Đau bụng kinh dữ dội: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngày đăng: 13-10-2022 Tham vấn: Đinh Thị Quỳnh Huế Đăng bởi: Hiệp Trần

Đau bụng kinh dữ dội: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị là gì? Theo các bác sĩ thì đau bụng kinh là tình trạng sinh lý bình thường, tùy vào từng người mà có thể gặp ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp đau bụng kinh dữ dội và ngày một tăng theo thời gian, đó có thể là triệu chứng của bệnh lý cần được thăm khám, điều trị kịp thời.

Mục lục
  • 1. Đau bụng kinh là tình trạng như thế nào?
  • 2. Đau bụng kinh dữ dội: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
  • 3. Cách điều trị tình trạng đau bụng kinh

Đau bụng kinh là tình trạng như thế nào?

Bác sĩ sản phụ khoa Đinh Thị Quỳnh Huế, Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế cho biết, đau bụng kinh được định nghĩa là những cơn đau nhói ở bụng dưới. Cơn đau thường xuất hiện trước và trong thời gian hành kinh.

Đau bụng kinh là tình trạng thế nào

Đau bụng kinh là tình trạng thế nào?

Một số chị em phụ nữ sẽ cảm thấy cơn đau hơi khó chịu, gây mỏi mệt nhưng đối với một số người lại bị đau bụng kinh một cách dữ dội, điều này gây cản trở tới các hoạt động thường nhật.

Đau bụng kinh dữ dội: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Triệu chứng đau bụng kinh

Theo bác sĩ Huế thì đau bụng kinh được chia thành 2 dạng:

  • Cơn đau bụng kinh nguyên phát: Được hiểu là tình trạng đau xuất hiện liên tục, lặp đi lặp lại vào những lần có kinh nguyệt. Sự xuất hiện của cơn đau thường diễn ra trước chu kỳ 1 đến 2 ngày hoặc xảy ra vào đúng chu kỳ kinh nguyệt. Mức độ đau khác nhau ở mỗi người, có thể kéo dài 1-3 ngày.
  • Cơn đau bụng kinh thứ phát: Là tình trạng đau liên quan tới bệnh lý ở cơ quan sinh dục-sinh sản của người phụ nữ. Cơn đau bụng thứ phát thường xảy ra trước khi xuất hiện kinh nguyệt và kéo dài hơn bình thường.

Nguyên nhân đau bụng kinh

Dựa trên các dạng đau bụng kinh mà nguyên nhân gây ra sẽ khác nhau.

  • Đối với đau bụng kinh nguyên phát

Trong chu kỳ kinh nguyệt, niêm mạc tử cung dày lên dưới sự tác động của nội tiết tố. Điều này nhằm tạo điều kiện cho phôi đã thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung làm tổ. Tuy nhiên, nếu quá trình thụ tinh không diễn ra (tinh trùng không gặp được trứng), các cơ tử cung sẽ bị co lại, mạch máu nuôi dưỡng lớp niêm mạc sẽ bị chèn ép, tử cung phải co bóp liên tục để đẩy lớp niêm mạc ra ngoài tạo thành máu kinh.

Quá trình này gây gián đoạn tạm thời nguồn máu và oxy, kích thích các mô giải phóng prostaglandin khiến cho các cơ ở tử cung co bóp nhiều và mạnh hơn, gây đau bụng dữ dội.

Trên thực tế, tùy thuộc vào mức độ tích tụ prostaglandin mà cảm giác đau có thể khác nhau ở mỗi người phụ nữ.

Các yếu tố nguy cơ khác khiến cảm giác đau bụng kinh gia tăng ở các chị em phụ nữ có thể kể đến là:

– Hành kinh sớm

– Lỗ cổ tử cung hẹp

– Có mẹ, chị/em gái bị đau bụng kinh dữ dội

– Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài

– Lối sống ít vận động

Nguyên nhân đau bụng kinh_1

Nguyên nhân gây đau bụng kinh dữ dội

  • Đối với đau bụng kinh thứ phát

– Trong trường hợp đau bụng kinh nguyên phát, tình trạng thường sẽ giảm dần theo thời gian. Nhưng nếu các triệu chứng không giảm mà thậm chí còn tăng dần lên thì đó thường là biểu hiện của bệnh lý. Bao gồm:

– Dấu hiệu bệnh u xơ tử cung: Là sự xuất hiện của khối u nằm trên hoặc bên trong tử cung. Một người có thể có một hoặc nhiều khối u xơ tử cung với các kích thước khác nhau và chúng có thể lớn dần theo thời gian. Khi có u xơ, người bệnh thường có cảm giác đau nặng trong chu kỳ kinh nguyệt.

– Dấu hiệu bệnh lạc nội mạc tử cung: Đau bụng kinh dữ dội có thể là biểu hiện của bệnh lạc nội mạc tử cung – là tình trạng các tế bào nội mạc tử cung phát triển cả ở bên ngoài tử cung. Các niêm mạc tử cung lạc chỗ vẫn phát triển bình thường, cũng gây chảy máu và gây ra đau, đặc biệt trong thời kỳ hành kinh.

– Dấu hiệu của bệnh u nang buồng trứng: U nang buồng trứng hiểu đơn giản là những túi chất lỏng hình thành trong buồng trứng. Sự xuất hiện của u nang buồng trứng có thể gây nên các cơn đau bụng dữ dội trong chu kỳ kinh nguyệt.

– Dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm phụ khoa: Các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa, như viêm âm đạo, viêm tử cung, vòi trứng,… cũng có thể gây ra các cơn đau nghiêm trọng khi gần đến chu kỳ kinh nguyệt.

XEM THÊM:

Cách điều trị tình trạng đau bụng kinh

Khi có biểu hiện đau bụng kinh dữ dội, các chị em có thể thử áp dụng một số phương pháp sau để làm giảm đi triệu chứng đau khó chịu.

  • Chườm ấm bụng: Các chị em khi bị đau bụng kinh có thể sử dụng túi chườm hoặc đơn giản chỉ cần dùng 1 chai nước ấm để chườm lên vùng bụng. Điều này có thể giúp các cơ được thư giãn và giảm đau đớn.
  • Luyện tập thể dục thể thao đều đặn: Tình trạng đau bụng kinh có thể giảm bớt nếu các chị em luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Các bộ môn như yoga, đi bộ có thể kích thích cơ thể giải phóng hormone endorphin – một loại hormone có tác dụng giảm đau tự nhiên.
  • Hạn chế căng thẳng: Hàm lượng hormone cortisol gia tăng khi căng thẳng có thể khiến cho mức độ đau bụng kinh trở nên dữ dội và nghiêm trọng hơn.
  • Sử dụng thực phẩm ấm: Ăn đồ ăn ấm, sử dụng các thực phẩm có tính nhiệt như gừng, ngải cứu,… có thể giúp làm dịu các cơn đau bụng kinh.
  • Dùng thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau không cần kê đơn có thể sử dụng trong trường hợp việc áp dụng các biện pháp trên không có tác dụng. Hãy tham khảo ý kiến dược sĩ/bác sĩ để được tư vấn loại thuốc giảm đau không kê đơn phù hợp với tình trạng của bạn.

Trong trường hợp tình trạng đau bụng kinh kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm, các chị em nên nhanh chóng tới cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân, từ đó có chỉ định điều trị phù hợp.

Trên đây là chia sẻ của bác sĩ về đau bụng kinh dữ dội: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Hãy để lại thông tin [TẠI ĐÂY] hoặc liên hệ tới HOTLINE: 02438.255.599 – 0836.633.399 nếu cần các bác sĩ tư vấn miễn phí về sức khỏe.

Nguồn tham khảo

Cập nhật lần cuối: 31.10.2022

Bài viết liên quan
Đi tiểu bị đau hột le là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Hột le nằm ở “cửa ngõ” ra vào của vùng kín, tập trung nhiều dây thần kinh khoái cảm và giúp tăng hưng phấn khi quan hệ tình dục. Chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể gây tổn thương, viêm nhiễm hột le. Đặc biệt, nhiều chị em không biết đi tiểu bị […]

Đọc tiếp
[BÁC SĨ HƯỚNG DẪN] Cách đặt thuốc viêm cổ tử cung chuẩn nhất?

Trong điều trị viêm cổ tử cung thì một trong những phương pháp điều trị phổ biến chính là sử dụng thuốc đặt âm đạo. Vậy đặt thuốc điều trị như thế nào để không khó chịu mà thuốc có thể phát huy được hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là những chia sẻ, hướng […]

Đọc tiếp
Bệnh viêm cổ tử cung ở nữ có chữa được không?

Cổ tử cung là phần cuối của tử cung, nối tiếp âm đạo với tử cung. Khi bộ phận này bị viêm nhiễm, thì sẽ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tình dục và khả năng sinh sản của nữ giới. Vậy bệnh viêm cổ tử cung ở nữ có chữa được […]

Đọc tiếp
Tiểu ra máu ở nữ sau khi quan hệ là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Tiểu ra máu ở nữ sau khi quan hệ là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Tiểu ra máu sau khi quan hệ là một triệu chứng khá phổ biến ở phụ nữ. Đây thường là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không […]

Đọc tiếp
Chậm kinh 5 ngày và quan hệ ra máu là bị sao?

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ cũng là một trong những biểu hiện, dấu hiệu để nhận biết những vấn đề bệnh lý phụ khoa hoặc là dấu hiệu nhận biết mang thai sớm. Đôi khi sự chậm kinh sẽ là dấu hiệu hiệu của bệnh lý phụ khoa hoặc những viêm nhiễm, căng […]

Đọc tiếp
Bác sĩ : Phan Văn Thắng Chuyên khoa Nam học - ngoại tiết niệu
Chức vụ bằng cấp

Bác sĩ Thắng tốt nghiệp bác sĩ Đa khoa ngoại – Sản tại trường Đại học Y Thái Bình, là bác sĩ Trưởng khoa Ngoại tổng hợp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Sau đó, bác sĩ tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I ngoại tại trường Đại học Y Hà Nội. Trải qua quá trình công tác nhiều năm, bác sĩ giữ nhiều chức vụ quan trọng: Là giảng viên tại trường Đại học Y Thái Bình, giảng viên BCH hội Thận – tiết niệu Việt Nam, tham gia nhiều khóa học (nội soi tiết niệu, nội soi ổ bụng…), các đề tài nghiên cứu khoa học… Bác sĩ từng công tác tại các phòng khám lớn của Thủ đô sau khi nghỉ hưu. Hiện tại bác sĩ công tác tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế Hà Nội với chuyên môn: Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn…

Sở trường chuyên môn
  • Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn
  • Tư vấn và điều trị rối loạn chức năng sinh lý: xuất tinh sớm, liệt dương
  • Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam giới: lậu, sùi mào gà, giang mai, chlamydia
  • Thực hiện cấp cứu thông thường cho bệnh nhân
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Đăng ký khám trực tuyến