Đi tiểu bị đau hột le là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Hột le nằm ở “cửa ngõ” ra vào của vùng kín, tập trung nhiều dây thần kinh khoái cảm và giúp tăng hưng phấn khi quan hệ tình dục. Chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể gây tổn thương, viêm nhiễm hột le. Đặc biệt, nhiều chị em không biết đi tiểu bị đau hột le là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Để giải đáp chi tiết thắc mắc này hãy cùng theo dõi bài viết sau đây.
- 1. Tìm hiểu hột le là gì?
- 2. Đi tiểu bị đau hột le là bệnh gì?
- 3. Đi tiểu bị đau hột le nguy hiểm không?
- 4. Khi nào đi tiểu bị đau hột le cần đi khám?
Tìm hiểu hột le là gì?
Hột le hay còn được gọi là âm vật là một phần của hệ thống sinh sản nữ. Khe âm vật là một mô cứng dài khoảng 1.5cm, nó nằm ở giữa và trên cùng của âm hộ. Đầu hột le được bao bọc bởi nơi nối giữa hai môi nhỏ và đè lên niệu đạo và không dùng nó để đi tiểu.
Hột le là gì?
Đây là cơ quan nhạy cảm nhất trên cơ thể phụ nữ, chứa nhiều dây thần kinh chịu trách nhiệm sản xuất khoái cảm tình dục. So với kết cấu tổng thể cơ quan sinh dục của phụ nữ thì cấu tạo của hột le khá độc đáo vì nó đảm nhiệm chức năng cảm nhận kích thích và chuyển đổi kích thích nhằm tạo ra cảm giác hứng thú cho phụ nữ khi quan hệ tình dục.
Vì vậy, khi có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường ở hột le đều ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt vợ chồng và sức khỏe của phái đẹp mà chị em không nên chủ quan.
Đi tiểu bị đau hột le là bệnh gì?
Chức năng chính của hột le là kích thích khoái cảm tình dục nên thường xuyên có sự ma sát khi quan hệ tình dục. Vì vậy, chị em rất dễ bị kích thích tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh ở vùng kín. Dưới đây là những nguyên nhân đi tiểu đau hột le thường gặp:
1. Tích tụ nhiều bựa sinh dục
Mặc dù luôn được hai môi bé che chắn và bảo vệ trước các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Nhưng đôi khi, do kết cấu “mũ trùm” của nữ giới quá chật khiến nước tiểu dễ dàng bị động lại, dịch nhầy tiết ra không thoát được hết ra ngoài nên rất khó để vệ sinh sạch sẽ.
Những cặn bẩn tích tụ lâu ngày trở thành bựa sinh dục, có mùi hôi, dễ gây viêm nhiễm và đau dương vật khi đi tiểu hoặc khi quan hệ tình dục.
2. Nhiễm nấm Candida
Đây là tình trạng thường gặp ở nữ giới do quan hệ tình dục không an toàn, vệ sinh vùng kín không đúng cách, mặc quần lót ẩm ướt,… tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm sinh sôi, phát triển nhanh chóng gây ngứa ngáy, đau vùng kín và đi tiểu bị đau hột le.
Nấm Candida sinh dục là nguyên nhân gây đau hột le khi đi tiểu
Thông thường, người nhiễm nấm Candida ngoài dấu hiệu đi tiểu bị đau hột le sẽ kèm theo các triệu chứng như khí hư ra nhiều có mùi hôi khó chịu, khí hư màu vàng nhạt hoặc trắng đục dạng như váng sữa, ngứa vùng kín và lỗ tiểu. hột le nhiều vào ban đêm.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể xuất hiện cảm giác tiểu buốt, tiểu rắt, đi tiểu nhiều lần, đau buốt dọc niệu đạo. Trong nước tiểu có kết tủa dạng bột màu trắng.
3. Đi tiểu bị đau hột le do viêm và kích ứng
Viêm nhiễm ở vùng kín có thể là nguyên nhân gây đau hột le khi đi tiểu. Thói quen vệ sinh sai cách, thụt rửa âm đạo sâu khiến vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập gây viêm nhiễm và kích ứng ở bộ phận sinh dục, đường tiểu tiện. Phụ nữ sẽ thấy xuất hiện tình trạng đau hột le kèm theo sưng khi đi tiểu hoặc khi quan hệ.
Các nhiễm trùng vùng kín thường gặp như: viêm bàng quang kẽ, viêm âm đạo, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến cổ tử cung,… Các triệu chứng viêm nhiễm tương đối giống nhau, rất dễ nhầm lẫn cần thăm khám để có kết luận chính xác.
4. Bệnh xã hội
Các bệnh xã hội lây qua đường tình dục cũng là nguyên nhân gây triệu chứng đau hột le khi đi tiểu. Một số bệnh thường gặp như: sùi mào gà, bệnh lậu, giang mai, mụn rộp sinh dục, chlamydia,…
Hình ảnh bị sùi mào gà ở nữ
Khi mắc bệnh xã hội, người mệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng đi kèm như: nổi mụn vùng kín, dịch âm đạo ra nhiều và có mùi hôi, xuất hiện mụn nước/ mụn thịt, tiểu buốt, tiểu rắt, đi tiểu bị đau hột le,… nước tiểu tiếp xúc với những tổn thương hở gây đau rát, ngứa ngáy khó chịu. Đây là mức độ cảnh báo nguy hiểm, bệnh lây lan nhanh chóng và ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, khi có các dấu hiệu trên, chị em nên đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
5. Nguyên nhân khác
Bên cạnh đó là một số yếu tố nguy cơ khác khiến chị em bị các triệu chứng viêm nhiễm, đau mồng đốc khi đi tiểu như là:
- Có sỏi tiết niệu, khối u tiết niệu, tiểu đường, suy thận cũng ảnh hưởng khá nhiều.
- Các hoạt động như cưỡi ngựa, đạp xe
- Dị ứng với các sản phẩm vùng kín (dung dịch vệ sinh phụ nữ, giấy vệ sinh, bao cao su, gel bôi trơn…)
- Tác dụng phụ một số loại thuốc hoặc phương pháp tác động đến vùng kín
- Giao hợp khi tâm trạng căng thẳng khiến cho vùng kín khô, không bôi trơn.
- Tổn thương vật lý do va chạm mạnh hoặc quan hệ mạnh bạo, sai tư thế
Đi tiểu bị đau hột le nguy hiểm không?
Hầu hết các nguyên nhân đi tiểu bị đau hột le bắt nguồn từ các bệnh lý, cần can thiệp y tế và điều trị kịp thời. Bởi nếu không phát hiện sớm có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe:
- Đau hột le khi đi tiểu, tiểu khó và các triệu chứng kèm theo ảnh hưởng tới sinh hoạt, hoạt động hàng ngày. khiến người bệnh mệt mỏi, chán nản, mất ngủ,…
- Nhịn tiểu nhiều sẽ ảnh hưởng đến chức năng bàng quang, chậm chỉ có thể gây suy thận.
- Nếu hột le bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng đến dây thần kinh thụ cảm, làm giảm ham muốn tình dục, ngại gần gũi bạn tình. Từ đó, có thể gây rạn nứt tình cảm vợ chồng.
- Các viêm nhiễm, tổn thương ở vùng kín gây đau hột le kéo dài không được điều trị sẽ gây suy giảm khả năng thụ thai, thậm chí vô sinh, hiếm muộn.
Khi nào đi tiểu bị đau hột le cần đi khám?
Các bác sĩ chuyên điều trị trong lĩnh vực bệnh phụ khoa cho biết, cách chữa đau hột le khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng sức khỏe của từng người. Vì vậy, ngay khi có dấu hiệu bất thường đặc biệt là đi tiểu bị đau hột le hoặc một số dấu hiệu sau đây thì chị em cần chủ động đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời:
- Tiểu đau, tiểu khó bắt đầu đột ngột hoặc kéo dài từ từ.
- Đi tiểu bị đau hột le, xảy ra nhiều lần trong thời gian dài.
- Đau buốt dọc niệu đạo khi đi tiểu.
- Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, tiểu ra mủ hoặc ra máu.
- Khí hư tiết ra nhiều có màu sắc bất thường kèm theo mùi hôi khó chịu.
- Tình trạng ngứa, sưng tấy ở âm đạo ngày càng trầm trọng.
- Vùng kín đau rát, chảy máu sau khi quan hệ.
- Các nốt mụn nước, mụn thịt li ti xung quanh vùng kín.
Khám phụ khoa khi tình trạng trở nặng
Như đã phân tích, hột le đóng vai trò khá quan trọng trong hành trình đạt khoái cảm khi quan hệ tình dục của người phụ nữ. Để luôn thoải mái khi quan hệ và duy trì ham muốn với chuyện “chăn gối”, chị em nên chủ động chăm sóc, vệ sinh bộ phận nhạy cảm một cách cẩn thận và thường xuyên.
Đồng thời, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Hy vọng, với những thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc đi tiểu bị đau hột le là bệnh gì. Bên cạnh đó, nếu như còn bất kỳ vấn đề nào khác chưa rõ hãy gọi đến số: 0836.633.399 hoặc CLICK [TẠI ĐÂY] để được các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ chi tiết.
Cập nhật lần cuối: 17.06.2023
Trong điều trị viêm cổ tử cung thì một trong những phương pháp điều trị phổ biến chính là sử dụng thuốc đặt âm đạo. Vậy đặt thuốc điều trị như thế nào để không khó chịu mà thuốc có thể phát huy được hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là những chia sẻ, hướng […]
Đọc tiếpCổ tử cung là phần cuối của tử cung, nối tiếp âm đạo với tử cung. Khi bộ phận này bị viêm nhiễm, thì sẽ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tình dục và khả năng sinh sản của nữ giới. Vậy bệnh viêm cổ tử cung ở nữ có chữa được […]
Đọc tiếpTiểu ra máu ở nữ sau khi quan hệ là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Tiểu ra máu sau khi quan hệ là một triệu chứng khá phổ biến ở phụ nữ. Đây thường là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không […]
Đọc tiếpChu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ cũng là một trong những biểu hiện, dấu hiệu để nhận biết những vấn đề bệnh lý phụ khoa hoặc là dấu hiệu nhận biết mang thai sớm. Đôi khi sự chậm kinh sẽ là dấu hiệu hiệu của bệnh lý phụ khoa hoặc những viêm nhiễm, căng […]
Đọc tiếpChậm kinh, quan hệ ra máu hồng có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau ở phụ nữ, bao gồm nhưng không giới hạn chỉ với những vấn đề về sức khỏe sinh sản như viêm âm đạo, nhiễm trùng, u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, nội mạc tử cung […]
Đọc tiếp- Tốt nghiệp đại học y Thái Bình
- Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa 1 tại Đại học Y Hà Nội chuyên ngành Sản phụ khoa
- Trưởng khoa chăm sóc sức khỏe “bà mẹ – kế hoạch hóa gia đình”.
- Trưởng khoa nam học – vị thành niên tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Ninh Bình.
- Chẩn đoán, tư vấn và điều trị các bệnh phụ khoa
- Điều trị vô sinh – hiếm muộn
- Thực hiện kế hoạch hóa gia đình: phá thai an toàn dưới 12 tuần tuổi.
- Điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục: lậu, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục…