là hẹp bao quy đầu hoặc dài bao quy đầu. Đối với trẻ em, nếu bao quy đầu quá dài cũng có thể dẫn đến hẹp bao quy đầu, đây là nguyên nhân chính gây viêm nhiễm khiến bao quy đầu của trẻ bị đỏ.

Nguyên nhân bao quy đầu của trẻ bị đỏ.

Bác sĩ Nguyễn Phương Hồng cho biết, bao quy đầu của trẻ bị đỏ là một biểu hiện phổ biến có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu triệu chứng này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn thì không cần quá lo lắng vì đây không bảo biểu hiện của các bệnh lý nghiêm trọng, có thể là do bị dị ứng, côn trùng đốt hoặc tổn thương tạm thời khi trẻ gãi, chạm vào vùng kín. Tuy nhiên, nếu trường hợp bao quy đầu đỏ kéo dài kèm theo những triệu chứng bất thường khác thì phụ huynh cần lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu của những vấn đề về sức khỏe.

2.1. Bao quy đầu của trẻ bị đỏ do viêm bao quy đầu

Viêm bao quy đầu là tình trạng diễn ra phổ biến ở đối tượng trẻ từ 2-6 tuổi. Trẻ sơ sinh bị viêm bao quy đầu có thể ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe. Do khi viêm nhiễm bao quy đầu, vùng kín của bé đau nhức, kèm theo tiểu rắt, điều này ảnh hưởng đến tâm lý khiến bé sợ đi tiểu.

Bao quy đầu của trẻ bị đỏ do viêm bao quy đầu

Viêm bao quy đầu ở trẻ dẫn đến tình trạng tiểu rắt

Ngoài biểu hiện bao quy đầu của trẻ bị đỏ thì viêm bao quy đầu còn có các triệu chứng: da bao quy đầu sưng đỏ, có vết lở loét và nổi những mụn li ti. Nếu nhiễm khuẩn, bên ngoài bao quy đầu xuất hiện mụn nước khiến trẻ đau và khó chịu dẫn đến quấy khóc nhiều, gãi bộ phận sinh dục. Quanh lỗ sáo có một lớp bựa bẩn màu trắng đục, hạt sạn như vôi. Nước tiểu có màu vàng sậm hoặc nâu đồng do lẫn với máu. Lúc này, cần đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để kiểm tra và có hướng điều trị phù hợp.

2.2. Hẹp bao quy đầu

Đây là căn bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của trẻ trong tương lai nếu không được điều trị đúng cách. Thông thường, bao quy đầu có nhiệm vụ bảo vệ dương vật tránh khỏi những tác động bên ngoài, ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập sâu vào cơ quan sinh dục trong và giữ cho lớp da tiếp xúc với dương vật đủ ẩm. Tuy nhiên, khi trẻ bị hẹp bao quy đầu, phần da trên cùng trùm kín lỗ niệu đạo, chỉ để lộ một khe hở rất nhỏ để bé đi tiểu và quy đầu không thể tuột xuống.

hẹp bao quy đầu ở trẻ

Trẻ bị hẹp bao quy đầu có phần da quy đầu dính chặt nên gây đỏ ở đầu dương vật. Tình trạng này gây cản trở trong việc vệ sinh vùng kín cho bé. Một số biểu hiện hẹp bao quy đầu ở trẻ như: gặp khó khăn khi đi tiểu, nước tiểu chảy yếu, đầu dương vật sưng đỏ, nước tiểu bị tắc không thoát được hết ra ngoài, trẻ khó chịu, ngứa dương vật.

2.3. Dài bao quy đầu ở trẻ

Dài bao quy đầu là biểu hiện tự nhiên khi bao quy đầu của trẻ dài hơn so với quy đầu thông thường. Phần da thừa có kích thước hơn 1 -2cm và phủ kín đầu dương vật khiến bao quy đầu không thể tự tụt xuống được. Bác sĩ Nguyên Phượng Hồng chia sẻ, có đến 90% trẻ bị dài bao quy đầu, hiện tượng này tuy không nguy hiểm nhưng cần biết chăm sóc đúng cách để vùng kín đảm bảo luôn sạch sẽ, tránh viêm nhiễm.

Thông thường, khi trẻ bước vào độ tuổi dậy thì tình trạng bao quy đầu dài sẽ được khắc phục. Tuy nhiên, trẻ bị dài bao quy đầu có nguy cơ viêm nhiễm niệu đạo và viêm quy đầu rất cao.

Trường hợp dài bao quy đầu nặng, phần da ở đỉng dương vật che lấp lỗ niệu đạo khiến việc vệ sinh khó khăn, cặn trắng và nước tiểu tích tụ gây viêm nhiễm.

2.4. Nghẹt bao quy đầu 

Bao quy đầu của trẻ bị đỏ và sưng tấy là một trong những dấu hiệu nghẹt bao quy đầu. Tình trạng này xảy ra khi bao quy đầu của trẻ không thể kéo lại về phía trước để che đầu dương vật. Từ đó dẫn đến tình trạng quy đầu sưng và kẹt, gây cản trở lưu lượng máu đến dương vật. Nghẹt bao quy đầu rất nguy hiểm nếu không xử lý kịp thời sẽ gây viêm nhiễm và thiếu máu đến dương vật, hoại tử dương vật.

Nguyên nhân nghẹt bao quy đầu có thể do tổn thương ở khu vực dương vật, cấu tạo dương vật không trả bao quy đầu lại vị trí ban đầu sau khi đi tiểu hoặc vệ sinh dương vật.

Khi bé có biểu hiện bao quy đầu sưng đỏ, đau dưng vật, không thể đi tiểu, đầu dương vật màu đỏ hoặc tái đen, phụ huynh cần đưa bé đến các trung tâm y tế uy tín để điều trị kịp thời.

2.5. Bao quy đầu của trẻ bị đỏ do viêm niệu đạo

Viêm niệu đạo là tình trạng viêm đường dẫn nước tiểu ở trẻ. Triệu chứng này có thể xảy ra ở cả nam và nữ, nguyên nhân chủ yếu là do các chủng khuẩn gây ra, gồm khuẩn E.Coli, nấm, ký sinh trùng,… hoặc do bé bị nhiễm trùng được tiểu, hẹp bao quy đầu khiến nước tiểu ứ đọng, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.

Bao quy đầu của trẻ bị đỏ do viêm niệu đạo

Bao quy đầu của trẻ bị đỏ do viêm niệu đạo

Trẻ bị viêm niệu đạo, bao quy đầu sẽ đỏ và cảm giác đau rát khi đi tiểu, tiểu buốt, màu sắc nước tiểu đục, lẫn với máu, sốt nhẹ hoặc sưng tấy lỗ niệu đạo. Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Cách chữa trị bao quy đầu của trẻ bị đỏ 

Phụ huynh khi thấy bao quy đầu của trẻ bị đỏ cần đến bệnh viện thăm khám để tìm ra nguyên nhân chính xác. Thông qua thăm khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ tìm dấu hiệu sưng đỏ xung quanh trục gần đầu dương vật hoặc lấy mẫu mô làm xét nghiệm. Đối với mỗi trường hợp sẽ có phương pháp điều trị khác nhau, có thể điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp tiểu phẫu nếu cần thiết.

  • Trường hợp viêm nhiễm, cần tìm hiểu chủng vi khuẩn hoặc nấm gây bệnh để cho bé dùng thuốc điều trị phù hợp.
  • Đối với trẻ bị hẹp/dài bao quy đầu thì các bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc bôi và điều trị viêm nhiễm trước. Sau đó tùy theo mức độ mà có thể thực hiện lột bao quy đầu hoặc cắt bao quy đầu cho bé.

Việc điều trị cần thực hiện càng sớm càng tốt để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động bài tiết của bé. Cách chữa trị bao quy đầu của trẻ bị đỏ cần được các bác sĩ chuyên khoa trực tiếp chỉ định loại thuốc theo chủng khuẩn trẻ mắc phải để tránh nhờn thuốc, từ đó dẫn đến điều trị không khỏi dứt điểm.

Bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc liên quan đến Bao quy đầu của trẻ bị đỏ: Nguyên nhân và cách chữa trị. Ngoài ra, nếu như còn vấn đề nào khác chưa rõ hãy gọi đến số: 0836.633.399 hoặc nhấp chuột TẠI ĐÂY để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và hỗ trợ chi tiết.

Nguồn tham khảo

Cập nhật lần cuối: 14.12.2022

Bài viết liên quan
Trẻ sơ sinh bị sưng tinh hoàn: Ba mẹ nên làm gì?

Sưng tinh hoàn là một vấn đề khá phổ biến ở trẻ sơ sinh nam. Đây là một tình trạng mà tinh hoàn của bé sưng to hơn bình thường. Mặc dù sưng tinh hoàn thường không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được xử lý đúng cách, nó có thể gây ra […]

Đọc tiếp
Bị tróc da, vẩy nến bao quy đầu xử lý thế nào?

Dương vật bị bong tróc da, vẩy nến có thể khiến nam giới tự ti và rất nhạy cảm khi tìm kiếm thông tin cũng như đi thăm khám vì vậy có thể khiến tính trạng bệnh diễn biến nghiêm trọng và dẫn đến những hệ quả không mong muốn. Bị tróc da, vẩy nến […]

Đọc tiếp
Dương vật bị ngứa và lột da là bệnh gì?

Dương vật bị ngứa và lột da là những hiện tượng bất thường. Đây có thể là những dấu hiệu bất thường liên quan đến bệnh da liễu hoặc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Bởi vậy mà khi dương vật bị ngứa và lột da, rất nhiều nam giới lo lắng băn […]

Đọc tiếp
Lưu ý điều trị khi dương vật nổi mụn có mủ

Dương vật nổi mụn và có mủ là tình trạng bất thường và nguy hiểm. Tình trạng xuất hiện những nốt mụn mủ này có thể xuất phát tư nguyên nhân sinh lý những phần lớn là xuất phát, hệ quả của những bệnh lý nam khoa. Khi thăm khám và điều trị cần chú […]

Đọc tiếp
Bao nhiêu tuổi nên lột bao quy đầu?

Bao nhiêu tuổi nên lột bao quy đầu? Lột bao quy đầu trở thành phương pháp hiệu quả giúp khắc phục bao quy đầu bó chặt, chít hẹp. Tuy nhiên, theo khuyến cáo từ chuyên gia y tế, cần lựa chọn thời điểm lột bao quy đầu đúng chuẩn để đạt được những lợi ích […]

Đọc tiếp
Bác sĩ : Nguyễn Phương Hồng Chuyên khoa Nam học - Thận, tiết niệu
Chức vụ bằng cấp
  • Tiến sĩ – Bác sỹ Cao cấp – Thầy thuốc ưu tú chuyên khoa Nam học – Tiết niệu.
  • Nguyên là giám đốc Trung tâm nam học và phó khoa Tiết niệu Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
  • Phó Chủ tịch Hội Y học giới tính Việt Nam.
  • Ủy viên thường vụ Hội Tiết niệu-Thận học Việt Nam.
  • Phó chủ tịch Hội Tiết niệu- Thận học miền Bắc.
Sở trường chuyên môn
  • Bác sỹ Nguyễn Phương Hồng là bác sỹ chuyên khoa nam học có nhiều kinh nghiệm điều trị các bệnh viêm nhiễm cơ quan sinh dục của nam giới (viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, viêm mào tinh – tinh hoàn, viêm túi tinh, …), các bệnh rối loạn chức năng tình dục (rối loạn cương dương, rối loạn xuất tinh, …), các rối loạn phát triển cơ thể (hẹp bao quy đầu, xơ ngắn phanh bao quy đầu, cong vẹo dương vật, …), các bệnh về lão hóa (mãn dục, u tuyến tiền liệt, …), hiếm muộn và vô sinh(suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng tìm thấy nguyên nhân: giãn tĩnh mạch tinh, các tổn thương của tinh hoàn, …; suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng không tìm thấy nguyên nhân và không có tinh trùng trong tinh dịch).
  • Bác sỹ Nguyễn Phương Hồng còn có nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh của hệ tiết niệu (các bệnh về sỏi: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi kẹt niệu đạo; các bệnh lý về khối u: ung thư thận, ung thư niệu quản, ung thư bàng quang, ung thư niệu đạo, ung thư dương vật, ung thư tinh hoàn; các dị dạng: hẹp khúc nối bể thận-niệu quản, niệu quản phình to, niệu quản đổ lạc chỗ, …; viêm cơ quan tiết niệu: viêm bể thận-thận, viêm bàng quang, …), các bệnh lý cấp cứu về sinh dục-tiết niệu (xoắn tinh hoàn, cương đau dương vật kéo dài, vỡ vật hang, chấn thương tinh hoàn, …, chấn thương thận, vỡ bàng quang, đứt niệu đạo, …).
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Đăng ký khám trực tuyến