Ăn rau diếp cá luộc có tốt không?

Ngày đăng: 16-02-2023 Tham vấn: Trương Thị Vân Đăng bởi: Trương Thị Vân

Rau diếp cá là một loại rau không còn xa lạ gì đối với người dân Việt Nam, đặc biệt là với những “tín đồ” thích ăn rau sống. Rau diếp cá có thể ăn sống hoặc cũng có thể chế biến thành nhiều món ăn, thức uống thơm ngon. Vậy ăn rau diếp cá luộc có tốt không? Hãy cùng Đa khoa Y học Quốc tế đi tìm hiểu thông qua bài chia sẻ dưới đây.

Mục lục
  • 1. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CÓ TRONG RAU DIẾP CÁ
  • 2. ĂN RAU DIẾP CÁ LUỘC CÓ TỐT KHÔNG?
  • 3. CẦN LƯU Ý GÌ KHI ĂN RAU DIẾP CÁ LUỘC?

GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CÓ TRONG RAU DIẾP CÁ

Rau diếp cá có tên khoa học là Houttuynia cordata Thunb, thuộc họ Saururaceae và thường được biết đến với những cái tên như: cây lá giấp, dấp cá, ngư tinh thảo, rau vẹn, cửu tiết liên,…. Cây có nguồn gốc xuất phát từ các quốc gia thuộc khu vực miền Nam Trung Quốc, Đông Nam Á, Hàn Quốc và Nhật Bản. Tại Việt Nam, rau diếp cá xuất hiện ở hầu hết mọi nơi và chúng chủ yếu thường mọc dại hơn là được trồng trọt.

giá trị dinh dưỡng có trong rau diếp cá

Giá trị dinh dưỡng có trong rau diếp cá

Diếp cá là cây thân thảo, mọc quanh năm và có chiều cao trung bình khoảng từ 0,6 – 1m. Thân cây mọc thẳng đứng, thường có màu lục hoặc màu tím đỏ, có lông hoặc ít lông. ưa phát triển ở những nơi ẩm ướt như: lề ruộng, ven suối, ven rừng, bờ mương, khe núi,… Lá diếp cá có hình trái tim với phần đầu lá hơi nhọn, dài khoảng 75mm. Cây diếp cá có hoa nhỏ, mọc thành chùm, có màu vàng lục và thường ra hoa từ tháng 4 – tháng 6. Rau diếp cá có mùi tanh, vị chua, cay, tính mát cùng các giá trị dinh dưỡng có lợi cho con người.

Theo thông tin trong Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam của Bộ Y tế, trong 100g rau diếp cá có chứa các thành phần dinh dưỡng bao gồm:

  • Nước: 91.5 g
  • Năng lượng: 22 Kcal
  • Chất đạm: 2.9 g
  • Carbohydrate: 2.7 g
  • Chất xơ: 1.8 g
  • Vitamin C: 68 mg
  • Beta –caroten: 620 µg

Bên cạnh đó, chúng còn chứa nhiều dưỡng chất và hoạt chất tốt cho sức khỏe như: vitamin A, vitamin B, sắt, canxi, protein, eynountrin, hoạt chất methyl-n-Nonykelton, isoquercitrin, hoạt chất canxi sulfat, thành phần acid oleic và canxi clorid, quercetin, limonene, hyperin, myrcene, rutin, acid capric, acid stearic, afzefin, acetaldehyd…

ĂN RAU DIẾP CÁ LUỘC CÓ TỐT KHÔNG?

Đối với nhiều người, rau diếp cá rất khó ăn bởi mùi vị không mấy dễ chịu, vị hơi chua, cay nhẹ và khá giống với mùi tanh của cá. Thế nhưng bù lại, ăn rau diếp cá luộc thường xuyên giúp đem đến nguồn chất dinh dưỡng tuyệt vời rất tốt cho sức khỏe. Cụ thể:

  • Cải thiện hệ thống miễn dịch

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng bổ sung rau diếp cá luộc vào chế độ ăn uống có khả năng giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng. Nguyên nhân là do rau diếp cá kích thích cơ thể sản sinh ra tế bào bạch huyết lympho – tế bào quan trọng có vai trò tăng cường khả năng miễn dịch giúp cơ thể luôn luôn khỏe mạnh để chống lại các tác nhân gây bệnh. Các hợp chất tự nhiên có trong rau diếp cá rất có lợi cho sức khỏe, do đó chúng có thể được tận dụng để cải thiện sức đề kháng cho mọi người ở nhiều độ tuổi khác nhau.

  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Một nghiên cứu trên cơ thể chuột được thực hiện vào năm 2014 cho thấy việc uống nước rau diếp cá luộc liên tục trong một thời gian có thể làm giảm đáng kể hàm lượng FPG (hàm lượng glucozo trong máu lúc đói). Bên cạnh đó, ethanol có trong rau diếp cá cũng rất tốt đối với người mắc bệnh tiểu đường.

ăn rau diếp cá luộc có tốt không_1

Ăn rau diếp cá luộc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Ngoài ra, các thành phần dinh dưỡng có trong rau diếp cá có khả năng phòng ngừa mắc bệnh tiểu đường và có khả năng giúp ổn định lượng đường huyết trong cơ thể rất hữu hiệu. Do đó, các chuyên gia cho rằng ăn rau diếp cá luộc thường xuyên được coi như một liều thuốc tiềm năng đối với các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

  • Giúp kiểm soát cân nặng

Rau diếp cá có tác dụng hỗ trợ giảm cân rất hiệu quả bởi chúng có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như: protein, sắt, kali, vitamin A, vitamin B,… Những chất này giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể, khiến cơ thể chuyển hóa năng lượng và loại bỏ mỡ thừa nhanh chóng.

Mặt khác, rau diếp cá luộc cung cấp hàm lượng chất xơ dồi dào nhưng lại ít năng lượng nên rất thích hợp với những người đang thực hiện chế độ ăn kiêng. Ăn rau diếp cá luộc kết hợp với tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn sẽ giúp bạn giảm lượng mỡ dư thừa tích tụ trong cơ thể hiệu quả và từ đó giúp kiểm soát cân nặng một cách tốt nhất.

  • Hỗ trợ điều trị chứng viêm họng

Một số nghiên cứu gần đây cho rằng ăn rau diếp cá luộc có thể giúp cải thiện các triệu chứng viêm họng như: ngứa rát họng, ho,… Nguyên nhân là do trong tinh dầu rau diếp cá có chứa các dưỡng chất có khả năng ức chế hoạt động của các tác nhân gây nên tình trạng viêm họng, ngứa rát cổ họng kéo dài.

rau diếp cá luộc hỗ trợ điều trị chứng đau họng

Rau diếp cá luộc hỗ trợ điều trị chứng đau họng

Do đó, để điều trị chứng viêm họng, viêm phế quản và các bệnh tương tự như viêm phối, bạn nên ăn rau diếp cá luộc thường xuyên hoặc uống nước rau diếp cá pha ấm cùng một chút muối sau bữa ăn sáng khoảng 30 phút.

  • Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Rau diếp cá có chứa các hoạt chất chống oxy hóa nhóm flavonoid như: quercetin và rutin. Đây là những chất quan trọng đóng vai trò thúc đẩy lưu thông khí huyết, phòng ngừa tắc nghẽn mạch máu, từ đó giúp bảo vệ trái tim luôn hoạt động trơn tru, khỏe mạnh.

  • Lợi tiểu, trị tiểu buốt

Trong y học cổ truyền, rau diếp cá cùng với râu ngô, rau mã đề hay rau má được tận dụng để điều chế các thức uống thanh nhiệt, giải độc bởi chúng có đặc tính hàn. Đặc biệt, với những người đang gặp tình trạng tiểu khó, tiểu rắt, tiểu buốt thì nên tích cực ăn thêm rau diếp cá luộc hoặc uống nước rau diếp cá để cải thiện.

  • Rau diếp cá có tác dụng chữa bệnh trĩ

Rau diếp cá nổi tiếng với công dụng hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ. Theo kết quả nghiên cứu y học hiện đại, rau diếp cá có chứa Quercetin – chất chống oxy hóa có khả năng tiêu trừ những gốc tự do gây hại và tăng độ bền của thành mạch, từ đó có thể kiểm soát tình trạng mạch máu sa giãn, ứ máu và nguy cơ tăng kích thước búi trĩ. Bên cạnh đó, chất Decanonyl acetaldehyde trong rau diếp cá có công dụng kháng sinh mạnh mẽ có khả năng chống lại vi khuẩn và nấm, ngăn ngừa hiện tượng nhiễm khuẩn ở búi trĩ và đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh.

rau diếp cá luộc chữa bệnh trĩ

Rau diếp cá luộc chữa bệnh trĩ

Mặt khác, rau diếp cá có chứa hàm lượng chất xơ tương đối cao có tác dụng làm mềm phân, tốt cho quá trình bài tiết, điều hòa các nhu động ruột và ngăn ngừa bệnh táo bón – một trong những yếu tố gây bệnh trĩ.

CẦN LƯU Ý GÌ KHI ĂN RAU DIẾP CÁ LUỘC?

Để đạt được công dụng tối đa mà rau diếp cá luộc mang lại, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Nên chọn rau diếp cá tươi vì chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng và hoạt chất hơn so với rau diếp cá bị héo hoặc phơi quá khô.
  • Rửa sạch và ngâm rau diếp cá với nước muối trước khi ăn để loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp chữa bệnh bằng rau diếp cá.
  • Ăn rau diếp cá kết hợp với những loại thực phẩm lành mạnh khác để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Tránh ăn rau diếp cá luộc với các loại rau có vị cay, tính hàn đối lập như: rau cải, rau cải cúc… nhằm hạn chế tác dụng phụ không mong muốn.

Qua những thông tin mà bài viết chia sẻ, hy vọng bạn đọc đã được giải đáp thắc mắc “Ăn rau diếp cá luộc có tốt không?”. Nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến sức khỏe, bạn hãy liên hệ HOTLINE 02438.255.599 – 0836.633.399 hoặc nhấp chuột TẠI ĐÂY để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Nguồn tham khảo

Cập nhật lần cuối: 27.04.2023

Bài viết liên quan
Đi tiểu bị đau hột le là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Hột le nằm ở “cửa ngõ” ra vào của vùng kín, tập trung nhiều dây thần kinh khoái cảm và giúp tăng hưng phấn khi quan hệ tình dục. Chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể gây tổn thương, viêm nhiễm hột le. Đặc biệt, nhiều chị em không biết đi tiểu bị […]

Đọc tiếp
[BÁC SĨ HƯỚNG DẪN] Cách đặt thuốc viêm cổ tử cung chuẩn nhất?

Trong điều trị viêm cổ tử cung thì một trong những phương pháp điều trị phổ biến chính là sử dụng thuốc đặt âm đạo. Vậy đặt thuốc điều trị như thế nào để không khó chịu mà thuốc có thể phát huy được hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là những chia sẻ, hướng […]

Đọc tiếp
Bệnh viêm cổ tử cung ở nữ có chữa được không?

Cổ tử cung là phần cuối của tử cung, nối tiếp âm đạo với tử cung. Khi bộ phận này bị viêm nhiễm, thì sẽ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tình dục và khả năng sinh sản của nữ giới. Vậy bệnh viêm cổ tử cung ở nữ có chữa được […]

Đọc tiếp
Tiểu ra máu ở nữ sau khi quan hệ là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Tiểu ra máu ở nữ sau khi quan hệ là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Tiểu ra máu sau khi quan hệ là một triệu chứng khá phổ biến ở phụ nữ. Đây thường là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không […]

Đọc tiếp
Chậm kinh 5 ngày và quan hệ ra máu là bị sao?

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ cũng là một trong những biểu hiện, dấu hiệu để nhận biết những vấn đề bệnh lý phụ khoa hoặc là dấu hiệu nhận biết mang thai sớm. Đôi khi sự chậm kinh sẽ là dấu hiệu hiệu của bệnh lý phụ khoa hoặc những viêm nhiễm, căng […]

Đọc tiếp
Bác sĩ : Trương Thị Vân Chuyên khoa sản phụ khoa
Chức vụ bằng cấp
  • Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa I chuyên ngành Sản Phụ khoa.
  • Nguyên trưởng khoa Sản – Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội.
  • Từng làm việc tại Sở Y tế Hà Nội.
  • Từng làm việc tại Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế Cộng đồng 193C1 Bà Triệu.
  • Hiện đang công tác và làm việc tại Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế, địa chỉ số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội.
Sở trường chuyên môn
  • Chuyên thăm khám và điều trị các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung…
  • Thăm khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, sùi mào gà…
  • Tư vấn kế hoạch hóa gia đình; đình chỉ thai nghén an toàn dưới 12 tuần tuổi bằng 2 phương pháp (phá thai bằng thuốc và hút thai chân không)
  • Khắc phục những vấn đề bất thường tại vùng kín.
  • Hỗ trợ điều trị vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới…
Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Phòng khám Đa khoa Y học Quốc Tế Đăng ký khám trực tuyến