Bị tụ máu bầm không nên ăn gì?

Ngày đăng: 29-12-2022 Tham vấn: Nguyễn Văn Sướng Đăng bởi: Nguyễn Văn Sướng

Những vết bầm tím xuất hiện trên da do bị ngã hay va đập không chỉ khiến các bạn cảm thấy đau nhức mà còn gây mất thẩm mỹ. Lúc này, bên cạnh việc chườm lạnh, chườm ấm, các bạn cũng cần phải xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh với các loại thực phẩm phù hợp để giúp vết bầm nhanh tan. Vậy bị tụ máu bầm không nên ăn gì? Những loại thực phẩm nào tốt cho người đang bị bầm tím? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời cho các băn khoăn này!

Mục lục
  • 1. VẾT BẦM TÍM LÀ GÌ ?
  • 2. NHỮNG CÁCH LÀM TAN VẾT BẦM TÍM ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ TẠI NHÀ
  • 3. NHỮNG THỰC PHẨM HÀNG ĐẦU GIÚP CHỮA LÀNH VẾT BẦM TÍM
  • 4. BỊ TỤ MÁU BẦM KHÔNG NÊN ĂN GÌ?

VẾT BẦM TÍM LÀ GÌ ?

Các vết bầm tím xuất hiện trên da khi một vùng nào đó trên cơ thể bị tác động, va chạm mạnh, làm các mạch máu nhỏ dưới da bị vỡ và rò rỉ máu ra ngoài thành mạch. Tuy nhiên, máu không chảy ra ngoài cơ thể, mà bị kẹt lại dưới da và tạo thành các mảng màu tím, vàng, xanh lá cây. Đây được gọi là vết bầm tím, và nó thường sẽ không tồn tại lâu do cơ thể sẽ tái hấp thu máu sau một khoảng thời gian. Và khi đó các vết bầm tím sẽ tự biến mất.

vết bầm tím là gì

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự xuất hiện các vết bầm trên da, nhưng chủ yếu là do va chạm, va đập. Đôi khi, vết bầm tím cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như: Bệnh tiểu đường, rối loạn đông máu, ban xuất huyết,…

NHỮNG CÁCH LÀM TAN VẾT BẦM TÍM ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ TẠI NHÀ

Để làm tan các vết bầm tím nhanh chóng, các bạn hãy cùng tham khảo những cách dưới đây:

  • Chườm đá lạnh làm tan máu bầm

Đá lạnh có khả năng ức chế hoạt động của các tế bào thần kinh và các tế bào cơ ở vị trí bị bầm tím. Từ đó, giúp làm giảm đau nhức, khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Đồng thời, việc chườm đá lạnh còn giúp các mạch máu, mô chấn thương bị co rút lại. Từ đó, làm giảm bớt tình trạng xuất huyết dưới da và giảm sưng.

Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý không chườm đá trực tiếp trên da mà hãy cho đá lạnh vào một chiếc khăn rồi chườm lên vết bầm tím khoảng 15 phút mỗi giờ. Hoặc các bạn cũng có thể lấy khăn nhúng vào nước lạnh rồi đặt lên vị trí bị bầm tím.

  • Sử dụng nghệ đánh tan vết máu bầm hiệu quả

Nghệ không chỉ được dùng để làm gia vị cho các món ăn mà nó còn có tính chống viêm mạnh, giúp thúc đẩy lưu thông máu, làm tan máu đông tụ, giảm đau và ngăn ngừa tình trạng để lại sẹo. Bên cạnh việc bổ sung nghệ vào bữa ăn hàng ngày thì các bạn có thể giã nát nghệ, rồi pha thêm một chút phèn chua. Các bạn nên dùng hỗn hợp này đắp lên vị trí bị bầm tím để làm tan máu bầm nhanh chóng.

NHỮNG CÁCH LÀM TAN VẾT BẦM TÍM ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ TẠI NHÀ

  • Chườm nước ấm

Các bạn có thể đặt một miếng gạc hoặc miếng vải có nhúng nước ấm lên vị trí bị bầm tím. Nhiệt độ cao sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, từ đó làm tan máu tụ ở vết thương. Các chuyên gia khuyến cáo các bạn chỉ nên bắt đầu chườm nước ấm sau khoảng 24 giờ kể từ khi bị bầm. Việc chườm ấm trong 24 giờ đầu sau khi bị thương sẽ có thể làm tình trạng sưng tấy trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Nha đam

Một số nghiên cứu khoa học đã cho thấy: Nha đam có khả năng chống viêm, giúp vết thương nhanh lành. Phần thịt của lá nha đam có dạng gel, khi thoa lên vết thương có thể giúp làm giảm sưng viêm và làm tan vết bầm nhanh chóng. Các bạn có thể thoa nha đam lên vết bầm vài lần một ngày.

  • Các loại dầu nóng làm tan máu bầm hiệu quả

Đối với các loại sản phẩm có tính nóng như dầu gió, mật gấu, … sẽ có tác dụng giúp kích thích lưu thông máu, làm tan vùng máu tụ, giảm đau, giảm sưng nhanh chóng. Cách này mang lại hiệu quả tốt nhất cho những trường hợp có máu bầm ở tay, chân….

dầu gió làm tan máu bầm

Các bạn hãy sử dụng dầu nóng để xoa bóp vị trí vết bầm, thực hiện đều đặn mỗi ngày để vết bầm sẽ nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ nên sử dụng các sản phẩm dầu nóng sau 24 giờ kể từ khi bị va chạm và sưng tấy. Không nên bôi dầu gió, mật gấu,… quá sớm vì sẽ có thể làm trầm trọng thêm tình trạng sưng, bầm.

  • XEM THÊM:

Bao quy đầu bị thâm tím nên xử trí thế nào?

NHỮNG THỰC PHẨM HÀNG ĐẦU GIÚP CHỮA LÀNH VẾT BẦM TÍM

Bên cạnh những phương pháp điều trị ngoài da, các bạn nên chú ý xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để giúp vết bầm mau chóng tan biến.

Một số loại thực phẩm giúp chữa lành vết bầm mà các bạn có thể tham khảo là:

  • Thực phẩm giàu vitamin K: Vitamin K giúp kích thích cơ thể sản xuất thrombin – đây là một chất gây đông máu. Từ đó, hỗ trợ chữa lành vết thương, làm tan máu bầm nhanh chóng. Loại vitamin này được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm như: Cải xoăn, cải bó xôi, củ cải đường, bắp cải, măng tây, cần tây, cà rốt, dưa leo,…
  • Thịt heo: Thịt heo là một nguồn cung cấp protein chất lượng cao, lành mạnh cho cơ thể, giúp ích cho việc củng cố các mạch máu, đồng thời thúc đẩy quá trình sửa chữa mạch máu sau khi bị chấn thương.
  • Dứa: Trong thơm có chứa enzyme bromelain – một hợp chất giúp giảm sưng viêm hiệu quả. Do đó, trái dưa là một loại thực phẩm có lợi cho những người đang bị bầm hay trầy xước.
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C không chỉ là dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể mà còn có khả năng chống viêm mạnh mẽ. Việc tiêu thụ các thực phẩm giàu vitamin C như: Cam, bưởi, ớt chuông, ổi, kiwi,… có thể giúp cải thiện nhanh những vết bầm tím.
  • Thực phẩm giàu kẽm: Kẽm là một thành phần quan trọng của quá trình chữa lành vết thương. Do đó, việc tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều loại khoáng chất này sẽ giúp thúc đẩy quá trình chữa lành và làm tan vết bầm nhanh chóng. Một số loại thực phẩm giàu kẽm mà các bạn có thể tham khảo là: Thịt heo, các loại đậu, hạt điều, hạt chia, hạt thông, nấm, yến mạch, bơ, chocolate đen,…

BỊ TỤ MÁU BẦM KHÔNG NÊN ĂN GÌ?

Bị tụ máu bầm không nên ăn gì ? Bên cạnh những loại thực phẩm nên ăn khi bị tụ máu bầm thì các bạn cũng cần lưu ý tránh ăn những loại thực phẩm dưới đây để các vết máu bầm nhanh chóng biến mất:

  • Thực phẩm chứa nhiều đường

Đường có thể thúc đẩy phản ứng viêm trong cơ thể và gây cản trở quá trình chữa lành thương. Do đó, khi có vết máu tụ, các bạn cần tránh ăn những thực phẩm chứa nhiều đường như: Bánh, kẹo, nước ngọt có gas,…

bị tụ máu bầm không nên ăn đồ nhiều đường

  • Đồ ăn chiên rán, chứa nhiều chất béo

Chất béo bão hòa có trong các món ăn chiên rán là tác nhân gây ra chứng viêm trên toàn bộ cơ thể, từ đó làm tăng nặng tình trạng sưng, bầm. Do đó, những người có vết bầm trên da nên hạn chế tiêu thụ những món ăn này.

  • Đồ nếp

Đồ nếp có tính nóng. Do đó, chúng sẽ dễ gây ra tình trạng sưng, nhức và mưng mủ vết thương. Do đó, các bạn nên tránh tiêu thụ các món ăn làm từ gạo nếp như xôi, bánh khúc, chè trôi nước,… để bảo vệ vết thương, giúp chúng mau lành và tránh tình trạng để lại sẹo.

không nên ăn đồ nếp khi bị tụ máu

  • Đồ uống chứa cồn

Những người đang có vết bầm tím nên tránh xa các loại đồ uống chứa cồn như: rượu, bia,…. Bởi cồn (ethanol) có thể gây cản trở quá trình hấp thu, chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể, từ đó làm chậm quá trình phục hồi chấn thương.

Trên đây là những giải đáp về băn khoăn: Bị tụ máu bầm không nên ăn gì? Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc gọi đến số 02438.255.599 – 0836.633.399 để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể.

Nguồn tham khảo

Cập nhật lần cuối: 29.12.2022

Bài viết liên quan
Trẻ sơ sinh bị sưng tinh hoàn: Ba mẹ nên làm gì?

Sưng tinh hoàn là một vấn đề khá phổ biến ở trẻ sơ sinh nam. Đây là một tình trạng mà tinh hoàn của bé sưng to hơn bình thường. Mặc dù sưng tinh hoàn thường không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được xử lý đúng cách, nó có thể gây ra […]

Đọc tiếp
Bị vẩy nến ở háng có lây không?

Bị vẩy nến ở háng là tình trạng phổ biến nhiều người gặp phải, gây ra nhiều khó chịu và phiền toái trong cuộc sống, nhất là đời sống tình dục. Tình trạng này nếu không điều trị sớm có thể gây tổn thương da nghiêm trọng và tăng nguy cơ viêm nhiễm. Theo đó, […]

Đọc tiếp
Bị tróc da, vẩy nến bao quy đầu xử lý thế nào?

Dương vật bị bong tróc da, vẩy nến có thể khiến nam giới tự ti và rất nhạy cảm khi tìm kiếm thông tin cũng như đi thăm khám vì vậy có thể khiến tính trạng bệnh diễn biến nghiêm trọng và dẫn đến những hệ quả không mong muốn. Bị tróc da, vẩy nến […]

Đọc tiếp
Bị liệt dương bao lâu thì tự khỏi?

Ngày nay, liệt dương là một tình trạng xảy ra phổ biến ở nam giới và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Liệt dương không chỉ mang lại nhiều phiền phức cho cuộc sống người bệnh mà còn có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Tuy […]

Đọc tiếp
Uống rượu có làm liệt dương không?

Liệt dương là một trong những căn bệnh liên quan đến rối loạn chức năng sinh dục ở nam giới. Liệt dương khiến dương vật không thể cương cứng được hoặc có cương cứng nhưng không đủ cứng để có thể thực hiện quan hệ tình dục. Vậy nguyên nhân gây liệt dương là do […]

Đọc tiếp
Bác sĩ : Nguyễn Văn Sướng Chuyên khoa cấp I Tiết niệu – Nam học
Chức vụ bằng cấp
  • Tốt nghiệp Học viện Quân y năm 1993
  • Tốt nghiệp thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I Ngoại Tiết niệu bệnh viện Quân y.
  • Chủ nhiệm Khoa khám bệnh tại Bệnh viện Quân y 6.
  • Bác sĩ chuyên khoa Ngoại bệnh viện Quân y 354.
  • Chứng chỉ định hướng Ngoại – tiết niệu, Học viện Quân y
  • Chứng chỉ Nam khoa cơ bản, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
  • Chứng chỉ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ.
  • Gần 30 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh tiết niệu, nam khoa tại các bệnh viện của Quân y.
  • Tham dự nhiều hội thảo, hội nghị, khóa đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực Tiết niệu – Nam học cả trong và ngoài nước.
  • Có 4 đề tài nghiên cứu cấp Bộ, hơn 15 đề tài cấp cơ sở.
  • Được nhận nhiều bằng khen, giấy khen, danh hiệu do Sở, ban, ngành, bệnh viện trao tặng…
Sở trường chuyên môn
  • Tư vấn, chẩn đoán và điều trị các bệnh nam khoa, viêm nhiễm đường sinh dục
  • Điều trị các bệnh lý nhiễm trùng hệ tiết niệu, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, sỏi thận, sỏi bàng quang…
  • Điều trị các bệnh lý về tinh hoàn: viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh…
  • Điều trị các bệnh lý suy giảm chức năng sinh lý (xuất tinh sớm, liệt dương…) bằng kỹ thuật mới.
  • Khám, chẩn đoán các vấn đề gây vô sinh, hiếm muộn nam giới: tinh trùng yếu, tinh trùng ít,…
  • Chữa bệnh lây truyền qua đường tình dục bằng kỹ thuật hiện đại với tỷ lệ tái phát thấp.
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Đăng ký khám trực tuyến