Rong kinh ở tuổi 50 có đáng lo ngại?
Bước vào độ tuổi 50, các chị em phụ nữ sẽ phải đối mặt với nhiều thay đổi về tâm sinh lý cũng như nguy cơ bệnh tật. Trong đó, rong kinh là một vấn đề phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi này. Vậy rong kinh ở tuổi 50 có đáng lo ngại? Cách khắc phục tình trạng này ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cụ thể về vấn đề này!
- 1. RONG KINH TIỀN MÃN KINH LÀ GÌ?
- 2. RONG KINH Ở ĐỘ TUỔI 50 NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?
- 3. RONG KINH Ở TUỔI 50 CÓ ĐÁNG LO NGẠI KHÔNG ?
- 4. CÁCH ĐIỀU TRỊ RONG KINH Ở ĐỘ TUỔI TIỀN MÃN KINH
RONG KINH TIỀN MÃN KINH LÀ GÌ?
Tiền mãn kinh là giai đoạn kéo dài khoảng từ 2 – 5 năm trước khi chính thức bắt đầu vào giai đoạn mãn kinh, thường là ở độ tuổi từ 45 – 55. Một trong những dấu hiệu tiền mãn kinh thường gặp ở phụ nữ đó chính là rối loạn kinh nguyệt, rong kinh.
Rong kinh tiền mãn kinh là gì?
Thông thường, thời gian hành kinh sẽ kéo dài trong khoảng từ 3 – 5 ngày với lượng máu kinh mất đi khoảng từ 50 – 80ml/ chu kỳ. Nếu thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày và lượng máu kinh chảy ra nhiều hơn 80ml có nghĩa là các chị em đang bị rong kinh tuổi tiền mãn kinh
Nguyên nhân của tình trạng này là do phụ nữ khi đến tuổi mãn kinh sẽ có ít trứng hơn để trưởng thành trong buồng trứng. Lúc này, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone FSH hơn để duy trì quá trình rụng trứng diễn ra bình thường. Tuy nhiên, loại hormone này sẽ kích thích sản xuất ra nhiều hormone estrogen hơn. Sự gia tăng nồng độ hormone estrogen sẽ làm dày lớp niêm mạc tử cung, từ đó dẫn đến tình trạng kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài.
Một số nghiên cứu cho thấy, trong số phụ nữ từ 42 đến 52 tuổi, thì có đến hơn 90% đã trải qua tình trạng kinh nguyệt kéo dài trên 10 ngày với lượng máu kinh chảy ra rất nhiều.
Theo các bác sĩ khuyến cáo, nếu tình trạng rong kinh tiền mãn kinh kéo dài nhiều ngày đi kèm với các triệu chứng bất thường ở bộ phận sinh dục, thì các chị em cần thăm khám bác sĩ ngay để loại bỏ nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm, ngăn chặn những biến chứng có thể phát sinh. Chưa kể đến, tình trạng rong kinh kéo dài có thể khiến cơ thể bị mất máu nghiêm trọng với các biểu hiện như: Mệt mỏi, da dẻ xanh xao, chóng mặt, đau đầu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
RONG KINH Ở ĐỘ TUỔI 50 NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?
Theo bác sĩ CKI Sản phụ khoa Hà Thị Huệ cho biết: Có 7 nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng rong kinh ở độ tuổi 50 là:
- Yếu tố tuổi tác
Khi bước vào độ tuổi tiền mãn kinh, số lượng trứng trong buồng trứng sẽ giảm đi cùng với sự mất cân bằng hormone sinh dục. Điều này sẽ có thể làm thời gian giữa các chu kỳ kéo dài hơn, dẫn đến hiện tượng rong kinh và lượng máu kinh chảy ra nhiều hơn.
- Chế độ ăn uống không khoa học
Những người có chế độ ăn uống không khoa học, kiêng khem quá mức có thể làm cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất, dẫn đến rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Thay đổi cảm xúc
Phụ nữ khi bước vào tuổi tiền mãn kinh sẽ dễ bị căng thẳng, bốc hỏa, lo âu quá mức dẫn tới stress kéo dài. Những triệu chứng này có thể dẫn đến tình trạng mất kinh đột ngột hoặc rong kinh. Một số trường hợp còn có thể bị đau bụng dưới dữ dội trong thời gian hành kinh.
- U xơ tử cung
Đây là tình trạng các khối u lành tính hình thành ở cơ tử cung. Các khối u xơ nằm ở gần vị trí niêm mạc tử cung sẽ thường có xu hướng chèn ép lớp niêm mạc. Từ đó, dẫn tới hiện tượng rong kinh, rong huyết kéo dài. Ngoài ra, căn bệnh này còn gây ra các biểu hiện bất thường khác như: Đau âm ỉ vùng bụng dưới, lưng dưới, đau khi quan hệ, đi tiểu thường xuyên, táo bón,…
Rong kinh ở độ tuổi 50 nguyên nhân do u xơ tử cung
- Polyp tử cung
Polyp tử cung là tình trạng các tế bào nội mạc tử cung phát triển quá mức, từ đó làm xuất hiện các khối u có kích thước từ vài mm cho đến vài cm. Các khối polyp được nối vào thành tử cung thông qua một chân rộng hoặc một cuống nhỏ. Đôi khi căn bệnh này không gây ra bất kỳ biểu hiện nào rõ rệt. Một số trường hợp thì dẫn tới hiện tượng rong kinh rong huyết kéo dài.
- Viêm nội mạc tử cung
Niêm mạc tử cung là lớp mô bao phủ toàn bộ mặt trong tử cung của nữ giới. Viêm nội mạc tử cung là tình trạng lớp niêm mạc này bị viêm nhiễm do sự xâm nhập và tấn công của các tác nhân gây hại như: Vi khuẩn, nấm, tạp trùng,…
Biểu hiện đặc trưng của căn bệnh này là: Tiết dịch âm đạo bất thường, có màu xanh, vàng, nâu, có mủ, mùi hôi khó chịu, đau bụng dưới, đau xương chậu, tiểu buốt, tiểu rắt, sốt, nhức đầu, chóng mặt,… Khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh có thể thấy xuất hiện các triệu chứng như: Rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, chảy máu tử cung bất thường,…
- Mắc bệnh ung thư
Một số bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng… có thể khiến chị em gặp tình trạng rong kinh hoặc chảy máu âm đạo bất thường ngoài chu kỳ kinh. Do đó, khi gặp tình trạng này, chị em cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.
Cảnh báo bệnh Ung thư tử cung cũng có thể khiến chị em bị rong kinh ở độ tuổi tiền mãn kinh
RONG KINH Ở TUỔI 50 CÓ ĐÁNG LO NGẠI KHÔNG ?
Như đã chia sẻ ở trên, rong kinh là triệu chứng thường gặp ở nữ giới trong thời kỳ tiền mãn kinh, nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, các chị em không nên chủ quan, cần theo dõi triệu chứng và chủ động đi thăm khám để được tư vấn và điều trị kịp thời.
- Tình trạng rong kinh kéo dài có thể khiến chị em gặp phải tình trạng thiếu máu. Biểu hiện của thiếu máu là: Cảm thấy mệt mỏi, da dẻ xanh xao, chóng mặt, hoa mắt, khó thở.
- Rong kinh do rối loạn nội tiết tố có thể khiến chị em dễ mắc các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa, khô rát âm đạo, quan hệ bị đau rát, suy giảm ham muốn tình dục… lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
- Nguy hiểm hơn, tình trạng rong kinh kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm như: U xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung … Các bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.
Khám phụ khoa thường xuyên để được tư vấn và điều trị kịp thời
CÁCH ĐIỀU TRỊ RONG KINH Ở ĐỘ TUỔI TIỀN MÃN KINH
Sau khi thăm khám các triệu chứng lâm sàng và thực hiện những xét nghiệm cần thiết, dựa vào kết quả chẩn đoán mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tình trạng rong kinh tiền mãn kinh bằng thuốc hoặc bằng phẫu thuật phù hợp.
- Đối với trường hợp rong kinh do rối loạn nội tiết tố thì các bác sĩ sẽ có chỉ định một số loại thuốc bổ sung hormone, giúp cân bằng lại nội tiết tố trong cơ thể, ổn định chu kỳ kinh nguyệt và giảm lượng máu chảy.
- Đối với trường hợp rong kinh do mắc bệnh viêm nội mạc tử cung thì các bác sĩ sẽ sử dụng công nghệ ánh sáng sinh học để tiêu viêm đa tầng, giúp âm đạo sạch sẽ, mang lại hiệu quả tiêu viêm đến 50% ngay sau lần làm đầu tiên mà chưa cần sử dụng kháng sinh. Sau đó, căn cứ vào kết quả xét nghiệm để xác định tác nhân gây viêm nhiễm, các bác sĩ sẽ kê toa cho bệnh nhân một số thuốc Tây y chuyên khoa phù hợp để loại bỏ tác nhân gây bệnh và làm giảm nhanh các triệu chứng.
- Trong trường hợp khối u xơ, polyp tử cung phát triển kích thước lớn, gây ra các triệu chứng rong kinh, rong huyết thì các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện can thiệp phẫu thuật để loại bỏ trực tiếp khối u xơ.
Trên đây là các thông tin cụ thể về vấn đề rong kinh ở tuổi 50 có đáng lo ngại? Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc gọi đến số 02438.255.599 – 0836.633.399 để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp thắc mắc và đặt lịch hẹn khám sớm nhất.
Cập nhật lần cuối: 12.05.2023
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ cũng là một trong những biểu hiện, dấu hiệu để nhận biết những vấn đề bệnh lý phụ khoa hoặc là dấu hiệu nhận biết mang thai sớm. Đôi khi sự chậm kinh sẽ là dấu hiệu hiệu của bệnh lý phụ khoa hoặc những viêm nhiễm, căng […]
Đọc tiếpChậm kinh, quan hệ ra máu hồng có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau ở phụ nữ, bao gồm nhưng không giới hạn chỉ với những vấn đề về sức khỏe sinh sản như viêm âm đạo, nhiễm trùng, u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, nội mạc tử cung […]
Đọc tiếpQuan hệ bằng tay có làm chậm kinh không là băn khoăn của rất nhiều người. Đây là một hình thức quan hệ tình dục khá phổ biến và mang lại nhiều khoái cảm cho cả hai giới. Tuy nhiên, chị em không nên coi thường dấu hiệu chậm kinh sau khi quan hệ bằng […]
Đọc tiếpVào những ngày có kinh nguyệt, nhiều chị em phụ nữ thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu bởi những cơn đau bụng kinh âm ỉ. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng công việc cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chị em. Theo đó, nhiều chị em […]
Đọc tiếpRong kinh là một tình trạng thường gặp ở phụ nữ khiến cho họ cảm thấy khó chịu và phiền muộn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc có thể gây tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, nhiều người đã tìm đến các phương pháp trị liệu bằng các loại thảo […]
Đọc tiếp- Tốt nghiệp đại học y Thái Bình
- Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa 1 tại Đại học Y Hà Nội chuyên ngành Sản phụ khoa
- Trưởng khoa chăm sóc sức khỏe “bà mẹ – kế hoạch hóa gia đình”.
- Trưởng khoa nam học – vị thành niên tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Ninh Bình.
- Chẩn đoán, tư vấn và điều trị các bệnh phụ khoa
- Điều trị vô sinh – hiếm muộn
- Thực hiện kế hoạch hóa gia đình: phá thai an toàn dưới 12 tuần tuổi.
- Điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục: lậu, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục…