Có nên uống thuốc giảm đau paracetamol khi bị đau bụng kinh không?
Nhiều chị em khi bị đau bụng kinh thường có ý định dùng thuốc paracetamol với mong muốn giảm đau, giúp bụng dễ chịu hơn. Nhưng lại không biết có nên uống thuốc giảm đau paracetamol khi bị đau bụng kinh không? Có bị ảnh hưởng gì không? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
- 1. Đau bụng kinh là gì?
- 2. Có nên uống thuốc giảm đau paracetamol khi bị đau bụng kinh không?
- 3. Một số nhóm thuốc thay thế khác để giảm đau khi bị đau bụng kinh
Đau bụng kinh là gì?
Đau bụng kinh (còn được gọi là thống kinh) là triệu chứng phổ biến liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt ở chị em phụ nữ. Tình trạng thường gây ra các cơn đau kiểu co thắt ở vùng bụng dưới, sau đó lan ra sau lưng và xuống phần đùi.
Đau bụng kinh là gì?
Có những lúc tình trạng xảy ra rất dữ dội nhưng thường chỉ là cảm giác khó chịu và hơi nhói ở bụng. Mức độ đau có thể thay đổi theo các đợt hành kinh và tùy từng đối tượng.
Theo các bác sĩ, đau bụng kinh được chia thành 2 dạng là đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.
Đau bụng kinh dạng nguyên phát
Đau bụng kinh ở dạng nguyên phát xảy ra khi tử cung co bóp nhằm mục đích tống hết phần niêm mạc tử cung đã bị hoại tử ra bên ngoài, tạo ra máu kinh.
Trong quá trình co bóp, các mạch máu bị thu nhỏ, dẫn đến máu và oxy bị hạn chế lưu thống đến kích thích cơ thể tiết ra các chất hóa học gây ra cảm giác đau.
Cùng với đó, chất prostaglandin sẽ được tăng bài tiết bên trong cơ thể. Prostaglandin khiến cho tử cung co thắt nhiều hơn, làm tăng cảm giác đau cùng các cơn đau.
Đau bụng kinh ở dạng thứ phát
Các bác sĩ cho biết, đau bụng kinh ở dạng thứ phát thường ít gặp hơn, xảy ra do nguyên nhân bệnh lý. Các bệnh lý phổ biến có thể gây ra tình trạng đau bụng kinh thứ phát ở các chị em phụ nữ là:
- Bệnh lý lạc nội mạc tử cung: Bệnh lạc nội mạc tử cung có thể gây ra đau bụng kinh thứ phát bởi lớp nội mạc tử cung vốn ở bên trong tử cung phát triển lạc chỗ ở các vị trí khác bên ngoài tử cung.
- Bệnh lý u xơ tử cung: Sự xuất hiện của các khối u xơ phát triển bên trong tử cung có thể gây ra tình trạng đau bụng kinh thứ phát.
- Bệnh lý viêm nhiễm vùng chậu: Các cơ quan thuộc vùng chậu hông như tử cung, vòi trứng, buồng trứng,… bị viêm nhiễm có thể dẫn tới đau bụng kinh.
- Ngoài ra, đau bụng kinh thứ phát cũng có thể xảy ra do đặt dụng cụ tránh thai vào bên trong tử cung.
Có nên uống thuốc giảm đau paracetamol khi bị đau bụng kinh không?
Trả lời câu hỏi có nên uống thuốc giảm đau paracetaol khi bị đau bụng kinh không, theo các bác sĩ, paracetamol (acetaminophen) là hoạt chất có tác dụng được dùng để giảm đau, hạ sốt. Paracetamol được biết tới là loại thuốc giảm đau hiệu quả, có thể thay thế cho aspirin nhưng loại thuốc này lại không có tác dụng điều trị viêm như với aspirin.
Thông thường, thuốc paracetamol sẽ được chỉ định để điều trị trong các trường hợp bị đau và bệnh nhân sốt từ nhẹ đến vừa. Các triệu chứng đau có thể áp dụng được với paracetamol như đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau lưng, đau răng,…
Khi sử dụng thuốc paracetamol, thuốc hầu như không tác động đến hệ tim mạch và hệ hô hấp. Thuốc cũng không gây kích ứng, chảy máu dạ dày như một số loại thuốc có cùng tác dụng. Do đó, paracetamol được sử dụng rất phổ biến.
Khi bị đau bụng kinh, cá bác sĩ cho biết các chị em có thể dùng ngay thuốc paracetamol như là một lựa chọn đầu tiên. Bởi vì như đã chia sẻ ở trên, thuốc này khá an toàn, không gây nghiện, có tác dụng làm giảm đau nhanh trong vòng vài giờ sau sử dụng.
Có thể dùng thuốc giảm đau paracetamol khi bị đau bụng kinh
Khi sử dụng paracetamol, các bác sĩ khuyến cáo chị em nên lựa chọn các dạng bào chế dễ uống, chẳng hạn như sử dụng viên sủi bọt hoặc gói thuốc bột pha uống.
Trong trường hợp đau nặng, kéo dài, các chị em có thể dùng dạng kết hợp giảm đau paracetamol và ibuprofen được bán nhiều tại quầy thuốc.
Tuy nhiên, bác sĩ lưu ý chị em không nên lạm dụng paracetamol, sử dụng thuốc với liều dùng cao vì sẽ dễ gây tổn thương cho các tế bào gan.
Một số nhóm thuốc thay thế khác để giảm đau khi bị đau bụng kinh
Ngoài paracetamol, có một số lựa chọn khác mà các chị em có thể tham khảo nhằm làm giảm tình trạng đau bụng kinh gây khó chịu. Các lựa chọn khác bao gồm:
Sử dụng nhóm thuốc kháng viêm không có steroid (viết tắt NSAID)
Đó có thể là các thuốc như aspirin, ibuprofen, diclofenac, indometacin, naproxen, ketoprofen, meloxicam, piroxicam,…
Theo các bác sĩ thì nhóm thuốc này cũng rất hay dùng để giảm đau trong đau bụng kinh ở chị em phụ nữ. Các thuốc thuộc nhóm thuốc kháng viêm không có steroid giảm đau bụng kinh bằng cách có tác dụng ức chế enzyme prostaglandin. Enzyme prostaglandin được biết tới là nguyên nhân khởi phát gây ra các cơn đau bụng khi gần đến hoặc trong kỳ kinh nguyệt.
Hiện nay, các hãng dược đã bào chế những loại thuốc với công thức riêng để giảm đau bụng kinh hiệu quả. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, chẳng hạn như gây kích ứng đường tiêu hóa, loét dạ dày,… Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo không nên lạm dụng, phải dùng có liều lượng, tuân thủ cách dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.
Hiện nay, các nhóm thuốc NSAID ức chế chọn lọc COX-2 cũng hay thường được sử dụng để điều trị đau bụng kinh cho các chị em phụ nữ như celecoxib, etoricoxib, arecoxib,…
Sử dụng nhóm thuốc chống co thắt
Nhóm thuốc chống co thắt có thể được sử dụng để điều trị đau bụng kinh, thường được sử dụng nhất là alverine hay drotaverine cùng với nhiều chất kháng cùng nhóm. Theo các bác sĩ, các thuốc chống co thắt có tác dụng rất tốt, đặc biệt trong những trường hợp đau quặn bụng kèm co thắt như đau bụng kinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn, ví dụ như như khô miệng, rối loạn bài tiết mồ hôi, tim đập nhanh, bí tiểu,…
Một số nhóm thuốc thay thế khác để giảm đau khi bị đau bụng kinh
Các loại thuốc nội tiết
Các loại thuốc nội tiết tố như estrogen, progesterone đôi khi cũng được chọn lựa với mục đích để giảm đau do đau bụng kinh kéo dài,… Tuy nhiên, các loại thuốc nội tiết cần được chỉ định bởi bác sĩ. Các bác sĩ sẽ xem xét kỹ lưỡng và tùy theo đối tượng, độ tuổi để chỉ định thuốc có hiệu quả giảm đau và an toàn nhất.
Các thuốc hỗ trợ khác
Trong một số trường hợp, tình trạng đau bụng kinh ở mức độ đau nhẹ, thoáng qua, không kéo dài, nhất là ở trẻ em gái đang trong tuổi phát triển nên việc dùng thuốc sẽ cần chọn lựa loại an toàn, ít tác dụng phụ nhất. Khi đó, các bác sĩ có thể chỉ định dùng các loại thuốc hỗ trợ, phối hợp cùng vitamin và chất khoáng, chất bổ sung canxi, các vitamin thuốc nhóm B, một số thực phẩm chức năng phù hợp.
Các biện pháp không dùng thuốc để làm giảm tình trạng đau bụng kinh
Các chị em có thể thử áp dụng các cách:
- Áp dụng các biện pháp vật lý, chẳng hạn như sử dụng túi chườm nóng, uống nhiều nước, nghỉ ngơi và thư giãn để làm giảm cảm giác đau khó chịu.
- Các chị em có thể áp dụng phương pháp massage, thiền, yoga theo hướng dẫn để làm giảm và ngăn ngừa cơn đau bụng kinh.
- Chế độ dinh dưỡng cần chú ý ăn các loại thực phẩm có nhiều sắt, bổ sung canxi,…
Trên đây là giải đáp của bác sĩ có nên uống thuốc giảm đau paracetamol khi bị đau bụng kinh không. Nếu các chị em có thắc mắc về sức khỏe phụ khoa cần được tư vấn, hãy gọi HOTLINE: 02438.255.599 – 0836.633.399 hoặc liên hệ [TẠI ĐÂY] nhé.
Cập nhật lần cuối: 28.11.2022
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ cũng là một trong những biểu hiện, dấu hiệu để nhận biết những vấn đề bệnh lý phụ khoa hoặc là dấu hiệu nhận biết mang thai sớm. Đôi khi sự chậm kinh sẽ là dấu hiệu hiệu của bệnh lý phụ khoa hoặc những viêm nhiễm, căng […]
Đọc tiếpChậm kinh, quan hệ ra máu hồng có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau ở phụ nữ, bao gồm nhưng không giới hạn chỉ với những vấn đề về sức khỏe sinh sản như viêm âm đạo, nhiễm trùng, u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, nội mạc tử cung […]
Đọc tiếpQuan hệ bằng tay có làm chậm kinh không là băn khoăn của rất nhiều người. Đây là một hình thức quan hệ tình dục khá phổ biến và mang lại nhiều khoái cảm cho cả hai giới. Tuy nhiên, chị em không nên coi thường dấu hiệu chậm kinh sau khi quan hệ bằng […]
Đọc tiếpVào những ngày có kinh nguyệt, nhiều chị em phụ nữ thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu bởi những cơn đau bụng kinh âm ỉ. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng công việc cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chị em. Theo đó, nhiều chị em […]
Đọc tiếpRong kinh là một tình trạng thường gặp ở phụ nữ khiến cho họ cảm thấy khó chịu và phiền muộn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc có thể gây tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, nhiều người đã tìm đến các phương pháp trị liệu bằng các loại thảo […]
Đọc tiếpBác sĩ Thắng tốt nghiệp bác sĩ Đa khoa ngoại – Sản tại trường Đại học Y Thái Bình, là bác sĩ Trưởng khoa Ngoại tổng hợp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Sau đó, bác sĩ tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I ngoại tại trường Đại học Y Hà Nội. Trải qua quá trình công tác nhiều năm, bác sĩ giữ nhiều chức vụ quan trọng: Là giảng viên tại trường Đại học Y Thái Bình, giảng viên BCH hội Thận – tiết niệu Việt Nam, tham gia nhiều khóa học (nội soi tiết niệu, nội soi ổ bụng…), các đề tài nghiên cứu khoa học… Bác sĩ từng công tác tại các phòng khám lớn của Thủ đô sau khi nghỉ hưu. Hiện tại bác sĩ công tác tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế Hà Nội với chuyên môn: Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn…
- Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn
- Tư vấn và điều trị rối loạn chức năng sinh lý: xuất tinh sớm, liệt dương
- Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam giới: lậu, sùi mào gà, giang mai, chlamydia
- Thực hiện cấp cứu thông thường cho bệnh nhân