Uống bia khi mang thai tháng đầu có hại không?

Ngày đăng: 05-12-2022 Tham vấn: Nguyễn Thị Minh Tâm Đăng bởi: Hiệp Trần

Khoa học đã chứng minh rằng uống bia với lượng ít sẽ đem lại nhiều lợi ích cho chị em phụ nữ như: làm đẹp da, trị mụn, cân bằng độ pH trên da giúp da mịn màng hơn,… Tuy nhiên, khi mang thai phụ nữ có nên uống bia không? Uống bia khi mang thai tháng đầu có hại không? Hãy cùng bác sĩ Trương Thị Vân- bác sĩ chuyên Sản phụ khoa của Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế giải đáp trong bài viết dưới đây.

Mục lục
  • 1. UỐNG BIA KHI MANG THAI THÁNG ĐẦU CÓ HẠI KHÔNG?
  • 2. UỐNG BIA KHI MANG THAI THÁNG ĐẦU CÓ HẠI NHƯ THẾ NÀO?
  • 3. MANG THAI THÁNG ĐẦU NÊN UỐNG GÌ?
  • 4. MANG THAI THÁNG ĐẦU KHÔNG NÊN UỐNG GÌ?

UỐNG BIA KHI MANG THAI THÁNG ĐẦU CÓ HẠI KHÔNG?

Bác sĩ Trương Thị Vân cho biết: bia là chất kích thích, có thể gây nghiện và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ mang thai. Theo các nghiên cứu, việc uống bia gây ra những tổn thương nghiêm trọng nhất cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ. Khi mẹ bầu uống bia, một phần bia sẽ dễ dàng đi qua nhau thai và đi vào cơ thể thai nhi. Do đó, phụ nữ mang thai uống bia đồng nghĩa với việc thai nhi trong bụng cũng tiêu thụ bia. Tuy nhiên, thai nhi sẽ mất rất nhiều thời gian để có thể đào thải bia ra bên ngoài. Nếu phụ nữ mang thai uống bia chỉ say bia vài giờ thì thai nhi trong bụng có thể “li bì” đến vài ngày. Lượng cồn lớn có trong bia sẽ tích tụ trong cơ thể thai nhi, gây cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng và lượng oxy cần thiết để hình thành nên các cơ quan trong cơ thể. Chính vì vậy, nếu phụ nữ mang thai uống bia, nhất là trong những tháng đầu thì thai nhi có nguy cơ cao bị tổn thương và việc này sẽ ảnh hưởng xấu tới sự hình thành và phát triển của thai nhi.

bà bầu không nên uống bia khi mang thai tháng đầu

Uống bia khi mang thai tháng đầu có thể gây hại cho sức khỏe mẹ và bé

UỐNG BIA KHI MANG THAI THÁNG ĐẦU CÓ HẠI NHƯ THẾ NÀO?

Những tháng đầu tiên của thai kỳ là giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành các bộ phận, cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, Bộ Y tế chỉ ra rằng đây là giai đoạn mà thai nhi chịu nhiều tổn thương nhất nếu mẹ bầu uống bia. Cụ thể:

  • Uống bia khi mang thai tháng đầu làm tăng nguy cơ dị tật cho thai nhi

Thực tế đã chứng minh đồ uống có cồn như bia rất có hại cho sức khỏe con người và thai nhi trong bụng không phải là ngoại lệ. Thế nhưng, nhiều chị em vẫn xem thường hoặc đã ở mức “nghiện” nên vẫn tiếp tục uống bia trong suốt quá trình mang thai. Một nghiên cứu ở Mỹ đã chứng minh rằng phụ nữ có thai uống bia mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi, chậm phát triển trí tuệ.

  • Uống bia khi mang thai gây hội chứng rối loạn do nhiễm độc rượu bào thai (Fetal alcohol spectrum disorders – FASD)

Căn bệnh này gây ra hậu quả rất nghiêm trọng, khiến thai nhi kém phát triển (từ trong bụng mẹ, sau khi sinh, hoặc cả hai). Thai nhi sinh ra có các đặc điểm trên khuôn mặt không được bình thường, bị dị tật tim và tổn thương hệ thần kinh trung ương. Trẻ bị mắc hội chứng FASD có thể có đầu và não nhỏ bất thường, mắc các khuyết tật bẩm sinh khác, đặc biệt là ở tim và cột sống.

UỐNG BIA KHI MANG THAI THÁNG ĐẦU CÓ HẠI NHƯ THẾ NÀO

Hội chứng nhiễm độc bào thai gây dị dạng cho trẻ

  • Uống bia khi mang thai làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu trong bụng mẹ

Khoa học đã chứng minh việc phụ nữ uống bia trong khi mang thai sẽ tạo ra một môi trường vô cùng độc hại cho thai nhi. Khi thai nhi phải sống và phát triển trong môi trường có chất cồn, cơ thể nhỏ bé của trẻ sẽ không thể chống chọi được. Chính vì vậy, đã có rất nhiều trường hợp sảy thai, thai chết lưu do thói quen uống bia của mẹ bầu.

  • Uống bia khi mang thai làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh của thai nhi

Việc mẹ bầu uống bia vào những tháng đầu thai kỳ có thể làm thay đổi cấu trúc của màng tế bào và khiến cho quá trình phân bào diễn ra chậm hơn so với bình thường. Lúc này, các tế bào của thai nhi đều bị ảnh hưởng, đặc biệt là tế bào thần kinh. Do đó, khi sinh ra, các hoạt động của não trẻ sẽ không bình thường nếu như mẹ thường xuyên uống bia trong suốt thai kỳ. Trẻ sẽ dễ gặp tình trạng như: khả năng tập trung và tiếp thu kém, có trí nhớ kém, hiếu động quá mức, không tự chủ được bản thân. Những vấn đề này sẽ ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống hàng ngày của con, do đó, mẹ hãy hạn chế tối đa hoặc tốt nhất là không sử dụng bia khi mang thai.

  • Uống bia khi mang thai gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của chính mẹ bầu

Chất cồn trong bia sẽ khiến mẹ say xỉn, mệt mỏi, đau đầu, gây rối loạn về thể chất, tinh thần và ảnh hưởng xấu đến các cơ quan nội tạng của mẹ, đặc biệt là gan. Do đó, mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu hơn trong thai kỳ.

  • XEM THÊM:

Uống bia có làm chậm kinh không?

MANG THAI THÁNG ĐẦU NÊN UỐNG GÌ?

Thay vì uống bia, bác sĩ Trương Thị Vân khuyên các mẹ bầu tháng đầu nên sử dụng những thức uống dưới đây để bổ sung nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho mẹ bầu:

  • Sữa

Sữa cung cấp một lượng lớn canxi, vitamin D cùng các dưỡng chất cần thiết như: DHA, ARA, cholin. Những chất này rất tốt cho sự phát triển thai nhi, nhất là trí não. Do vậy, bác sĩ khuyên mẹ bầu nên đưa sữa vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để giúp thai nhi phát triển tối ưu, toàn diện, đồng thời giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh và thoải mái hơn.

Trong trường hợp mẹ không dùng được sữa bầu hoặc thừa cân, mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì có thể sử dụng sữa tươi, sữa ít béo, sữa tươi không đường, sữa đậu nành để bổ sung những chất dinh dưỡng tốt cho cả mẹ và bé.

  • Nước mía

Nước mía chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe mẹ bầu tháng đầu như: sắt, magie, canxi, vitamin A, vitamin B, vitamin C, chất xơ hòa tan, phytonutrients,… Uống nước mía khi mang thai sẽ giúp mẹ bầu tăng năng lượng, cải thiện hệ thống miễn dịch, nâng cao sức đề kháng và giảm triệu chứng ốm nghén.

MANG THAI THÁNG ĐẦU NÊN UỐNG GÌ

Nước mía chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe mẹ bầu

Tuy nhiên, mẹ bầu nên uống nước mía với liều lượng phù hợp (khoảng 200ml/ngày) bởi nước mía có độ ngọt cao, dễ gây bệnh tiểu đường thai kỳ. Bên cạnh đó, mẹ bầu chú ý chỉ mua nước mía tại những cửa hàng sạch sẽ, uy tín để tránh ngộ độc thực phẩm do nhiễm khuẩn.

  • Nước ép, sinh tố hoa quả

Nước ép, sinh tố trái cây rất tốt cho sức khỏe con người nói chung và mẹ bầu tháng đầu nói riêng. Chúng giúp mẹ bầu bổ sung lượng nước cho cơ thể, đồng thời cung cấp vitamin, chất xơ và các khoáng chất cần thiết khác cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

  • Nước lọc

Nước lọc là thức uống mẹ không thể bỏ quên trong suốt thai kỳ. Mẹ bầu nên bổ sung tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ thể tích máu cho cả mẹ và thai nhi. Nếu cơ thể mẹ bị thiếu nước thì mẹ sẽ dễ bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, chuột rút. Bên cạnh đó, bổ sung đủ nước còn giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng viêm nhiễm phụ khoa, viêm đường tiết niệu.

MANG THAI THÁNG ĐẦU KHÔNG NÊN UỐNG GÌ?

  • Thức uống có cồn

Tương tự như bia, những đồ uống chứa cồn khác như rượu rất có hại cho sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Cồn sẽ tác động đến tất cả cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là gan của mẹ bầu. Bên cạnh đó, thai nhi cũng có nguy cơ mắc hội chứng rối loạn do nhiễm độc rượu bào thai do sống trong môi trường chứa cồn trong thời gian dài.

  • Nước lạnh

Những tháng đầu thai kỳ là thời gian rất nhạy cảm của mẹ bầu, lúc này hệ miễn dịch của mẹ bị suy giảm do sự thay đổi của nội tiết tố. Sử dụng nước lạnh sẽ khiến nhiệt độ cơ thể mẹ bầu hạ xuống đột ngột, do đó, cơ thể mẹ cần tiêu tốn nhiều năng lượng hơn để làm ấm cơ thể và càng làm đề kháng của mẹ yếu đi. Từ đó, cơ thể mẹ bầu dễ mắc bệnh hơn, nhất là các bệnh về hô hấp như: ho khan, ho có đờm, sổ mũi,…

  • Cafe

Caffeine trong cafe là thủ phạm gây mất ngủ cho nhiều mẹ bầu và khiến bầu cảm thấy đau đầu, stress,… Bên cạnh đó, chất kích thích này có khả năng tác động đến các chất dẫn truyền thần kinh, do đó, sau khi uống cà phê, các cơ quan trong cơ thể mẹ bầu sẽ hoạt động nhanh hơn, trong đó có tử cung và thực quản của mẹ bầu. Việc này có thể khiến mẹ bị đau dạ dày hoặc co thắt tử cung, không tốt cho sức khỏe khi mang thai.

  • Đồ uống có gas

Phụ nữ mang thai tháng đầu được khuyến cáo không nên sử dụng đồ uống có gas thường xuyên bởi những loại đồ uống này thường chứa nhiều đường, chất điều vị tổng hợp, màu thực phẩm và chất bảo quản không tốt cho sức khỏe mẹ và bé.

Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin chi tiết giúp mẹ giải đáp thắc mắc “Uống bia khi mang thai tháng đầu có hại không?”, đồng thời đưa ra cho mẹ danh sách đồ uống nên và không nên dùng khi mang thai tháng đầu. Mọi thắc mắc về vấn đề này, bạn vui lòng nhấp chuột chọn TƯ VẤN TRỰC TUYẾN hoặc gọi đến số 02438.255.599 – 0836.633.399 để được các bác sĩ hỗ trợ, tư vấn và đặt lịch hẹn khám sớm nhất.

Nguồn tham khảo

Cập nhật lần cuối: 14.12.2022

Bài viết liên quan
Đi tiểu bị đau hột le là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Hột le nằm ở “cửa ngõ” ra vào của vùng kín, tập trung nhiều dây thần kinh khoái cảm và giúp tăng hưng phấn khi quan hệ tình dục. Chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể gây tổn thương, viêm nhiễm hột le. Đặc biệt, nhiều chị em không biết đi tiểu bị […]

Đọc tiếp
[BÁC SĨ HƯỚNG DẪN] Cách đặt thuốc viêm cổ tử cung chuẩn nhất?

Trong điều trị viêm cổ tử cung thì một trong những phương pháp điều trị phổ biến chính là sử dụng thuốc đặt âm đạo. Vậy đặt thuốc điều trị như thế nào để không khó chịu mà thuốc có thể phát huy được hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là những chia sẻ, hướng […]

Đọc tiếp
Bệnh viêm cổ tử cung ở nữ có chữa được không?

Cổ tử cung là phần cuối của tử cung, nối tiếp âm đạo với tử cung. Khi bộ phận này bị viêm nhiễm, thì sẽ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tình dục và khả năng sinh sản của nữ giới. Vậy bệnh viêm cổ tử cung ở nữ có chữa được […]

Đọc tiếp
Tiểu ra máu ở nữ sau khi quan hệ là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Tiểu ra máu ở nữ sau khi quan hệ là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Tiểu ra máu sau khi quan hệ là một triệu chứng khá phổ biến ở phụ nữ. Đây thường là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không […]

Đọc tiếp
Chậm kinh 5 ngày và quan hệ ra máu là bị sao?

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ cũng là một trong những biểu hiện, dấu hiệu để nhận biết những vấn đề bệnh lý phụ khoa hoặc là dấu hiệu nhận biết mang thai sớm. Đôi khi sự chậm kinh sẽ là dấu hiệu hiệu của bệnh lý phụ khoa hoặc những viêm nhiễm, căng […]

Đọc tiếp
Bác sĩ : Phan Văn Thắng Chuyên khoa Nam học - ngoại tiết niệu
Chức vụ bằng cấp

Bác sĩ Thắng tốt nghiệp bác sĩ Đa khoa ngoại – Sản tại trường Đại học Y Thái Bình, là bác sĩ Trưởng khoa Ngoại tổng hợp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Sau đó, bác sĩ tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I ngoại tại trường Đại học Y Hà Nội. Trải qua quá trình công tác nhiều năm, bác sĩ giữ nhiều chức vụ quan trọng: Là giảng viên tại trường Đại học Y Thái Bình, giảng viên BCH hội Thận – tiết niệu Việt Nam, tham gia nhiều khóa học (nội soi tiết niệu, nội soi ổ bụng…), các đề tài nghiên cứu khoa học… Bác sĩ từng công tác tại các phòng khám lớn của Thủ đô sau khi nghỉ hưu. Hiện tại bác sĩ công tác tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế Hà Nội với chuyên môn: Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn…

Sở trường chuyên môn
  • Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn
  • Tư vấn và điều trị rối loạn chức năng sinh lý: xuất tinh sớm, liệt dương
  • Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam giới: lậu, sùi mào gà, giang mai, chlamydia
  • Thực hiện cấp cứu thông thường cho bệnh nhân
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Đăng ký khám trực tuyến