Người bị sốt uống nước dừa được không?
Khi bị sốt, các bác sĩ thường khuyên chúng ta nên bổ sung chất lỏng để bù nước cho cơ thể, giúp hạ sốt và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, không phải loại nước nào cũng nên uống khi bị sốt. Vậy người bị sốt uống nước dừa được không?
- 1. Sốt là gì? Các biểu hiện khi bị sốt
- 2. Người bị sốt uống nước dừa được không?
- 3. Bị sốt có thể uống nước gì?
- 4. Khi bị sốt không nên uống nước gì?
- 5. Một số lưu ý khi bị sốt
Sốt là gì? Các biểu hiện khi bị sốt
Theo các bác sĩ, sốt là hiện tượng nhiệt độ cơ thể tăng lên trong thời gian ngắn để có thể chiến đấu với bệnh tật.
Một người trưởng thành, nhiệt độ cơ thể bình thường sẽ dao động từ 97 đến 99 độ F (36,1 đến 37,2 độ C). Bạn sẽ được coi là bị sốt nếu như thân nhiệt tăng cao hơn mức này.
Tình trạng sốt bắt đầu xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra nhiều tế bào bạch cầu hơn để chống lại sự nhiễm trùng.
Đối với trẻ nhỏ, ngay cả chỉ với một cơn sốt nhẹ cũng có thể là dấu hiệu của bệnh cần đáng lưu tâm.
Ở người trưởng thành, tình trạng sốt thường không nghiêm trọng, ít gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu sốt cao, kéo dài thì không thể coi thường.
- Một người trưởng thành được coi là sốt nhẹ nếu nhiệt độ cơ thể tăng lên đến 100,4 độ F (38 độ C).
- Một người trưởng thành được coi là sốt cao nếu thân nhiệt cao hơn hoặc bằng 103 độ F (39,4°C).
Trên thực tế, phần lớn các cơn sốt thường sẽ tự khỏi sau từ 1 đến 3 ngày. Tình trạng sốt dai dẳng có thể kéo dài hoặc tái phát tối đa là 14 ngày.
XEM THÊM:
Khi bị sốt, các triệu chứng mà chúng ta có thể gặp phải bao gồm:
- Ra nhiều mồ hôi
- Có cảm giác bị ớn lạnh
- Bị đau đầu
- Đau nhức cơ
- Giảm vị giác, ăn không ngon
- Cơ thể mệt mỏi
Các biểu hiện thường gặp khi bị sốt
Các bác sĩ cho biết, cần tới ngay cơ sở y tế nếu bị sốt cao với thân nhiệt đo được từ 103 độ F (39,4 độ C) trở lên, sốt kéo dài trên 3 ngày, các triệu chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng và/hoặc xuất hiện các triệu chứng mới như:
- Cảm giác đau đầu dữ dội
- Xây xẩm chóng mặt
- Trở nên nhạy cảm với ánh sáng
- Đau cổ
- Phát ban ở da
- Cảm giác khó thở
- Nôn mửa một cách thường xuyên
- Bị mất nước
- Đau bụng khó chịu
- Bị chuột rút
Tình trạng sốt có thể xảy ra do:
- Cơ thể nhiễm virus
- Cơ thể bị nhiễm khuẩn
- Do nhiễm trùng nấm
- Bị ngộ độc thực phẩm
- Kiệt sức do nhiệt
- Viêm trong cơ thể
- Xuất hiện khối u
- Xuất hiện cục máu đông
- Do sử dụng một số loại thuốc và phương pháp điều trị
Người bị sốt uống nước dừa được không?
Các bác sĩ cho biết, sốt, nhất là khi sốt cao sẽ rất dễ khiến cho cơ thể bị kiệt sức do bị mất nước. Nếu như không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ gây nguy hại cho sức khỏe.
Sốt cao khiến cơ thể mất nước
Khi sốt càng cao, cơ thể sẽ càng mất nhiều nước, dẫn đến mệt mỏi và dễ bị suy nhược. Nguyên nhân do khi chúng ta bị sốt, cơ thể sẽ có cơ chế tự bảo vệ bằng cách là hạ nhiệt độ xuống để làm mát thông qua các hoạt động như thở gấp, ra mồ hôi, hơi ẩm trên da bốc nhanh,… Khi ấy, cơ thể của chúng ta sẽ có nhu cầu bổ sung một lượng nước lớn để có thể bù vào lượng nước mất đi do các hoạt động nêu trên.
Hơn nữa là, nước được coi là một chất xúc tác rất cần thiết cho nhiều hoạt động và phản ứng hóa học để cơ thể vận hành được đúng hiệu suất của mình. Vi khuẩn, virus, nấm,… và các tác nhân gây sốt khác sẽ nhanh chóng bị đào thải ra khỏi cơ thể thông qua bài tiết nước tiểu. Chính bởi vậy, ngay khi có triệu chứng của sốt, để giúp cho quá trình phục hồi sức khỏe của cơ thể trở nên nhanh hơn thì bổ sung nước luôn luôn là việc làm rất đỗi cần thiết.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, khi bị sốt, mỗi ngày người bệnh cần bù thêm cho cơ thể một lượng nước khoảng từ 1.5 đến 2 lít nước. Các loại nước phù hợp có thể là nước lọc, nước trái cây, dung dịch oresol,…
Vậy người bị sốt uống nước dừa được không? Trả lời câu hỏi này, các bác sĩ nói rằng nước dừa có các thành phần tương tự như nước oresol.
Người bị sốt nên uống nước dừa để cung cấp các chất điện giải cho cơ thể
Nước dừa có thể cung cấp vitamin C, kali cùng các chất điện giải cho cơ thể. Uống nước dừa khi bị sốt sẽ giúp cho cơ thể bớt mệt mỏi và hạ sốt nhanh hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, nếu người bệnh bị sốt kèm theo tình trạng đầy bụng thì không nên uống nhiều nước dừa, đặc biệt là khi vào buổi tối muộn.
Bị sốt có thể uống nước gì?
Ngoài nước lọc, nước dừa, một số loại nước dưới đây cũng rất thích hợp cho những người bị sốt. Bao gồm:
Nước cam tốt cho người bị sốt
Theo các chuyên gia y tế thì nước cam có rất nhiều công dụng đối với cơ thể, đặc biệt là với những người đang bị sốt.
Uống nước cam có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều hòa chức năng cơ thể có khả năng chống lại tác nhân gây sốt. Nó cũng đào thải độc tố gây sốt ra ngoài cơ thể, giúp hạ sốt nhanh hơn dễ hơn, kích thích chức năng tiêu hóa, cung cấp nước cùng các chất điện giải, hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng thiếu máu,…
Vì thế khi bị sốt, mọi người nên tăng cường uống nước cam nhiều hơn.
Tuy nhiên, khi uống nước cam cần lưu ý là:
- Không nên uống nước cam khi bụng đang đói để tránh làm gia tăng lượng axit gây tổn thương tới niêm mạc dạ dày
- Không uống nước cam cùng với khi uống thuốc vì các thành phần của nước cam dễ phá hủy cấu trúc cũng như khiến thuốc bị mất đi hoạt tính
- Không nên uống nước cam cùng với sữa vì dễ gây ra tình trạng đầy hơi hoặc rối loạn tiêu hóa
Khi bị sốt có thể uống nước từ các loại đậu
Nước từ các loại đậu, chẳng hạn như đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ,… nên uống khi bị sốt vì sẽ giúp cho cơ thể hạ nhiệt nhanh, thúc đẩy phục hồi năng lượng, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Uống nước rau diếp cá khi bị sốt
Nước rau diếp cá rất thích hợp khi bị sốt vì có tính mát, giúp hạ sốt rất nhanh, đồng thời nó cũng giúp giảm thiểu tình trạng táo bón, giải độc và tiêu đờm.
Bạn có thể làm nước rau diếp cá đơn giản bằng cách xay sống, cho thêm vào đó một vài hạt muối vào uống trực tiếp. Hoặc, bạn cũng có thể cho thêm ít đường phèn và nước vo gạo, đun sôi uống trong ngày.
Nên uống nước rau diếp cá khi bị sốt
Lưu ý là trong trường hợp sốt kèm theo hiện tượng bị đi ngoài thì không nên uống nước rau diếp cá vì có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Khi bị sốt không nên uống nước gì?
Khi bị sốt, các bác sĩ khuyến cáo bạn không nên sử dụng các loại thức uống dưới đây.
- Các loại đồ uống có cồn: Đồ uống có cồn thường khiến cơ thể bị háo và mất nước nhanh hơn. Điều này có thể khiến cho cơn sốt kéo dài hơn.
- Uống nước lạnh: Uống nước lạnh khi bị sốt có thể làm co các mạch máu, gây tác động xấu đến quá trình lưu thông máu, làm tăng thân nhiệt, viêm họng, tăng nguy cơ chóng mặt, đau đầu,…
- Uống nước trà xanh: Uống nước trà xanh khi bị sốt có thể làm cho não bị kích thích, tăng đường huyết, khiến cho nhiệt độ cơ thể tăng lên, ảnh hưởng tới quá trình hạ sốt của cơ thể.
- Uống nước mật ong: Nước mật ong được biết tới là một loại thuốc bổ cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu như uống quá nhiều nước mật ong khi bị sốt rất dễ dẫn đến cơ thể bị tăng nhiệt độ.
Một số lưu ý khi bị sốt
- Bị sốt có thể điều trị tại nhà nếu nhiệt độ đo được dưới hoặc bằng 39 độ C. Trong thời gian 2 ngày đầu, có thể điều trị tại nhà bằng các phương pháp như nằm ở nơi thoáng mát, mặc quần áo rộng rãi, thấm mồ hôi, lau người thường xuyên.
- Có thể dùng thuốc hạ sốt khi người bệnh có biểu hiện sốt cao trên 39 độ C. Các Thuốc thường được sử dụng hiệu quả và an toàn là Paracetamol. Để việc dùng thuốc hạ sốt an toàn, cần xin tư vấn ý kiến của dược sĩ/bác sĩ
- Trong trường hợp bệnh nhân sốt cao trên 39 độ C kéo dài trên 2 ngày, nhiệt độ không giảm được khi điều trị bằng thuốc hạ sốt cùng các phương pháp phối hợp khác, cần đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và xử lí một cách kịp thời.
- Cách xử trí khi người bệnh bị sốt có thể tiến hành như sau:
+ Trong trường hợp khi đang lên cơn sốt: Cần dược nằm ở nơi thông thoáng, thoáng khí nhưng không có gió lùa và hạn chế có nhiều người vây quanh.
+ Tiến hành đo thân nhiệt: Có thể đặt đo nhiệt kế ở dưới nách hoặc ở hậu môn. Nhiệt kế phải được giữ ở trong nách ít nhất thời gian là 3 phút, cánh tay cần để áp sát vào ngực
+ Trong trường hợp thân nhiệt không vượt quá 39 độ C: Người bị sốt cần được cởi bỏ quần áo ấm, mặc quần áo thoáng mát và không đắp chăn. Cần theo dõi nhiệt độ của người bị sốt thường xuyên, cách khoảng 1 đến 2 giờ tiến hành đo lại 1 lần.
+ Chườm mát để hạ sốt bằng cách thực hiện việc lau người hoặc tắm cho người bệnh bằng nước ấm. Có thể dùng khăn bông mềm sạch, nhúng vào trong chậu nước ấm, vắt cho hơi ráo rồi lau lên khắp thân mình, đặc biệt là các vị trí như vùng nách và bẹn. Chờ nước bốc hơi rồi tiếp tục lau cho tới khi thân nhiệt của người bệnh hạ xuống dưới 38 độ C, sau đó mặc lại quần áo cho người bệnh. Cần tiếp tục theo dõi, nếu như thân nhiệt lại tăng thì lại tiến hành chườm tiếp.
Một số lưu ý khi bị sốt
+ Trong trường hợp thân nhiệt bệnh nhân từ 39 độ C trở lên: Cần cho người bệnh uống thuốc hạ sốt paracetamol theo đúng hướng dẫn của dược sĩ/bác sĩ. Nếu như bệnh nhân có biểu hiện buồn nôn không uống được thuốc, có thể dùng viên đạn nhét hậu môn thay thế.
+ Có thể cho bệnh nhân ăn uống bình thường bằng thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp…
Trên đây là giải đáp người bị sốt uống nước dừa được không. Nếu bạn có thắc mắc sức khỏe cần được tư vấn bởi bác sĩ, hãy để lại thông tin [TẠI ĐÂY] hoặc gọi tới HOTLINE 02438.255.599 – 0836.633.399 nhé.
Cập nhật lần cuối: 08.11.2022
Vitamin D3 thường được sử dụng để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vitamin D. Vitamin D3 thường có tác dụng cao và thường được chỉ định với liều lượng và trong thời gian nhất định, để nhanh chóng cải thiện tình trạng thiếu hụt canxi của cơ thể. Chính vì vậy mà việc sử […]
Đọc tiếpTrong điều trị viêm cổ tử cung thì một trong những phương pháp điều trị phổ biến chính là sử dụng thuốc đặt âm đạo. Vậy đặt thuốc điều trị như thế nào để không khó chịu mà thuốc có thể phát huy được hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là những chia sẻ, hướng […]
Đọc tiếpCấy que tránh thai là phương pháp ngừa thai được đánh giá là mang lại hiệu quả cao và tương đối an toàn. Tuy nhiên cấy quen tránh thai cũng đi kèm với một số những tác dụng phụ ngoài ý muốn. Một số trường hợp chị em phụ nữ gặp phải tình trạng rong […]
Đọc tiếpMang thai và sinh con là niềm hạnh phúc thiêng liêng của bất kỳ người phụ nữ nào. Tuy nhiên, có một số trường hợp thai phụ khi đi siêu âm lại có kết quả thai đã vào tử cung nhưng chưa có phôi thai, điều này khiến các chị em cảm thấy vô cùng […]
Đọc tiếpTrước khi uống thuốc phá thai nên ăn gì? Trước khi phá thai bằng thuốc, có một số lưu ý mà bác sĩ khuyến cáo người phụ nữ nên thực hiện, bao gồm cả chế độ dinh dưỡng nhằm đảm bảo phương pháp diễn ra một cách hiệu quả và an toàn. Tổng quát ngắn […]
Đọc tiếpBác sĩ Thắng tốt nghiệp bác sĩ Đa khoa ngoại – Sản tại trường Đại học Y Thái Bình, là bác sĩ Trưởng khoa Ngoại tổng hợp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Sau đó, bác sĩ tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I ngoại tại trường Đại học Y Hà Nội. Trải qua quá trình công tác nhiều năm, bác sĩ giữ nhiều chức vụ quan trọng: Là giảng viên tại trường Đại học Y Thái Bình, giảng viên BCH hội Thận – tiết niệu Việt Nam, tham gia nhiều khóa học (nội soi tiết niệu, nội soi ổ bụng…), các đề tài nghiên cứu khoa học… Bác sĩ từng công tác tại các phòng khám lớn của Thủ đô sau khi nghỉ hưu. Hiện tại bác sĩ công tác tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế Hà Nội với chuyên môn: Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn…
- Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn
- Tư vấn và điều trị rối loạn chức năng sinh lý: xuất tinh sớm, liệt dương
- Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam giới: lậu, sùi mào gà, giang mai, chlamydia
- Thực hiện cấp cứu thông thường cho bệnh nhân