Ra máu bất thường giữa kỳ kinh nguyệt là bệnh gì?
Đối với chị em phụ nữ, hiện tượng chảy máu giữa kỳ kinh nguyệt có thể là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng phần lớn có thể là một hiện tượng bất thường, đáng lo ngại. Có nhiều nguyên nhân khiến chị em ra máu bất thường giữa kì kinh nguyệt, tuy nhiên dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì nữ giới cũng tuyệt đối không nên chủ quan vì đây vẫn là một dấu hiệu cảnh báo vấn đề về sức khỏe sinh sản, những bệnh lý nguy hiểm.
- 1. RA MÁU BẤT THƯỜNG GIỮA KÌ KINH NGUYỆT
- 2. RA MÁU BẤT THƯỜNG GIỮA KÌ KINH NGUYỆT LÀ BỆNH GÌ?
- 3. NÊN LÀM GÌ KHI RA MÁU BẤT THƯỜNG GIỮA KÌ KINH NGUYỆT
RA MÁU BẤT THƯỜNG GIỮA KÌ KINH NGUYỆT
Thông thường kinh nguyệt của nữ giới có chu kì theo tháng từ 28-32 ngày. Số ngày hành kinh sẽ kéo dài từ 5-7 ngày. Hiện tượng ra máu giữa kì kinh nguyệt có thể hiểu là hiện tượng hành kinh, ra máu vào khoảng ngày thứ 14-16 của kì kinh nguyệt, ra máu âm đạo bất thường.
Hiện tượng này có thể âm đạo sẽ xuất hiện những đốm máu nhỏ, rải rác hoặc cũng có thể xuất hiện máu như hành kinh nhưng ít ngày hơn so với hành kinh bình thường.
Nếu ra máu dạng lấm chấm, rải rác giữa kì kinh nguyệt thì bạn không nên quá lo lắng. Tuy nhiên hiện tượng ra máu giữa kì kinh nguyệt, xuất hiện nhiều, lượng máu lớn hơn, lượng máu ít nhưng kéo dài nhiều ngày… thì bạn nên thận trọng, chú ý và nên thăm khám chuyên khoa ngay, vì đây có thể là những dấu hiệu của một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.
Ra máu nhiều bất thường giữa kỳ kinh nguyệt có thể cảnh báo một số bệnh nguy hiểm
RA MÁU BẤT THƯỜNG GIỮA KÌ KINH NGUYỆT LÀ BỆNH GÌ?
Hiện tượng ra máu bất thường giữa kì kinh nguyệt cơ thể biểu hiện bình thường những cũng có thể do nguyên nhân tổn thương, dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý, vấn đề mà cơ thể đang gặp phải như:
- Rối loạn nội tiết tố
Một số loại hormone như: FSH, LH, Prolactin… là những hormone nội tiết đóng vai trò quan trọng trong điều chỉnh chu kì kinh nguyệt. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà nội tiết tố bị rối loạn, mất cân bằng thì hoạt động của kinh nguyệt cũng sẽ giảm đi, rối loạn theo và có thể gây ra tình trạng ra máu bất thường giữa kì kinh nguyệt. Một số nguyên nhân khiến nội tiết tố bị rối loạn như:
– Rối loạn hoặc suy giảm chức năng buồng trứng.
– Có vấn đề, tổn thương liên quan đến hoạt động của tuyến giáp.
– Ảnh hưởng từ việc sử dụng thuốc tránh thai hoặc các biện pháp ngừa thai nội tiết.
– Mắc hội trứng buồng trứng đa nang (PCOS)
- Viêm nhiễm phụ khoa
Một số loại vi khuẩn lậu hoặc chlamydia có thể lây nhiễm gây hại đến cơ quan sinh dục khi bạn có quan hệ tình dục không an toàn. Các loại vi khuẩn này sẽ xâm nhận và gây ra các triệu chứng như: đau, kích thích, viêm và chảy máu âm đạo giữa kỳ kinh.
Bệnh viêm nhiễm phụ khoa
Ngoài ra cơ quan sinh dục nhiễm nấm cũng là nguyên nhân khiến cho ống âm đạo bị ảnh hưởng, tổn thương và dẫn đến chảy máu, viêm nhiễm vùng kín. Ngoài ra, nữ giới bị viêm nhiễm vùng chậu cũng có thể gặp phải tình trạng xuất huyết âm đạo bất thường giữa kì kinh nguyệt và đau bụng dưới.
- Âm đạo tổn thương
Ra máu bất thường giữa kì kinh nguyệt cũng có thể xuất phát từ những tổn thương âm đạo, gây chảy máu âm đạo bất thường. Một số nguyên nhân khiến âm đạo bị tổn thương như: đưa hoặc đặt những dụng cụ không phù hợp và bên trong âm đạo, quan hệ tình dục thô bạo, âm đạo không được bôi trơn đủ trước khi quan hệ tình dục, sử dụng đồ chơi tình dục hoặc thủ dâm quá mức…
- Viêm cổ tử cung
Tình trạng viêm cổ tử cung cũng bao gồm biểu hiện, dấu hiệu nhận biết qua hiện tượng ra máu bất thường giữa kì kinh nguyệt. Tình trạng viêm cổ tử cung xuất hiện, lây nhiễm qua hoạt động tình dục không an toàn, lây nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh như: bệnh lậu, bệnh Chlamydia, mụn rộp sinh dục, sùi mào gà…
Bệnh viêm cổ tử cung
Ngoài ra viêm cổ tử cung cũng có thể xuất hiện do những nguyên nhân khác như: dị ứng bao cao su, chất bôi trơn,..; bị kích ứng với băng vệ sinh tampon, vật đặt âm đạo, biện pháp tránh thai…; mất cân bằng môi trường vi khuẩn, độ pH, mất cân bằng hormone…
Xem thêm:
- Một số bệnh ung thư
Một số trường hợp ra máu bất thường giữa kì kinh nguyệt có thể là dấu hiệu nhận biết của một số bệnh ung thư. Trong đó có ung thư cổ tử cung, căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong rất cao. Bệnh thường gặp phải ở độ tuổi 35-50 và một trong những dấu hiệu nhận biết đầu tiên chính là chảy máu bất thường giữa kì kinh nguyệt, đau và chảy máu khi quan hệ tình dục, dịch âm đạo ra nhiều và có mùi hôi…
- U xơ tử cung
U xơ tử cung là sự xuất hiện và phát triển của các khối u lành tính trong thành tử cung. Hầu hết các trường hợp u xơ tử cung đều không tiến triển ung thư. Tuy nhiên, bệnh lý này có thể khiến cho vùng xương chậu bị đau nghiêm trọng và chảy máu giữa kỳ kinh nguyệt kèm theo một số triệu chứng khác như: khó thụ thai, sảy thai, sinh non, đau bụng dưới mãn tính,…
NÊN LÀM GÌ KHI RA MÁU BẤT THƯỜNG GIỮA KÌ KINH NGUYỆT
Khi nhận thấy tình trạng cơ thể ra máu bất thường giữa kì kinh nguyệt, bạn nên chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ và nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa, càng sớm càng tốt.
Tình trạng ra máu bất thường giữa kì kinh có thể là biểu hiện bình thường dễ khắc phục, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp phải những vấn đề xấu, dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
Vì vậy ra máu bất thường giữa kì kinh nguyệt, dù là nguyên nhân gì, do đâu thì bạn cũng không nên chủ quan và nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ chuyên khoa. Thông qua quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác nguyên nhân khiến bạn ra máu bất thường, đồng thời bạn cần thăm khám để biết chính xác ra máu bất thường giữa kỳ kinh nguyệt là bệnh gì?
Thăm khám ngay nếu có dấu hiệu ra máu giữa kỳ kinh nguyệt
Khi thăm khám bạn nên cố gắng ghi nhớ ngày hành kinh của mình để bác sĩ dễ dàng chẩn đoán, thăm khám bệnh cho bạn. Vì vậy bạn nên chú ý, ghi hoặc đánh dấu lại ngày hành kinh, cũng như ghi lại những dấu hiệu, biểu hiện của chúng để tiện cho việc chăm sóc cũng như thăm khám sau này.
Sau khi thăm khám, chẩn đoán được tình trạng ra máu bất thường giữa kỳ kinh nguyệt là do bệnh gì? Bác sĩ sẽ có những lời khuyên, chỉ định biện pháp điều trị kịp thời.
Tình trạng ra máu bất thường giữa kỳ kinh nguyệt, có thể được điều trị bằng thuốc hoặc điều trị bằng thủ thuật hoặc phương pháp phẫu thuật.
- Điều trị bằng thuốc: Sau khi thăm khám, kiểm tra kĩ càng, bác sĩ xác định được nguyên nhân gây chảy máu bất thường giữa kì kinh nguyệt, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng dùng thuốc để điều trị. Tuy nhiên thuốc sẽ được chỉ định riêng, số lượng và liều dùng sẽ tùy thuộc và tình trạng khác nhau của mỗi người. Không tự ý uống thuốc khi chưa có sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Phần các loại thuốc phá thai đều có những tác dụng như: điều hòa kinh nguyệt, giảm kích thước u xơ tử cung, ngăn ngừa tình trạng chảy máu nặng, kháng viêm giảm đau bụng kinh, hỗ trợ điều trị nhiễm trùng, điều trị các triệu chứng rối loạn đông máu.…
- Điều trị bằng thủ thuật hoặc phẫu thuật: Trong những trường hợp thuốc không thể đáp ứng, mang lại hiệu quả điều trị thì bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng một số thủ thuật hoặc phẫu thuật để mang lại hiệu quả điều trị.
Các thủ thuật hay phẫu thuật sẽ được bác sĩ chuyên khóa chỉ định dựa và tình trạng chảy máu, độ tuổi, mong muốn có con của người bệnh,… Một số thủ thuật và phương pháp phẫu thuật được sử dụng trong điều trị hiện tượng ra máu bất thường giữa kỳ kinh nguyệt như:
- Nạo hút hoặc vệ sinh buồng tử cung: Thủ thuật này được tiến hành với nhiều công cụ, biện pháp khác nhau như: vệ sinh, tiêu viêm vùng kín bằng công nghệ ánh sáng sinh học… Những thủ thuật làm sạch vùng kín sẽ làm giảm mức độ chảy máu đáng kể đối với những trường hợp tổn thương do viêm nhiễm do vi khuẩn, nấm,… gây ra.
- Thuyên tắc động mạch tử cung: Đây là biện pháp điều trị tình trạng ra máu bất thường giữa kỳ kinh nguyệt do nguyên nhân u xơ tử cung gây nên. Phẫu thuật được tiến hành nhằm chặn các mạch máu đến tử cung và hạn chế cung cấp máu cho các khối u xơ. Trong một số trường hợp cần phải tiến hành cắt bỏ các khối u xơ để giảm tình trạng chảy máu.
- Phẫu thuật cắt bỏ tử cung: Đối với những trường hợp bệnh lý nguy hiểm, tiến triển nặng, các biện pháp điều trị trước đó không mang lại kết quả điều trị, trường trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ tử cung. Đây cũng chính là một trong những biện pháp điều trị ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung,… Khi cắt bỏ tử cung để đảm bảo an toàn tính mạnh, sức khỏe thì cũng đồng nghĩa với việc bạn không còn kinh nguyệt nữa, và hoàn toàn không còn khả năng sinh con nữa.
Ra máu bất thường giữa kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu của nhiều vấn đề hoặc bệnh lý phụ khoa phức tạp khác nhau. Vì vậy mà khi nhận thấy những biểu hiện bất thường, những đốm máu nhỏ không trong ngày hành kinh, chị em phụ nữ cần chú ý, không được chủ quan và nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ, thăm khám phụ khoa để kiểm tra tình trạng sức khỏe, kịp thời phát hiện cũng như nhanh chóng tiếp nhận điều trị nếu không may mắc phải các vấn đề phụ khoa, bệnh lý cần phải điều trị. Bạn có thể tham khảo thêm những thông tin khác về tình trạng ra máu bất thường giữa kỳ kinh nguyệt TẠI ĐÂY hoặc liên hệ đến HOTLINE: 0836.633.399 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Cập nhật lần cuối: 24.11.2022
Trong điều trị viêm cổ tử cung thì một trong những phương pháp điều trị phổ biến chính là sử dụng thuốc đặt âm đạo. Vậy đặt thuốc điều trị như thế nào để không khó chịu mà thuốc có thể phát huy được hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là những chia sẻ, hướng […]
Đọc tiếpCổ tử cung là phần cuối của tử cung, nối tiếp âm đạo với tử cung. Khi bộ phận này bị viêm nhiễm, thì sẽ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tình dục và khả năng sinh sản của nữ giới. Vậy bệnh viêm cổ tử cung ở nữ có chữa được […]
Đọc tiếpChậm kinh và không ra khí hư có nguy hiểm không? Đây là nỗi băn khoăn của không ít chị em bởi cả kinh nguyệt và khí hư đều là thước đo về tình trạng sức khỏe sinh sản của nữ giới. Cùng bác sĩ chuyên khoa I sản phụ khoa Hà Thị Huệ tại […]
Đọc tiếpĐau vùng kín sau khi quan hệ là một tình trạng thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ. Không chỉ khiến cuộc “yêu” không trọn vẹn, tình trạng này còn có thể cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm, nếu không kịp thời điều trị thì sẽ có thể […]
Đọc tiếpSiêu âm có phát hiện viêm cổ tử cung không? Siêu âm là một trong những phương pháp chẩn đoán quan trọng trong y khoa, trong đó có siêu âm tử cung phần phụ. Tuy nhiên, nhiều chị em còn khá mơ hồ không biết có cần thực hiện phương pháp siêu âm hay không? […]
Đọc tiếpBác sĩ Thắng tốt nghiệp bác sĩ Đa khoa ngoại – Sản tại trường Đại học Y Thái Bình, là bác sĩ Trưởng khoa Ngoại tổng hợp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Sau đó, bác sĩ tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I ngoại tại trường Đại học Y Hà Nội. Trải qua quá trình công tác nhiều năm, bác sĩ giữ nhiều chức vụ quan trọng: Là giảng viên tại trường Đại học Y Thái Bình, giảng viên BCH hội Thận – tiết niệu Việt Nam, tham gia nhiều khóa học (nội soi tiết niệu, nội soi ổ bụng…), các đề tài nghiên cứu khoa học… Bác sĩ từng công tác tại các phòng khám lớn của Thủ đô sau khi nghỉ hưu. Hiện tại bác sĩ công tác tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế Hà Nội với chuyên môn: Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn…
- Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn
- Tư vấn và điều trị rối loạn chức năng sinh lý: xuất tinh sớm, liệt dương
- Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam giới: lậu, sùi mào gà, giang mai, chlamydia
- Thực hiện cấp cứu thông thường cho bệnh nhân