Phụ nữ sinh mổ và đang cho con bú có ăn khoai lang được không?
Khoai lang là thực phẩm quen thuộc, được các chuyên gia dinh dưỡng đáng giá rất cao về giá trị dinh dưỡng và thường được khuyến kích sử dụng để cải thiện hệ tiêu hoá khoẻ mạnh hơn. Vậy thì phụ nữ sinh mổ và đang cho com bú ăn khoai lang được không? Cùng nhau tìm hiểu qua những nội dung dưới đây nhé.
- 1. Phụ nữ sinh mổ và đang cho con bú có ăn khoai lang được không?
- 2. Những lợi ích mà khoai lang mang lại cho bà mẹ sau khi sinh mổ
- 3. Phụ nữ sau sinh mổ ăn khoai lang cần chú ý những điều như thế nào?
- 4. Một số món ăn và cách chế biến khoai lang phù hợp với phụ nữ sau sinh
Phụ nữ sinh mổ và đang cho con bú có ăn khoai lang được không?
Khoai lang là thực phẩm rất quan thuộc trong cuộc sống và chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mỗi gia đình. Khoai lang tính bình, vị ngọt, ích khí… rất tốt cho cả người lớn và trẻ nhỏ, người ốm dậy và cả phụ nữ sau sinh. Như vậy phụ nữ sinh mổ và đang cho con bú có ăn được khoai lang không? thì câu trả lời là Có, không những có thể ăn được mà còn mang lại những lợi ích khác nhau cho bà mẹ và em bé nữa nhé.
Sau khi sinh con, đặc biệt là sai khi trải qua quá trình sinh mổ, cơ thể của người phụ nữ thường rất yếu đuối, vết mổ còn chưa lành và sức khoẻ vẫn chưa thực sự hồi phục. Bởi vậy mà sau sinh mỏ bà mẹ cần bổ sung chất dinh dưỡng để cơ thể nhanh chóng phục hồi.
XEM THÊM:
Tuy nhiên sau khi sinh đặc biệt là sinh mổ, bà mẹ cần kiêng cũng như hạn chế một số loại thực phẩm để không ảnh hưởng đến cơ thể cũng những tốc độ phục hồi, lành lại của vết thương.
Những lợi ích mà khoai lang mang lại cho bà mẹ sau khi sinh mổ
Phụ nữ sau sinh ăn khoai mang sẽ man lại những lợi ích khác nhau cho người mẹ và cả em bé:
- Khoai lang có hàm lượng vi chất cao, đặc biệt là khoai lang ruột đỏ: Chúng có tác dụng cải thiện tình trạng vàng da, hạn chế tình trạng bà mẹ bị viêm tắc tuyến vú.
- Sau sinh con, không ít bà mẹ phải đối mặt với tình trạng trĩ hậu sinh. Bởi vậy ăn khoai lang với hàm lượng chất xơ, sẽ tăng cường hoạt động của nhu động ruột, tạo điều kiện cho vi lợi khuẩn trong đường ruột hoạt động khoẻ mạnh hơn và ngăn ngừa táo bón và cải thiện tình trạng trĩ sau sinh một cách hiệu quả.
- Sau sinh mổ, vết thường chưa lành lại cộng thêm với dạ dày và đường ruột còn đang rất yếu và cần ưu tiên những món ăn mềm, dễ tiêu hoá. Khoai lang mềm chính là thực phẩm lí tưởng nên bổ sung sau sinh.
- Khoai lang cũng là thực phẩm giúp bà mẹ saiu sinh ổn định đường huyết. Khoai lang có một lượng đường tự nhiên, nhưng rất vừa phải và không làm tăng đường huyết mà ngược lại còn có tác dụng ổn định đường huyết, tránh tình trạng huyết áp cao, cung cấp năng lượng cho cơ thể một cách nhanh chóng và thúc đầy nhanh quá trình hồi phục của cơ thể.
- Trong thành phần dinh dưỡng của mình, khoai lang rất giàu vitamin C, D, E… giúp bà mẹ sau sinh tăng tiết sữa, đặc biệt là tăng cường các chất đề kháng qua sữa mẹ để em được khoẻ mạnh hơn.
Đặc biệt trong khoai lang có chứa beta-carotene không chỉ có lợi cho hệ tiêu hoá mà còn có vai trò quan trọng chuyển hoá vitamin A.
Như vậy bà mẹ sau sinh mổ ăn khoai lang có thể giúp em bé tăng cường sức đế kháng và có làm da khoẻ mạnh, giảm mắc các bệnh ngoài da và đồng thời bản thân bà mẹ cũng hạn chế được nám, tàn nhang và những vết rạn sau sinh.
- Khoai lang là thực phẩm có chứa các chất chống oxy hoá rất mạnh mẽ, đặc biệt là khoai lang tím. Bởi vậy mà ăn khoai lang không chỉ giúp vết mổ nhanh lành mà còn chống lại hoạt động hoạt động của các gốc tự do và ngăn ngừa tình trạng suy giảm trí nhỡ sau sinh.
- Những hợp chất hoạt động như những chất chống oxy hoá cũng giúp cơ thể hạn chế mắc bệnh tim mạch, hạn chế tình trạng viêm, nhiễm trùng vết thương và hạn chế được một số vấn đề hậu sản.
- Ăn khoai có thể giúp mẹ kiểm soát, giảm bớt căng thẳng và hạn chế mắc chứng trầm cảm sau sinh. Bởi trong thành phần dinh dưỡng của mình, khoai lang cơ chứa hàm lượng magie cao. Chất này có tác dụng giảm bớt những căng thẳng, cải thiện tình trạng khó ngủ, mất ngủ… hạn chế tình trạng trầm cảm, căng thẳng quá mức cho bà mẹ sau sinh.
Phụ nữ sau sinh mổ ăn khoai lang cần chú ý những điều như thế nào?
Khoai lanh là thực phẩm lành tính, mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên với cơ thể còn đang yếu ớt sau khi sinh mổ của bà mẹ thì cũng cần chú ý một số điều như sau để đảm bảo an toàn:
- Không ăn quá nhiều khoai lang: Sau sinh con cơ thể cần nhiều chất dinh dưỡng khác nhau để cơ thể nhanh chóng phục hồi. Vì vậy bạn chỉ nên ăn một chút khoai lang mỗi ngày, để bụng để ăn bữa chính. Tuyệt đối không ăn khoai lang để thay thế cho bữa chính hàng ngày. Đồng thời trong bữa ăn chính hàng ngày cần bổ sung cân bằng các loại thực phẩm khác nhau, đặc biệt tăng cường rau xanh, củ quả và trái cây tươi.
Đường từ khoai lang là loại đường có lợi cho sức khoẻ, tuy nhiên bạn cũng không nên vì vậy mà ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên, nếu không sẽ ảnh hưởng đến đường huyết và một số những tác dụng phụ khác, không mong muốn.
- Hạn chế ăn khoai lang khi bụng đang đói cồn cào: Bạn không nên ăn khoai lang khi bụng đang đói cồn cào, bởi ăn khoai lang lúc này sẽ khiến bị nóng ruột, đầy hôi, ợ chua hoặc trướng bụng, khó tiêu.
- Nên rửa thật sạch khoai lang trước khi luộc: Bạn nên ngâm và rửa khoai lang thật kỹ trước khi luộc và có thể ăn được cả vỏ của chúng thì càng tốt. Bởi vỏ khoai lang cũng chứa rất nhiều viatmin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể
- Tuyệt đối không ăn và sử dụng những củ khoai lang đã mọc mầm: Khi rau củ mọc mầm bản thân chúng sẽ tiết ra một hợp chất để tráng bị tấn công bởi côn trùng. Vì vậy khi khoai lang có dấu hiệu mọc mầm, ra trồi xanh… thì không nên ăn vì nguy cơ bị ngộc và ảnh hưởng đến sức khoẻ là rất cao và nguy hiểm.
Một số món ăn và cách chế biến khoai lang phù hợp với phụ nữ sau sinh
Khoai lang có thể được chế biến sáng tạo thành rất nhiều những món ăn khác nhau. Không chỉ vậy mà khoai lang còn là nguyên liệu cho nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau nữa.
Tuy nhiên với phụ nữ sau sinh mổ thì khi chế biến khoai lang, cần chú ý những điều như sau:
- Khoai lang hấp/luộc: Đây là cách chế biến đơn giản mà chị em phụ nữ sau sinh mổ và cho con bú nên áp dụng và ưu tiên. Khoai lang hấp không chỉ giữ lại được gần như hoàn toàn lượng chất dinh dưỡng mà còn hương vị cũng rất tươi và dễ ăn.
- Khoai lang có thể được chế biến chung với một số mớn canh, súp hoặc cháo. Vừa có thể ăn vào những bữa phụ, cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể lại vừa có thể tăng cường, bổ sung thêm chất dinh dưỡng một cách hiệu quả cho cơ thể của bà mẹ sau sinh mổ và cho con bú.
- Sau khi vết thương, vết đẻ mổ đã lành và sức khoẻ đã phục hồi nhiều hơn. Và trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, thì bạn có thể sử dụng khoai lang để làm bánh, nấu chè…
Hy vọng thông qua những nội dung được chia sẻ trong bài viết, bạn đã biết thêm về những tác dụng, lợi ích mà khoai lang mang đến cho sức khoẻ. Khoai lang là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, rất lành tính, vì vậy nếu bạn đang băn khoăn không biết: Phụ nữ sinh mổ và đang cho con bú có ăn khoai lang được không? thì câu trả lời là Có bạn nhé.
Cập nhật lần cuối: 21.03.2023
Dương vật chảy mủ màu vàng là hiện tượng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Các bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì sẽ có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe và khả năng sinh sản của nam giới. Vậy dương vật […]
Đọc tiếpSùi mào gà là một căn bệnh xã hội nguy hiểm, rất dễ lây lan và gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe. Biểu hiện đặc trưng của căn bệnh này là các nốt mụn thịt màu hồng nhạt, mềm ở vùng sinh dục, khi cọ xát mạnh thì các nốt mụn này […]
Đọc tiếpKhi có vết thương hở, bên cạnh việc chăm sóc và xử lý vết thương đúng cách thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Nếu người bệnh có chế độ ăn uống khoa học, phù hợp thì sẽ giúp cho quá trình hồi phục vết thương diễn ra nhanh […]
Đọc tiếpKhoai lang từ lâu đã được biết đến với công dụng giảm cân hiệu quả. Bên cạnh đó, món khoai lang sấy cũng được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn làm món ăn vặt hàng ngày. Ăn khoai lang sấy nhiều có béo không? là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Hãy […]
Đọc tiếpKhoai lang là thực phẩm quen thuộc đối với nhiều người. Tuy nhiên, do khoai lang chứa nhiều tinh bột và đường nên những người đang có vấn đề về cân nặng thường e ngại. Vậy 1 củ khoai mang bao nhiêu calo? Ăn khoai lang có mập không? Hãy cùng các chuyên gia giải […]
Đọc tiếp- Tốt nghiệp đại học y Thái Bình
- Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa 1 tại Đại học Y Hà Nội chuyên ngành Sản phụ khoa
- Trưởng khoa chăm sóc sức khỏe “bà mẹ – kế hoạch hóa gia đình”.
- Trưởng khoa nam học – vị thành niên tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Ninh Bình.
- Chẩn đoán, tư vấn và điều trị các bệnh phụ khoa
- Điều trị vô sinh – hiếm muộn
- Thực hiện kế hoạch hóa gia đình: phá thai an toàn dưới 12 tuần tuổi.
- Điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục: lậu, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục…