Giải đáp chuyên khoa: Uống paracetamol có làm chậm kinh không?
Paracetamol là loại thuốc có công dụng giảm đau, hạ sốt phổ biến, dễ sử dụng và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, có rất nhiều chị em thắc mắc không biết uống paracetamol có làm chậm kinh không? Có gây ra tác dụng phụ gì ảnh hưởng đến sức khỏe hay không? Dưới đây là những giải đáp chi tiết của các chuyên gia về vấn đề này !
- 1. Tìm hiểu về tình trạng chậm kinh ở nữ giới
- 2. Uống Paracetamol có làm chậm kinh không?
- 3. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Paracetamol
- 4. Các loại thuốc khác có thể gây rối loạn kinh nguyệt
Tìm hiểu về tình trạng chậm kinh ở nữ giới
Chậm kinh (trễ kinh) là một biểu hiện kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Thông thường, nếu quá 35 ngày kể từ ngày hành kinh đầu tiên của chu kỳ trước mà bạn vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại thì được coi là chậm kinh. Nếu nữ giới không thấy kinh nguyệt xuất hiện trong 3 chu kỳ liên tiếp được gọi là vô kinh.
Tình trạng chậm kinh là gì?
Có thể nói, kinh nguyệt là yếu tố phản ánh rõ nét tình trạng sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Điều này có nghĩa là, những vấn đề bất thường về kinh nguyệt, trong đó có hiện tượng chậm kinh đều có sự liên quan chặt chẽ đến tình trạng sức khỏe sinh sản hiện tại của các chị em. Theo bác sĩ CKI Sản phụ khoa Hà Thị Huệ cho biết: Tình trạng chậm kinh có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân phổ biến dưới đây:
- Mang thai: Trong trường hợp trứng được thụ tinh đã di chuyển và làm tổ ở bên trong tử cung, thì lúc này lớp niêm mạc sẽ không bong ra nữa mà sẽ tiếp tục được nuôi dưỡng, trở nên dày lên để bảo vệ và hỗ trợ thai nhi phát triển. Chính vì vậy, trong suốt quá trình mang thai, người phụ nữ sẽ không kinh nguyệt xuất hiện. Để biết được chính xác nguyên nhân gây chậm kinh có phải do mang thai hay không, thì các chị em cần phải sử dụng que thử thai hoặc đi thực hiện siêu âm, xét nghiệm máu tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
- Do rối loạn nội tiết: Nếu nội tiết tố nữ cân bằng thì chu kỳ kinh nguyệt cũng sẽ diễn ra đều đặn, ổn định. Khi những bất thường xảy ra khiến cho hoạt động của vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng bị ảnh hưởng. Từ đó, khiến các nội tiết tố bị mất cân bằng, dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.
- Tăng giảm cân đột ngột: Sự thay đổi cân nặng đột ngột sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone estrogen trong cơ thể. Tình trạng dư thừa hoặc thiếu hormone estrogen đều sẽ khiến cho lớp niêm mạc tử cung phát triển không ổn định và dẫn đến hiện tượng chậm kinh.
- Chế độ sinh hoạt không khoa học như làm việc quá sức, thường xuyên rơi trong trạng thái căng thẳng, áp lực, ăn ngủ thất thường sẽ gây rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.
- Do tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc điều trị có thể gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới là: Thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc tránh thai, liệu pháp hormone, thuốc dùng khi hóa trị liệu,…Trong trường hợp này, các bạn nên trao đổi với bác sĩ điều trị về tình trạng chậm kinh của mình để các bác sĩ cân nhắc và thay thế loại thuốc điều trị khác phù hợp hơn, ít gây tác dụng phụ.
- Một số bệnh lý phụ khoa như: U xơ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, u nang buồng trứng, viêm buồng trứng, hội chứng buồng trứng đa nang,… cũng là nguyên nhân khiến các chị em bị chậm kinh.
XEM THÊM:
Tình trạng chậm kinh kéo dài có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng sinh lý và sinh sản của nữ giới. Do đó, khi gặp phải tình trạng này, các chị em nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, xác định nguyên nhân chính xác và có hướng điều trị kịp thời, ngăn chặn những biến chứng phát sinh.
Uống Paracetamol có làm chậm kinh không?
Paracetamol hay còn được gọi là Acetaminophen, là một loại thuốc được điều chế dưới dạng viên nén hoặc viên sủi có tác dụng làm giảm đau và hạ sốt từ mức độ nhẹ đến vừa. Loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị các bệnh: Đau nhức đầu, nhức cơ, nhức răng, đau lưng,… và có thể hạ sốt.
Việc uống thuốc Paracetamol cần phải tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì. Nếu như các bạn sử dụng thuốc Paracetamol quá liều lượng thì sẽ có thể gây ngộ độc gan, thận và các vấn đề tại dạ dày. Đặc biệt, trong thuốc Paracetamol có chứa hoạt chất gây rối loạn nội tiết tố. Do đó, nếu các bạn sử dụng thuốc quá liều lượng thì sẽ có thể làm thay đổi nội tiết tố, gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và dẫn đến hiện tượng chậm kinh.
Uống paracetamol quá liều lượng có thể dẫn đến hiện tượng chậm kinh
Những lưu ý khi sử dụng thuốc Paracetamol
Khi sử dụng thuốc Paracetamol, các chị em cần phải lưu ý những vấn đề dưới đây để nhận được kết quả tốt nhất, đồng thời hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn:
- Sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng thời gian theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc Paracetamol chống chỉ định đối với những người mắc các bệnh về tim mạch, phổi, gan, thận; người say rượu, người bị thiếu máu, người mẫn cảm với các thành phần của thuốc Paracetamol hay những người bị thiếu hụt glucose-6-phosphate dehydrogenase.
- Chống chỉ định sử dụng thuốc Paracetamol để điều trị giảm đau quá 10 ngày đối với người lớn và quá 5 ngày đối với trẻ em, trừ khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Trong trường hợp bệnh nhân bị đau đầu, đau răng, đau khớp,.. mà nhất thiết cần phải sử dụng Paracetamol để giảm đau, thì cần chú ý thuốc Paracetamol chỉ phát huy tác dụng sau khi uống từ 15 – 30 phút và tác dụng chỉ kéo dài tối đa từ 3 – 4 giờ. Vì vậy, mỗi lần uống thuốc cần phải cách nhau ít nhất từ 4 – 6 tiếng.
- Liều lượng dùng cho người lớn sẽ không quá 10mg/ kg và không quá 5 mg/ kg đối với trẻ em trong mỗi lần dùng.
- Không được tự ý cho trẻ dưới 2 tuổi sử dụng thuốc Paracetamol khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nên sử dụng dạng thuốc Paracetamol riêng biệt cho trẻ nhỏ để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất.
- Không nên sử dụng thuốc Paracetamol cùng với các loại đồ uống có chứa cồn như: Rượu bia,… bởi điều này có thể gây hại cho gan.
- Nên sử dụng thuốc Paracetamol cách bữa ăn khoảng từ 30 phút đến 1 giờ và nên uống thuốc cùng với nước ấm để làm tăng khả năng hấp thụ thuốc.
Các loại thuốc khác có thể gây rối loạn kinh nguyệt
Bên cạnh thuốc Paracetamol, còn có một số loại thuốc khác có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới như:
- Thuốc tránh thai: Việc uống thuốc tránh thai có nghĩa là đưa một lượng hormone sinh dục nữ nhất định vào cơ thể để ức chế quá trình rụng trứng, ngăn cản sự thụ thai. Do đó, việc sử dụng loại thuốc này sẽ gây ra tác dụng phụ là rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Từ đó, dẫn tới tình trạng kinh nguyệt đến sớm hoặc muộn, rong kinh, rong huyết,….
- Thuốc chống trầm cảm: Có thể gây mất kinh, chậm kinh hoặc rong kinh.
- Thuốc giảm cân: Sự thay đổi cân nặng đột ngột cũng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone estrogen, từ đó gây rối loạn kinh nguyệt
- Thuốc bổ sung hormone: Việc sử dụng loại thuốc này có thể làm thay đổi nồng độ nội tiết tố, dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt kéo dài và ngực sưng đau.
- Thuốc kháng sinh: Nếu sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian trước chu kỳ kinh thì thuốc sẽ tiết ra hormone gonadotropin tác động trực tiếp lên niêm mạc tử cung, khiến lượng hormone estrogen bị suy giảm dẫn đến tình trạng chậm kinh.
Một số loại thuốc gây rối loạn kinh nguyệt
Hy vọng qua bài viết trên đây các bạn có thể giải đáp được băn khoăn: Uống paracetamol có làm chậm kinh không ? Mọi thắc mắc về vấn đề này, các bạn hãy vui lòng nhấp chuột chọn TẠI ĐÂY hoặc gọi đến số 02438.255.599 – 0836.633.399 để được tư vấn, hỗ trợ và đặt lịch hẹn khám sớm nhất
Cập nhật lần cuối: 26.11.2022
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ cũng là một trong những biểu hiện, dấu hiệu để nhận biết những vấn đề bệnh lý phụ khoa hoặc là dấu hiệu nhận biết mang thai sớm. Đôi khi sự chậm kinh sẽ là dấu hiệu hiệu của bệnh lý phụ khoa hoặc những viêm nhiễm, căng […]
Đọc tiếpChậm kinh, quan hệ ra máu hồng có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau ở phụ nữ, bao gồm nhưng không giới hạn chỉ với những vấn đề về sức khỏe sinh sản như viêm âm đạo, nhiễm trùng, u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, nội mạc tử cung […]
Đọc tiếpQuan hệ bằng tay có làm chậm kinh không là băn khoăn của rất nhiều người. Đây là một hình thức quan hệ tình dục khá phổ biến và mang lại nhiều khoái cảm cho cả hai giới. Tuy nhiên, chị em không nên coi thường dấu hiệu chậm kinh sau khi quan hệ bằng […]
Đọc tiếpVào những ngày có kinh nguyệt, nhiều chị em phụ nữ thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu bởi những cơn đau bụng kinh âm ỉ. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng công việc cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chị em. Theo đó, nhiều chị em […]
Đọc tiếpRong kinh là một tình trạng thường gặp ở phụ nữ khiến cho họ cảm thấy khó chịu và phiền muộn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc có thể gây tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, nhiều người đã tìm đến các phương pháp trị liệu bằng các loại thảo […]
Đọc tiếpBác sĩ Thắng tốt nghiệp bác sĩ Đa khoa ngoại – Sản tại trường Đại học Y Thái Bình, là bác sĩ Trưởng khoa Ngoại tổng hợp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Sau đó, bác sĩ tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I ngoại tại trường Đại học Y Hà Nội. Trải qua quá trình công tác nhiều năm, bác sĩ giữ nhiều chức vụ quan trọng: Là giảng viên tại trường Đại học Y Thái Bình, giảng viên BCH hội Thận – tiết niệu Việt Nam, tham gia nhiều khóa học (nội soi tiết niệu, nội soi ổ bụng…), các đề tài nghiên cứu khoa học… Bác sĩ từng công tác tại các phòng khám lớn của Thủ đô sau khi nghỉ hưu. Hiện tại bác sĩ công tác tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế Hà Nội với chuyên môn: Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn…
- Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn
- Tư vấn và điều trị rối loạn chức năng sinh lý: xuất tinh sớm, liệt dương
- Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam giới: lậu, sùi mào gà, giang mai, chlamydia
- Thực hiện cấp cứu thông thường cho bệnh nhân