Ăn rau diếp cá có bị mất sữa không?
Rau diếp cá là một trong những loại rau phổ biến ở Việt Nam, thường được ăn kèm với các món cuốn, món nướng hoặc làm canh. Nhiều bà mẹ đang cho con bú rất thích ăn rau diếp cá nhưng lo lắng về việc ăn loại rau này có thể gây ảnh hưởng tới lượng sữa tiết ra. Vậy ăn rau diếp cá có bị mất sữa không?
- 1. Rau diếp cá là gì và thành phần dinh dưỡng của loại rau này
- 2. Ăn rau diếp cá có bị mất sữa không?
- 3. Những điều cần lưu ý khi người phụ nữ sau sinh ăn rau diếp cá
Rau diếp cá là gì và thành phần dinh dưỡng của loại rau này
Các chuyên gia về dinh dưỡng cho biết rau diếp cá thuộc trong nhóm cây thảo sống lâu năm. Cây trưởng thành có chiều cao trung bình từ 20 đến 40 cm, thân và của cây mọc ngầm phía dưới mặt đất, hoa màu vàng nhạt, lá cây hình tim màu xanh. Lá rau diếp cá khi vò hoặc nhai có mùi hơi tanh như mùi cá.
Tìm hiểu về rau diếp cá
Trước đây ở Việt Nam rau diếp cá mọc hoang dại nhiều ở các tỉnh miền núi, trung du và đồng bằng, sau đó rau diếp cá được đưa về trồng để làm nguyên liệu chế biến món ăn và làm vị thuốc.
Nghiên cứu cho thấy, rau diếp cá giàu các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người, đặc biệt có nhiều chất có ý nghĩa giá trị về y học. Rau diếp cá giàu các vitamin A, vitamin B, sắt, protein, canxi, phốt pho cùng các hoạt chất có lợi cho sức khỏe như Reynountrin, Methyl-n-Nonykelton, Isoquercitrin, Canxi sulfat, acid oleic, quercetin, limonene, hyperin, myrcene, rutin,…
- XEM THÊM:
Nhờ đó, ăn rau diếp cá có thể mang đến những lợi ích như:
- Điều trị mụn một cách hiệu quả: Theo các bác sĩ, các hoạt chất có trong rau diếp cá có khả năng kháng viêm nên có thể được sử dụng để điều trị và chăm sóc tình trạng da mụn. Rau diếp cá cũng giúp giảm thiểu tình trạng da thâm đen do mụn.
- Hỗ trợ cải thiện bệnh đái tháo đường: Hợp chất ethanol có trong rau diếp cá và nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ mật thiết giữa loại rau này với bệnh nhân đái tháo đường. Cụ thể, những bệnh nhân trong nghiên cứu khi uống nước rau diếp cá trong vòng 3 tuần liên tục đã giảm đáng kể hàm lượng đường trong máu cũng như giúp kiểm soát tốt hơn đường huyết.
- Hỗ trợ giảm cân: Một nghiên cứu được thực hiện bởi những tình nguyện bị béo phì chỉ ra rằng, uống nước rau diếp cá thường xuyên giúp làm giảm cân nặng, hỗ trợ đốt cháy mỡ thừa hiệu quả hơn những người không uống.
- Cải thiện tình trạng tiểu buốt: Một số thành phần trong rau diếp cá có thể giúp lợi tiểu, làm giảm tình trạng tiểu buốt khó chịu.
- Giải độc cho cơ thể: Rau diếp cá giúp tiêu trừ độc tố, thanh lọc và thải độc ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu.
- Tăng cường sức miễn dịch cơ thể: Rau diếp cá giàu vitamin C giúp tăng cường miễn dịch nhờ kích thích cơ thể sản sinh các tế bào bạch huyết.
Rau diếp cá là bài thuốc tốt
Ăn rau diếp cá có bị mất sữa không?
Trả lời câu hỏi ăn rau diếp cá có bị mất sữa không, các bác sĩ cho biết chị em phụ nữ sau khi sinh ăn rau diếp cá rất tốt nhờ giúp giảm tình trạng táo bón. Việc mẹ ăn rau diếp cá cũng sẽ không làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ sơ sinh khi bú sữa mẹ nhưng nếu như mẹ ăn quá nhiều rau diếp cá thì đúng thật là có thể ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa. Do đó, có một số bà mẹ gặp phải tình trạng bị thiếu sữa hoặc là mất sữa khi ăn quá nhiều rau diếp cá.
Mẹ đẻ ăn rau diếp cá quá nhiều có ảnh hưởng đến tuyến sữa
Trên thực tế, các chị em phụ nữ sau sinh nếu ăn rau diếp cá hợp lý, đúng liều lượng thì sẽ không lo bị mất sữa mà loại rau này còn mang đến những lợi ích cho cả mẹ lẫn em bé. Những lợi ích của việc ăn rau diếp cá đối với phụ nữ sau sinh có thể kể đến là:
- Theo y học cổ truyền, rau diếp cá tính mát, không độc, thường được dùng để điều trị các bệnh về tiêu hóa, trong đó có trĩ. Các bà mẹ sau sinh ăn rau diếp cá có thể giúp cải thiện tình trạng táo bón.
- Ăn rau diếp cá giúp cơ thể người mẹ được thanh lọc, giải độc, làm mát, cải thiện tình trạng mụn nhọt, nóng trong.
- Rau diếp cá chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin A, B, C, canxi, sắt, phốt pho,… rất tốt cho sự phát triển của trẻ sơ sinh khi hấp thu dinh dưỡng thông qua nguồn sữa của mẹ.
- Rau diếp cá có hàm lượng calo thấp, giàu nước cùng các chất xơ nên tạo điều kiện cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, hỗ trợ kiểm soát cân nặng hiệu quả.
- Ăn rau diếp cá giúp phụ nữ sau sinh duy trì một làn da khỏe mạnh.
- Chất Zeaxanthin được tìm thấy trong rau diếp cá rất tốt cho việc cải thiện thị lực, phòng ngừa các bệnh về mắt ở phụ nữ sau sinh.
- Hàm lượng lớn chất lactucarium trong rau diếp cá có tác dụng trong việc tăng cường sức đề kháng, làm giảm tình trạng mệt mỏi, đau đầu, buồn ngủ,… trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.
Rau diếp cá mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ sau sinh
Những điều cần lưu ý khi người phụ nữ sau sinh ăn rau diếp cá
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau diếp cá có thể là nguyên liệu để chế biến rất nhiều món ăn nhưng tốt nhất người phụ nữ sau sinh nên áp dụng theo 2 cách sau, vừa đơn giản lại đảm bảo nhận được những lợi ích tốt nhất về sức khỏe mà loại rau này mang lại:
+ Ăn sống rau diếp cá: Các chị em sau sinh có thể ăn sống rau diếp cá cùng với các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, cần đảm bảo trước khi ăn, rau cần được ngâm nước muối, rửa sạch, vớt ra để ráo. Nên ăn kèm rau diếp cá cùng với các loại rau khác để gia tăng khẩu vị.
+ Xay rau diếp cá lấy nước uống hàng ngày: Ngoài ăn sống, các chị em phụ nữ sau sinh có thể xay nhuyễn rau diếp cá để lấy nước uống.
- Để tránh gây ảnh hưởng tới việc tiết sữa, không ăn quá nhiều rau diếp cá. Mỗi ngày không nên ăn quá 100 gram.
- Rau diếp cá không phù hợp khi người mẹ đang bị lạnh bụng.
- Cần đảm bảo rau diếp cá được rửa sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trên đây là chia sẻ của bác sĩ ăn rau diếp cá có bị mất sữa không. Nếu bạn có thắc mắc về sức khỏe cần được bác sĩ tư vấn, hãy để lại thông tin liên hệ ngay [TẠI ĐÂY] hoặc gọi tới HOTLINE 02438.255.599 – 0836.633.399 nhé.
Cập nhật lần cuối: 27.04.2023
Mifepristone 200mg là một phương pháp phá thai an toàn bằng thuốc (phá thai nội khoa) được lựa chọn bởi nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đầy đủ thông tin về công dụng và tác dụng phụ của loại thuốc này. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu những […]
Đọc tiếpMifepristone 200mg là một loại thuốc chuyên khoa được sử dụng với mục đích chấm dứt sự phát triển của thai kỳ và kích thích tử cung co thắt để đẩy phôi thai đã dừng phát triển ra khỏi cơ thể. Mifepristone 200mg thực chất là thuốc như thế nào, tác dụng ra sao, những […]
Đọc tiếpTiểu đêm là một tình trạng phổ biến nhiều người gặp phải hiện nay. Tình trạng này có thể do các bệnh lý đòi hỏi phải có sự can thiệp y khoa, nhưng cũng có thể chỉ do sinh lý hoặc thói quen sinh hoạt. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể […]
Đọc tiếpTiểu đêm ở phụ nữ là một trong những chứng bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng giấc ngủ và sức khỏe. Bệnh tiểu đêm ở phụ nữ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị như thế nào? Bệnh tiểu đêm ở phụ nữ: Nguyên nhân, dấu hiệu […]
Đọc tiếpHột le nằm ở “cửa ngõ” ra vào của vùng kín, tập trung nhiều dây thần kinh khoái cảm và giúp tăng hưng phấn khi quan hệ tình dục. Chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể gây tổn thương, viêm nhiễm hột le. Đặc biệt, nhiều chị em không biết đi tiểu bị […]
Đọc tiếp- Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội khoa Y học cổ truyền
- Từng có thời gian dài công tác tại Bệnh viện E Hà Nội, giữ chức vụ Trưởng khoa Y học cổ truyền cho đến khi về hưu tháng 9-2013 (thời gian giữ chức vụ trưởng khoa khoảng 10 năm).
- Hiện nay đang công tác tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế.
- Nhiều năm công tác trong lĩnh vực sản phụ khoa, nam khoa các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục, bác sĩ đã tích lũy được những kinh nghiệm phong phú trong công tác chẩn đoán, tư vấn và kết hợp điều trị bằng thuốc Đông y trong các bệnh lý: Phụ khoa (viêm nhiễm phụ khoa, bệnh lý cổ tử cung, vòi trứng, buồng trứng, rối loạn kinh nguyệt…); Kế hoạch hóa gia đình (khám, tư vấn tránh thai, đình chỉ thai nghén an toàn; nạo hút thai…); Các bệnh nam khoa (rối loạn chức năng sinh lý ở nam giới; viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn…); Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (sùi mào gà, lậu, herpes sinh dục…).
- Khám bệnh kê đơn thuốc Đông Y.
- Châm cứu cấy chỉ, thuỷ châm huyệt.
- Xoa bóp, bấm huyệt, phục hồi chức năng.