Bà bầu có ăn được quả rau ngót không?
Bên cạnh lá rau ngót thì quả rau ngót cũng được dùng để nấu các món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai, khi cơ thể đang rất nhạy cảm thì việc ăn các món ăn từ quả rau ngót có phải là sự lựa chọn đúng đắn. Vậy bà bầu có ăn được quả rau ngót không? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có lời giải đáp về vấn đề này!
- 1. TÌM HIỂU VỀ CÂY RAU NGÓT
- 2. ĂN RAU NGÓT CÓ TÁC DỤNG GÌ CHO SỨC KHỎE ?
- 3. BÀ BẦU CÓ ĂN ĐƯỢC QUẢ RAU NGÓT KHÔNG ?
- 4. MỘT SỐ LOẠI RAU GIÀU DINH DƯỠNG CÓ THỂ SỬ DỤNG CHO PHỤ NỮ MANG THAI THAY THẾ CHO RAU NGÓT
TÌM HIỂU VỀ CÂY RAU NGÓT
Rau ngót là một loại rau mọc dại ở vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam, rau ngót thường được sử dụng để nấu các bữa ăn hàng ngày với hương vị thơm ngọt, thanh mát và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Lá rau ngót có màu xanh đậm, hình bầu dục, mỏng, láng và không thấm nước. Hoa rau ngót thường có màu đỏ sậm, mọc đơn lẻ trải dài theo các lá. Quả rau ngót có màu trắng, hình cầu, chứa các hạt hình tam giác bên trong.
Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của cây rau ngót
Rau ngót là loại thực phẩm lành, an toàn và giàu chất dinh dưỡng. Trong rau ngót có chứa protid, chất xơ, vitamin B1, B6, C, magie, mangan, kali, phot – pho, sắt, đồng, kẽm,…
Đặc biệt, rau ngót có hàm lượng vitamin C cao hơn hẳn so với các loại trái cây như: Bưởi, cam, quýt,…Đây là một dưỡng chất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương và chống lão hóa.
ĂN RAU NGÓT CÓ TÁC DỤNG GÌ CHO SỨC KHỎE ?
Với thành phần dinh dưỡng dồi dào và đa dạng, việc ăn lá, quả rau ngót có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Nâng cao hệ miễn dịch và giảm viêm nhiễm
Rau ngót có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào. Loại vitamin này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng miễn dịch của cơ thể. Từ đó, chống lại tác nhân gây hại và ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm. Ngoài ra, theo nghiên cứu, chiết xuất etanolic từ rau ngót cũng có tác dụng chống viêm mạnh mẽ.
- Cải thiện khả năng sinh lý của nam giới
Một số nghiên cứu đã cho thấy: Hợp chất phytochemical có trong rau ngót đã được chứng minh có khả năng làm tăng ham muốn tình dục và ngăn ngừa các rối loạn chức năng tình dục. Ngoài ra, thành phần sterol trong rau ngót còn có tác dụng như một loại hormone tình dục, giúp cải thiện số lượng và chất lượng tinh trùng ở nam giới.
Cải thiện khả năng sinh lý nam giới
- Hỗ trợ kiểm soát huyết áp
Hoạt chất papaverin có trong rau ngót có tác dụng hỗ trợ giãn mạch máu, chống co thắt cơ trơn. Do đó, việc bổ sung thêm rau ngót vào chế độ ăn hàng ngày có thể giúp ổn định huyết áp, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị tình trạng cao huyết áp.
Ngoài ra, các món ăn từ rau ngót cũng rất tốt đối với những bệnh nhân đang gặp các vấn đề về tắc mạch, nghẽn mạch hoặc bị xơ vữa động mạch.
- Tăng sản xuất sữa mẹ
Hợp chất phytochemical có trong rau ngót có thể giúp kích thích sản xuất các hormone steroid, trong đó có hormone estrogen. Từ đó, làm tăng lượng sữa của các mẹ trong thời kỳ cho con bú.
Ăn rau ngót giúp tăng sản xuất sữa mẹ
- Làm đẹp da
Trong rau ngót có chứa nhiều vitamin C, giúp hỗ trợ quá trình tổng hợp collagen – một dạng protein giúp làm tăng sự đàn hồi da, chống lão hóa da và nhanh lành sẹo.
BÀ BẦU CÓ ĂN ĐƯỢC QUẢ RAU NGÓT KHÔNG ?
Theo các bác sĩ chuyên khoa: Bên cạnh chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ thì các mẹ bầu cần chú ý xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đa dạng, bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất bao gồm: Chất tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Do đó, hầu hết phụ nữ mang thai đều rất quan tâm đến chế độ ăn cũng như việc lựa chọn các thực phẩm cho mỗi bữa ăn hàng ngày. Vậy bà bầu có ăn được quả rau ngót hay không?
Bà bầu không nên ăn quả rau ngót
Cây rau ngót được biết đến là một loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo: Phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, tuyệt đối không được ăn bất kỳ bộ phận nào của cây rau ngót, bao gồm cả lá, hoa và quả. Bởi trong cây rau ngót có chứa hàm lượng papaverin khá cao, có thể kích thích cơ trơn tử cung co thắt. Từ đó, làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non.
Ngoài ra, hợp chất glucocorticoid trong lá rau ngót còn có thể gây cản trở quá trình hấp thụ canxi, photpho từ những loại thực phẩm khác vào cơ thể. Từ đó, khiến mẹ bầu bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Do đó, phụ nữ có thai nên tránh ăn các món ăn từ lá, quả rau ngót để ngăn ngừa những hậu quả đáng tiếc.
MỘT SỐ LOẠI RAU GIÀU DINH DƯỠNG CÓ THỂ SỬ DỤNG CHO PHỤ NỮ MANG THAI THAY THẾ CHO RAU NGÓT
Trong quá trình mang thai, rau xanh được xem là một thực phẩm quan trọng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Thay vì ăn rau ngót, các mẹ bầu nên bổ sung những loại rau lành mạnh, tốt cho thai kỳ như:
- Cải bó xôi
Trong các loại rau xanh, cải bó xôi được xem là thực phẩm “ vàng” đối với phụ nữ mang thai. Trong rau cải bó xôi có chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất, rất tốt cho sức khoẻ của mẹ và thai nhi như: Vitamin A, B, C, D, E, K, canxi, magie, sắt, mangan,… Các dưỡng chất này sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường thị lực, đồng thời kiểm soát cân nặng, làm giảm nguy cơ bị tăng cân quá mức trong thai kỳ. Ngoài ra, nó còn thúc đẩy sự phát triển của hệ xương và não bộ của thai nhi.
- Bông cải xanh
Bông cải xanh có hàm lượng dinh dưỡng phong phú, chứa nhiều axit folic, magie, photpho, vitamin K, vitamin A,… Những dưỡng chất này có tác dụng giúp ngăn ngừa các vấn đề trong thai kỳ như: Táo bón, loãng xương, thiếu máu, chuột rút,…
- Cà chua
Cà chua là loại rau ăn quả rất giàu vitamin A, C. Phụ nữ mang thai nên thường xuyên bổ sung cà chua vào chế độ ăn hàng ngày để tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa các bệnh lý viêm nhiễm. Ngoài ra, vitamin C còn giúp hỗ trợ quá trình hình thành da, xương, răng và nướu của thai nhi. Các mẹ có thể sử dụng cà chua để chế biến các món ăn hàng ngày như: Cá sốt cà chua, canh cà chua trứng, cà chua xíu mại… hoặc ép lấy nước uống.
- Ớt chuông
Ớt chuông có chứa hàm lượng vitamin C cao gấp ba lần so với cam, quýt. Vitamin C là một chất dẫn xuất, giúp cơ thể mẹ bầu hấp thụ chất sắt tốt hơn, từ đó ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt trong suốt thai kỳ. Các món ăn làm từ ớt chuông như: Ớt chuông xào thịt bò, ớt chuông nhồi thịt, ớt chuông xào tôm,… rất tốt cho phụ nữ mang thai.
- Cà rốt
Cà rốt là một loại rau ăn củ giàu vitamin A, B, C, K, … rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai. Cà rốt giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện thị lực và làn da. Đặc biệt, hàm lượng chất xơ dồi dào có trong cà rốt có thể giúp kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa tình trạng táo bón khi mang thai.
Các mẹ nên nấu chín cà rốt để cơ thể có thể hấp thu tối đa lượng beta-carotene trong loại rau củ này thay vì ăn sống hay uống nước ép.
- Atiso
Atiso có chứa nhiều axit folic, giúp ngăn ngừa nguy cơ bị dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Đặc biệt, các món ăn từ atiso sẽ cung cấp choline cho cơ thể mẹ bầu, giúp thúc đẩy quá trình phát triển hệ thần kinh và não bộ ở thai nhi.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho băn khoăn: Bà bầu có ăn được quả rau ngót không? Hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc gọi đến số 02438.255.599 – 0836.633.399 để được tư vấn và giải đáp sớm nhất.
Cập nhật lần cuối: 18.05.2023
Mifepristone 200mg là một phương pháp phá thai an toàn bằng thuốc (phá thai nội khoa) được lựa chọn bởi nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đầy đủ thông tin về công dụng và tác dụng phụ của loại thuốc này. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu những […]
Đọc tiếpMifepristone 200mg là một loại thuốc chuyên khoa được sử dụng với mục đích chấm dứt sự phát triển của thai kỳ và kích thích tử cung co thắt để đẩy phôi thai đã dừng phát triển ra khỏi cơ thể. Mifepristone 200mg thực chất là thuốc như thế nào, tác dụng ra sao, những […]
Đọc tiếpTiểu đêm là một tình trạng phổ biến nhiều người gặp phải hiện nay. Tình trạng này có thể do các bệnh lý đòi hỏi phải có sự can thiệp y khoa, nhưng cũng có thể chỉ do sinh lý hoặc thói quen sinh hoạt. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể […]
Đọc tiếpTiểu đêm ở phụ nữ là một trong những chứng bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng giấc ngủ và sức khỏe. Bệnh tiểu đêm ở phụ nữ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị như thế nào? Bệnh tiểu đêm ở phụ nữ: Nguyên nhân, dấu hiệu […]
Đọc tiếpHột le nằm ở “cửa ngõ” ra vào của vùng kín, tập trung nhiều dây thần kinh khoái cảm và giúp tăng hưng phấn khi quan hệ tình dục. Chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể gây tổn thương, viêm nhiễm hột le. Đặc biệt, nhiều chị em không biết đi tiểu bị […]
Đọc tiếp- Tốt nghiệp đại học Y Hà Nội
- Công tác tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La, từng giữ chức trưởng khoa của bệnh viện.
- Công tác tại Trung tâm y tế quận Hoàn Kiếm, phòng khám Sản phụ khoa – Nam khoa chất lượng cao 36 Ngô Quyền – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
- Năm 2016 bác sĩ có đề tài nghiên cứu khoa học trong Hội nghị sản phụ khoa Việt Pháp toàn quốc.
- Bác sĩ đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa
- Khám chữa bệnh về viêm nhiễm phụ khoa như: viêm âm đạo – âm hộ, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng.
- Tư vấn và điều trị rối loạn kinh nguyệt, tiền mãn kinh…
- Tư vấn và điều trị các bệnh lý như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng.
- Thủ thuật về kế hoạch hoá gia đình (đình chỉ thai nghén an toàn dưới 12 tuần tuổi).
- Tư vấn và điều trị các bệnh xã hội như: sùi mào gà, lậu, giang mai, mụn rộp sinh dục…