Người bị cao huyết áp có được uống paracetamol không?

Ngày đăng: 01-12-2022 Tham vấn: Nguyễn Thị Minh Tâm Đăng bởi: Hiệp Trần

Paracetamol là loại thuốc rất phổ biến với công dụng giảm đau, hạ sốt, đem lại hiệu quả cao nếu sử dụng đúng liều lượng và thời gian. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc không hợp lý có thể gây ra nhiều hệ lụy xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Có phải ai cũng dùng Paracetamol được không? Liệu người bị cao huyết áp có nên uống Paracetamol không?

Mục lục
  • 1. PARACETAMOL LÀ GÌ?
  • 2. NGƯỜI BỊ CAO HUYẾT ÁP CÓ ĐƯỢC UỐNG PARACETAMOL KHÔNG?
  • 3. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PARACETAMOL
  • 4. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG PARACETAMOL

PARACETAMOL LÀ GÌ?

Paracetamol (Acetaminophen) là loại thuốc thuộc nhóm giảm đau và hạ sốt, được bào chế dưới nhiều dạng như: viên nén, viên sủi, dạng gói bột, dạng viên đạn (đặt ở hậu môn),… Paracetamol có tác dụng giảm đau hiệu quả thay thế cho Aspirin, tuy nhiên thuốc không có tác dụng điều trị viêm như Aspirin.

Thuốc Paracetamol được sử dụng để điều trị nhiều triệu chứng đau, sốt như:

  • Giảm bớt sự khó chịu và làm giảm thân nhiệt khi bị sốt và cảm lạnh.
  • Điều trị các cơn đau như: đau đầu, đau nửa đầu, đau đầu do stress, đau lưng, đau răng, đau họng, đau bụng kinh dữ dội, đau ở dây thần kinh,…
  • Giảm đau do bong gân, đau do thấp khớp, đau thắt lưng, đau chân, đau cơ, đau nhức cơ bắp,…
  • Thuốc có thể cải thiện tình trạng đau đớn đối với trường hợp bị viêm khớp nhẹ. Tuy nhiên, không có tác dụng với những trường hợp bị viêm nặng hơn như viêm sưng khớp cơ.

paracetamol dùng để điều trị các chứng đau sốt

Paracetamol dùng để điều trị các chứng đau, sốt

Paracetamol là thuốc không kê đơn và có thể dễ dàng mua tại các hiệu thuốc. Do đó, Paracetamol được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, nếu sử dụng Paracetamol cùng với sự thiếu nhận thức về việc kết hợp các loại thuốc đều chứa hoạt chất Paracetamol sẽ dẫn đến tình trạng sử dụng thuốc quá liều, từ đó gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Sử dụng thuốc Paracetamol quá liều, kéo dài sẽ khiến mọi người phải đối mặt với nguy cơ ngộ độc gan. Khi sử dụng Paracetamol liều cao, thuốc sẽ được hấp thụ vào máu và chuyển hóa qua gan thành nhiều chất khác nhau, trong đó có khoảng 4% paracetamol biến thành N-acetyl benzoquinonimin – một chất độc gây hại cho gan. Vì vậy sử dụng lượng Paracetamol quá lớn trong một thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt glutathione (chất có tác dụng trung hòa paracetamol) khiến các chất độc hại ở gan tích lũy gây nguy hại cho gan như: nhiễm độc gan, hoại tử tế bào gan, thậm chí gây tử vong.

Các bác sĩ, chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai nên hạn chế dùng Paracetamol bởi nếu sử dụng quá liều, thuốc có thể gây độc cho thai nhi vì có khả năng truyền qua rau thai. Ngoài ra, phụ nữ thường xuyên dùng Paracetamol khi mang thai dễ bị mắc bệnh hen suyễn.

Đối với người cao tuổi, sử dụng thuốc Paracetamol kéo dài có thể gây mệt mỏi vì nó làm mất đi phân tử hemoglobin trong tế bào hồng cầu mang oxy.

Bên cạnh đó, Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) đã thực hiện vài khảo sát và đưa ra cảnh báo về việc sử dụng Paracetamol có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm cho da như: bong da, hoại tử biểu bì.

Paracetamol có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm cho da

Các chuyên gia khuyến cáo Paracetamol có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm cho da

Trong nhiều trường hợp, Paracetamol có thể gây ngộ độc cấp ở trẻ em khi trẻ dùng quá liều với các triệu chứng như: đau bụng, nôn mửa, mặt xanh tái, khó thở, cần cấp cứu và xử lý kịp thời nếu không sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ.

Do đó, chúng ta nên sử dụng thuốc Paracetamol với liều lượng phù hợp, tránh lạm dụng thuốc để hạn chế những nguy cơ gây hại cho sức khỏe do dùng quá liều.

  • XEM THÊM:

Dùng thuốc paracetamol khi đói được không?

Uống paracetamol có làm rối loạn kinh nguyệt không?

NGƯỜI BỊ CAO HUYẾT ÁP CÓ ĐƯỢC UỐNG PARACETAMOL KHÔNG?

Cao huyết áp, hay tăng huyết áp là một bệnh lý mãn tính phổ biến nhất hiện nay. Bệnh xảy ra khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Bệnh cao huyết áp được xem như “kẻ giết người thầm lặng” vì toàn bộ sự tiến triển của bệnh thường diễn ra trong âm thầm không có triệu chứng. Vì vậy, những người bị cao huyết áp nếu không được kiểm soát kịp thời sẽ có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như: đột quỵ, đau tim, suy tim, thận, thậm chí tử vong.

Khi mắc bệnh cao huyết áp, người bệnh cần phải cẩn trọng hơn trong việc sử dụng các loại thuốc. Do đó, nhiều người quan tâm và thắc mắc rằng người bị cao huyết áp có nên uống Paracetamol?

Một nghiên cứu khoa học được công bố trên tạp chí Hypertension của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cho thấy Paracetamol làm tăng gấp đôi nguy cơ phát triển bệnh huyết áp sau khi sử dụng thuốc trong một thời gian dài.

Nurses Health Study đã thực hiện việc sử dụng Paracetamol trên phụ nữ và kết quả cho thấy nhóm phụ nữ sử dụng hơn 500mg mỗi ngày trong thời gian 5 năm có nguy cơ tăng huyết áp gấp đôi. Bên cạnh đó, họ còn chỉ ra rằng 80% phụ nữ dùng 400mg Paracetamol mỗi ngày có nguy cơ cao huyết áp.

người bị cao huyết áp có nên uống paracetamol

Uống paracetemol có nguy cơ tăng huyết áp

Nghiên cứu trên 16.000 người đàn ông được công bố trên Archives of Internal Medicine cho thấy những người đàn ông sử dụng Paracetamol 6 hoặc 7 ngày một tuần có nguy cơ cao huyết áp hơn 34% so với những người không dùng.

Nguyên nhân gây cao huyết áp khi sử dụng Paracetamol là do tác dụng của thuốc đối với việc giữ natri và khả năng giãn nở của mạch máu.

Đặc biệt, Paracetamol dạng viên sủi sẽ có khả năng gây gia tăng huyết áp ở những người bị cao huyết áp bởi trong đó có chứa chất làm co mạch.

Do đó, các chuyên gia khuyên rằng người bị cao huyết áp trước khi dùng Paracetamol nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh dùng thuốc sai cách hoặc dùng quá liều khiến tình trạng cao huyết áp trở nên nghiêm trọng, khó kiểm soát hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PARACETAMOL

  • Liều Paracetamol tối đa người lớn được phép sử dụng trong một ngày là 4g (4000mg)/ngày.
  • Đối với trẻ em: Sử dụng dạng Paracetamol dành riêng cho trẻ, không cho trẻ dùng loại của người lớn. Với những trẻ dưới 2 tuổi tốt nhất nên sử dụng Paracetamol dạng lỏng.
  • Đối với Paracetamol dạng lỏng: Bạn hãy đong bằng thìa hoặc dụng cụ đo liều chuyên dụng. Nếu không có thiết bị đo liều, bạn hãy hỏi dược sĩ, không nên sử dụng thìa ăn cơm để đong liều. Trước mỗi lần sử dụng, bạn nên lắc nhẹ thuốc và thực hiện theo hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn thuốc.
  • Đối với Paracetamol dạng viên nén nhai: Bạn hãy nhai kỹ viên thuốc trước khi nuốt.
  • Đối với Paracetamol dạng tan: Bạn cần đảm bảo tay sạch và hoàn toàn khô ráo khi cầm thuốc. Chú ý không nuốt toàn bộ thuốc mà đặt thuốc trên đầu lưỡi, thuốc sẽ hòa tan trong miệng ngay lập tức.
  • Đối với Paracetamol dạng sủi: Bạn nên hòa tan một gói thuốc hoặc một viên sủi trong ít nhất 100- 150 ml nước, sau đó khuấy đều và sử dụng ngay.
  • Đối với Paracetamol dạng viên đạn đặt hậu môn: Bạn lưu ý không uống dạng thuốc này vì nó chỉ chuyên dùng cho trực tràng. Rửa tay sạch sẽ và đặt thuốc trực tiếp vào hậu môn của bạn, tránh đi vệ sinh hoặc đi tắm ngay sau khi đặt thuốc.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG PARACETAMOL

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc hoặc dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Không sử dụng vượt mức liều khuyến cáo. Không dùng cùng lúc với bất kỳ loại thuốc nào có chứa Paracetamol vì có thể làm tăng hàm lượng và gây ngộ độc thuốc.
  • Không sử dụng Paracetamol với trường hợp dị ứng bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Những trường hợp mắc bệnh liên quan đến gan, thận hoặc có tiền sử nghiện rượu cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Tuyệt đối không uống rượu bia trong thời gian dùng Paracetamol.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng thuốc Paracetamol.
  • Lưu ý ngưng dùng thuốc Paracetamol và đi gặp bác sĩ ngay nếu:
  • Tình trạng sốt không thuyên giảm sau 3 ngày dùng thuốc.
  • Tình trạng đau vẫn tiếp tục sau 10 ngày dùng thuốc (hoặc 5 ngày đối với trẻ em).
  • Bệnh không thuyên giảm mà trở nên nghiêm trọng hơn hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường mới.

Hy vọng những thông tin trên đây giúp bạn giải đáp thắc mắc “Người bị cao huyết áp có nên uống Paracetamol không”. Mọi thắc mắc về vấn đề này, bạn vui lòng nhấp chuột chọn TƯ VẤN TRỰC TUYẾN hoặc gọi đến số 02438.255.599 – 0836.633.399 để được các bác sĩ hỗ trợ, tư vấn và đặt lịch hẹn khám sớm nhất.

Nguồn tham khảo

Cập nhật lần cuối: 01.12.2022

Bài viết liên quan
Đi tiểu bị đau hột le là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Hột le nằm ở “cửa ngõ” ra vào của vùng kín, tập trung nhiều dây thần kinh khoái cảm và giúp tăng hưng phấn khi quan hệ tình dục. Chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể gây tổn thương, viêm nhiễm hột le. Đặc biệt, nhiều chị em không biết đi tiểu bị […]

Đọc tiếp
[BÁC SĨ HƯỚNG DẪN] Cách đặt thuốc viêm cổ tử cung chuẩn nhất?

Trong điều trị viêm cổ tử cung thì một trong những phương pháp điều trị phổ biến chính là sử dụng thuốc đặt âm đạo. Vậy đặt thuốc điều trị như thế nào để không khó chịu mà thuốc có thể phát huy được hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là những chia sẻ, hướng […]

Đọc tiếp
Bệnh viêm cổ tử cung ở nữ có chữa được không?

Cổ tử cung là phần cuối của tử cung, nối tiếp âm đạo với tử cung. Khi bộ phận này bị viêm nhiễm, thì sẽ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tình dục và khả năng sinh sản của nữ giới. Vậy bệnh viêm cổ tử cung ở nữ có chữa được […]

Đọc tiếp
Tiểu ra máu ở nữ sau khi quan hệ là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Tiểu ra máu ở nữ sau khi quan hệ là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Tiểu ra máu sau khi quan hệ là một triệu chứng khá phổ biến ở phụ nữ. Đây thường là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không […]

Đọc tiếp
Chậm kinh 5 ngày và quan hệ ra máu là bị sao?

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ cũng là một trong những biểu hiện, dấu hiệu để nhận biết những vấn đề bệnh lý phụ khoa hoặc là dấu hiệu nhận biết mang thai sớm. Đôi khi sự chậm kinh sẽ là dấu hiệu hiệu của bệnh lý phụ khoa hoặc những viêm nhiễm, căng […]

Đọc tiếp
Bác sĩ : Phan Văn Thắng Chuyên khoa Nam học - ngoại tiết niệu
Chức vụ bằng cấp

Bác sĩ Thắng tốt nghiệp bác sĩ Đa khoa ngoại – Sản tại trường Đại học Y Thái Bình, là bác sĩ Trưởng khoa Ngoại tổng hợp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Sau đó, bác sĩ tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I ngoại tại trường Đại học Y Hà Nội. Trải qua quá trình công tác nhiều năm, bác sĩ giữ nhiều chức vụ quan trọng: Là giảng viên tại trường Đại học Y Thái Bình, giảng viên BCH hội Thận – tiết niệu Việt Nam, tham gia nhiều khóa học (nội soi tiết niệu, nội soi ổ bụng…), các đề tài nghiên cứu khoa học… Bác sĩ từng công tác tại các phòng khám lớn của Thủ đô sau khi nghỉ hưu. Hiện tại bác sĩ công tác tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế Hà Nội với chuyên môn: Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn…

Sở trường chuyên môn
  • Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn
  • Tư vấn và điều trị rối loạn chức năng sinh lý: xuất tinh sớm, liệt dương
  • Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam giới: lậu, sùi mào gà, giang mai, chlamydia
  • Thực hiện cấp cứu thông thường cho bệnh nhân
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Đăng ký khám trực tuyến