Bà bầu bị viêm họng có nên uống paracetamol không?

Ngày đăng: 02-12-2022 Tham vấn: Nguyễn Thị Minh Tâm Đăng bởi: Hiệp Trần

Trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng của bà bầu thường suy giảm và rất nhạy cảm. Vì vậy mà viêm họng hay cảm cúm là những bệnh mà bà bầu rất dễ gặp phải. Tuy nhiên do cơ thể đang trong giai đoạn rất nhạy cảm nên việc sử dụng thuốc cũng phải thận sự chú ý và thận trọng. Như vậy để tránh những hậu quả khôn lường ảnh hưởng đến thai nhi thì cùng theo dõi nội dung dưới đây để rõ bà bầu bị viêm họng có nên uống paracetamol không nhé.

Mục lục
  • 1. Paracetamol là thuốc gì? Tìm hiểu về paracetamol
  • 2. Bà bầu bị viêm họng có nên uống paracetamol không?
  • 3. Cách khắc phục tình trạng viêm họng cho bà bầu hiệu quả

Paracetamol là thuốc gì? Tìm hiểu về paracetamol

Paracetamol là loại thuốc hạ sốt và giảm đau rất phổ biến và hiệu quả cho những tình trạng sốt, cảm cúm, đau họng, đau bụng kinh… Paracetamol giúp cơ thể hạ nhiệt, giảm sốt, giảm đau ở những người bị sốt, nhiệt độ cơ thể tăng cao, nhưng lại măng lại hiệu quả không cao với những người có nhiệt độ cơ thể bình thường.

Paracetamol là loại thuốc hạ sốt và giảm đau

Paracetamol là loại thuốc hạ sốt và giảm đau

Một số tác dụng của Paracetamol mà bạn nên biết:

  • Hạ sốt nhanh với những bệnh cảm lạnh, cảm cúm, sốt…
  • Giảm các cơn đau: đau đầu, đau nửa đầu, đau dây thần kinh, đau răng, đau lưng, đau họng…
  • Giảm đau do những chấn thương như: đau thấp khớp, bong gân, đau cơ, đau thắt lưng…
  • Giảm đau bụng kinh…

Paracetamol là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị những cơn đau nhẹ và vừa. Với những tình trạng đau tăng nặng, nghiêm trọng thì nhóm này sẽ không có tác dụng nữa. Đồng thời để tránh tình trạng kháng thuốc, quá liều và những biến chứng nguy hiểm khác thì bạn chỉ nên sử dụng paracetamol theo sự chỉ định của bác sĩ để tránh những hậu quả khôn lường có thể sảy ra.

  • XEM THÊM:

Uống paracetamol có làm rối loạn kinh nguyệt không?

Có nên uống thuốc giảm đau paracetamol khi bị đau bụng kinh không?

Bà bầu bị viêm họng có nên uống paracetamol không?

Bà bầu có được sử dụng Paracetamol không?

Trong suốt thời gian mang thai 9 tháng 10 ngày, thì không ít bà bầu phải đối mặt với những tình trạng viêm họng, mệt mỏi, cảm lạnh, đau đầu hay thậm chí sốt… Nhưng cơ thể khi mang thai rất nhạy cảm, dễ tổn thương và đặc biệt là thai nhi rất dễ bị tác động và tổn thương với những tác động từ các loại thuốc kháng sinh. Vì vậy mà nhiều bà bầu hoang mang không biết khi mang thai có được sử dụng paracetamol không?

Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt được phép bán tại các nhà thuốc hiện nay cũng khá đa dạng, những loại thuốc có thành phần tương tự với paracetamol thường thấy như: Paracetamol, Aspirin, Efferalgan, Naproxen, Ibuprofen, … đến từ nhiều hãng dược khác nhau. Nhưng nhìn chúng đều có thành phần và tác dụng tương tự nhau. Tuy nhiên không có loại thuốc nào được tự ý sử dụng cho bà bầu, đồng thời không phải loại thuốc nào cũng được phép sử dụng cho bà bầu.

Trên thực tế thì Paracetamol không nằm trong danh sách những loại thuốc chống chỉ định đối với bà bầu, chưa có trường hợp ghi nhận nào về việc Paracetamol gây sảy thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy nếu thực sự cần thiết thì Paracetamol vẫn có thể được kê đơn sử dụng cho bà bầu.

Bà bầu có được sử dụng Paracetamol không

Bà bầu bị viêm họng có được sử dụng Paracetamol theo chỉ định của bác sĩ

Như vậy, bà bầu có được sử dụng Paracetamol không? thì câu trả lời là có nhưng cần được sử dụng dưới sự cho phép và chỉ định của bác sĩ. Paracetamol có chứa cả thành phần là caffein-đây lại chất chống chỉ định đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Caffein có thể khiến thai nhi bị nhẹ cân và tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe bất thường trong thời gian mang thai, đặc biệt là những vấn đề về thần kinh. Đồng thời việc sử dụng và dụng và dung nạp nhiều caffein trong thời gian mang thai cũng khiến bà bầu dễ sảy thai hoặc sinh non.

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng Paracetamol cho bà bầu

Thực tế bà bầu có thể sử dụng Paracetamol được, nhưng nên hạn chế tối đa nhất. Chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết và khi sử dụng cần sự tham vấn và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi:

  • Trước khi sử dụng thuốc nên tham khảo trước về liều lượng khuyến cáo giành cho phụ nữ mang thai. Sử dụng thuốc đúng với chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Chỉ nên sử dụng paracetamol 500mg khi có biểu hiện sốt trên 38 độ C. Khoảng cách giữa các lần uống phải cách nhau ít nhất là từ 4-6 tiếng. Không được sử dụng quá 6 viên thuốc/ngày.
  • Đối với bà bầu thì tuyệt đối không được uống paracetamol liên tiếp trên 3 ngày nếu không có chị định từ bác sĩ. Sử dụng paracetamol liên tục có thể khiến thai nhi tăng nguy cơ dị tật, trẻ sinh ra có thể mắc các bệnh như tăng động, rối loạn hành vi…
  • Trong trường hợp bà bầu có tiền sử mắc các bệnh: suy giảm chức năng gan, thận; thiếu máu… thì cần trao đổi với bác sĩ trước để bác sĩ xem xét và cân nhắc về việc cho bạn sử dụng Paracetamol.

Thực tế nếu bạn bị viêm họng và kèm theo sốt nhẹ thì không nên vội vàng sử dụng Paracetamol. Đặc biệt là trong thời gian 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kì. Thay vào đó bà bầu có thể tham khảo những phương pháp khác để làm giảm tình trạng viêm họng.

lưu ý quan trọng khi sử dụng Paracetamol cho bà bầu

Bà bầu nên sử dụng paracetamol theo chỉ định của bác sĩ

Cách khắc phục tình trạng viêm họng cho bà bầu hiệu quả

Có nhiều nguyên nhân gây viêm họng cho bà bầu. Tùy vào từng nguyên nhân bạn có thể áp dụng những biện pháp khắc phục khác nhau.

  • Nếu nguyên nhân gây viêm họng do vi khuẩn, virus xâm nhập thì bạn có thể tham khảo ý kiến, tham vấn bác sĩ chuyên khoa trước để có thể sử dụng một số loại thuốc an toàn, được phép sử dụng cho phụ nữ mang thai như: penicillin (chẳng hạn như amoxicillin và ampicillin), cephalosporins (chẳng hạn như cephalexin), và erythromycin.
  • Để giảm sự phát triển của vi khuẩn gây viêm họng, bà bầu có thể tiến hành súc miệng 2-3 lần/ngày để sát khuẩn cũng như giảm cảm giác đau họng và giảm cảm giác khó chịu vùng họng.
  • Tăng cường bổ sung thêm vitamin cho cơ thể, đặc biệt là nên tăng cường các thực phẩm giàu vitamin A, C để cải thiện và tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra nên bổ sung vitamin B từ sản phẩm sữa động vật hoặc các loại sữa hạt để giúp tiêu viêm nhanh và giảm đau hiệu quả.
  • Ngoài ra bà bầu cũng có thể sử dụng những mẹo nhỏ để có thể khắc phục tình trạng viêm họng và tránh những biểu hiện khó chịu như đau đầu, ho khan, sốt… Bà bầu có thể sử dụng: chanh muối, nước ép cà rốt-mật ong, chanh-mật ong, nước lá tía tô, nghệ tươi hoặc bột nghệ…
  • Luôn nhớ phải giữ ấm cơ thể, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi. Thông thường nhiệt độ cơ thể của bà bầu thường cao hơn so với người bình thường nên một số trường hợp bà bầu không chú ý đến việc giữ ấm cơ thể và dễ bị cảm lạnh, viêm họng…
  • Hạn chế việc tắm nước lạnh, đặc biệt là vào buổi tối. Ngoài ra bà bầu cũng nên hạn chế và tránh tiếp xúc với những người đang vị cảm cúm, đau họng,… Nên đeo khuẩn trang để đảm bảo an toàn khi ra ngoài, tiếp xúc nơi công cộng để hạn chế lây nhiễm.
  • Để tăng cường sức đề kháng, miễn dịch tự nhiên của cơ thể, thì bà bầu cũng cần phải tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Bà bầu cũng nên lựa chọn những môn thể thao phù hợp như: yoga, đi bộ… những bài tập nhẹ nhàng được thiết kế riêng cho phụ nữ mang thai, không chỉ giúp bà bầu có tinh thần thoải mái hơn mà còn giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
  • Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, khử khuẩn môi trường sống để giảm bụi bẩn, vi khuẩn gây hại có cơ hội sinh sôi, phát triển và gây hại đến sức khỏe của bà bầu cũng như các thành viên khác trong gia đình.

Như vậy nội dung bài viết trên đây đã chia sẻ những thông tin về thuốc paracetamol. HY vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về loại thuốc này và có cách sử dụng đúng đắn, an toàn.

Nếu bạn có thêm câu hỏi hoặc những thắc mắc liên quan, bạn có thể chọn TƯ VẤN TRỰC TUYẾN hoặc liên hệ đến số điện thoại: 02438.255.599 – 0836.633.399 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Nguồn tham khảo

Cập nhật lần cuối: 02.12.2022

Bài viết liên quan
Đi tiểu bị đau hột le là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Hột le nằm ở “cửa ngõ” ra vào của vùng kín, tập trung nhiều dây thần kinh khoái cảm và giúp tăng hưng phấn khi quan hệ tình dục. Chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể gây tổn thương, viêm nhiễm hột le. Đặc biệt, nhiều chị em không biết đi tiểu bị […]

Đọc tiếp
[BÁC SĨ HƯỚNG DẪN] Cách đặt thuốc viêm cổ tử cung chuẩn nhất?

Trong điều trị viêm cổ tử cung thì một trong những phương pháp điều trị phổ biến chính là sử dụng thuốc đặt âm đạo. Vậy đặt thuốc điều trị như thế nào để không khó chịu mà thuốc có thể phát huy được hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là những chia sẻ, hướng […]

Đọc tiếp
Bệnh viêm cổ tử cung ở nữ có chữa được không?

Cổ tử cung là phần cuối của tử cung, nối tiếp âm đạo với tử cung. Khi bộ phận này bị viêm nhiễm, thì sẽ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tình dục và khả năng sinh sản của nữ giới. Vậy bệnh viêm cổ tử cung ở nữ có chữa được […]

Đọc tiếp
Tiểu ra máu ở nữ sau khi quan hệ là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Tiểu ra máu ở nữ sau khi quan hệ là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Tiểu ra máu sau khi quan hệ là một triệu chứng khá phổ biến ở phụ nữ. Đây thường là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không […]

Đọc tiếp
Chậm kinh 5 ngày và quan hệ ra máu là bị sao?

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ cũng là một trong những biểu hiện, dấu hiệu để nhận biết những vấn đề bệnh lý phụ khoa hoặc là dấu hiệu nhận biết mang thai sớm. Đôi khi sự chậm kinh sẽ là dấu hiệu hiệu của bệnh lý phụ khoa hoặc những viêm nhiễm, căng […]

Đọc tiếp
Bác sĩ : Phan Văn Thắng Chuyên khoa Nam học - ngoại tiết niệu
Chức vụ bằng cấp

Bác sĩ Thắng tốt nghiệp bác sĩ Đa khoa ngoại – Sản tại trường Đại học Y Thái Bình, là bác sĩ Trưởng khoa Ngoại tổng hợp tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Sau đó, bác sĩ tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I ngoại tại trường Đại học Y Hà Nội. Trải qua quá trình công tác nhiều năm, bác sĩ giữ nhiều chức vụ quan trọng: Là giảng viên tại trường Đại học Y Thái Bình, giảng viên BCH hội Thận – tiết niệu Việt Nam, tham gia nhiều khóa học (nội soi tiết niệu, nội soi ổ bụng…), các đề tài nghiên cứu khoa học… Bác sĩ từng công tác tại các phòng khám lớn của Thủ đô sau khi nghỉ hưu. Hiện tại bác sĩ công tác tại phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế Hà Nội với chuyên môn: Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn…

Sở trường chuyên môn
  • Chuyên tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn
  • Tư vấn và điều trị rối loạn chức năng sinh lý: xuất tinh sớm, liệt dương
  • Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam giới: lậu, sùi mào gà, giang mai, chlamydia
  • Thực hiện cấp cứu thông thường cho bệnh nhân
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Đăng ký khám trực tuyến